Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó là đề bài tập làm văn lớp 4 tuần 11 với chủ đề Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân.
5 Bài văn mẫu Trao đổi với người thân về một người có nghị lực có ý chí vươn lên trong cuộc sống giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng trao đổi với mẹ, bố, chị gái về tính cách đáng khâm phục của một người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời sẽ giúp các em hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình.
Bạn đang xem bài: Trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật có nghị lực có ý chí vươn lên trong cuộc sống
Đề bài: Em và một người thân trong gia đình bố, mẹ, anh, chị cùng đọc một chuyện nói về người nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của người đó, đồng thời nói lên chí hướng của em. Hãy cùng người bạn đóng vai người thân để thực hiện việc trao đổi trên – Tập làm văn lớp 4.
Hướng dẫn lên dàn ý trao đổi ý kiến với người thân về một người nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống
1. Tìm đề tài trao đổi ở đâu ?
– Các truyện trong sách giáo khoa.
– Các truyện khác trong sách báo.
2. Xác định nội dung trao đổi:
– Hoàn cảnh sống của nhân vật :
- Nhân vật gặp những khó khăn gì?
- Những khó khăn ấy có gì khác thường?
– Nghị lực của nhân vật :
- Nhân vật đã vượt qua khó khăn như thế nào?
- Sự vượt khó của nhân vật có gì đáng khen ngợi?
– Sự thành đạt của nhân vật :
- Nhân vật đạt được ý nguyện của mình như thế nào?
- Nghị lực, ý chí của nhân vật đóng vai trò gì trong sự thành đạt ấy?
3. Xác định hình thức trao đổi:
– Người nói chuyện với em là ai (bố, mẹ hay anh, chị)?
– Em xưng hô như thế nào ?
– Em chủ động nói chuyện với người thân về câu chuyện mới đọc hay được người thân gợi chuyện?
Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó
Trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của người có nghị lực có ý chí vươn lên – Mẫu 1
Bố: – Trong sách Tiếng Việt lớp 4 tập một của con có một truyện mà bố rất thích. Đó là truyện về “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi. Con có thích truyện ấy không?
Con: – Con cũng rất thích bố ạ, vì câu chuyện về ông Bạch Thái Bưởi thật thú vị! Từ một cậu bé mồ côi cha, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong, ông đã vươn lên trở thành “Vua tàu thuỷ”của Việt Nam.
Bố: – Theo con, vì sao ông Bạch Thái Bưởi thành công như vậy?
Con: – Con nghĩ trước hết là vì ông Bạch Thái Bưởi có ý chí và nghị lực kiên cường. Công việc kinh doanh có lúc thất bại đến trắng tay mà ông vẫn không nản chí.
Bố: – Con nói đúng, nhưng cũng còn những nguyên nhân khác nữa đã giúp ông ta giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh với các chủ tàu người Hoa, người Pháp.
Con: – Theo con thì ông Bạch Thái Bưởi rất thông minh, biết khơi dậy ý thức tự cường của mỗi người dân nước Việt, ông ta đã cho người diễn thuyết ở các bến tàu, dán khẩu hiệu: “Người ta thì đi tàu ta” để hành khách đồng tình ủng hộ và giúp đỡ chủ tàu người Việt, góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà.
Bố: – Phải đấy! ông Bạch Thái Bưởi biết dựa vào dân, biết khơi dậy lòng yêu nước của dân chúng.
Con: – Trước kia, con muốn trở thành hoạ sĩ thiên tài như Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi hay Lê Duy Ứng; nhưng bây giờ con lại muốn trở thành nhà kinh doanh tài giỏi như Bạch Thái Bưởi, bố ạ!
Bố: – Tốt thôi! Thế con đã chuẩn bị gì cho việc trở thành một nhà kinh doanh chưa?
Con: – Con đang cố gắng học thật giỏi vì nhà kinh doanh phải có trình độ hiểu biết, phân tích và óc phán đoán nhanh nhạy trước thời cuộc, phải không bố?
Trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của người có nghị lực có ý chí vươn lên – Mẫu 2
Bố: – Bố mua cho con quyển Truyện cổ tích Việt Nam. Trong đó có truyện Quả dưa hấu, con đã đọc chưa?
Con: – Con xem rồi bố ạ! Nhân vật An Tiêm thật giỏi bố nhỉ?! Lúc đầu, khó mà tin rằng giữa biển cả mênh mông, gia đình An Tiêm có thể sống được.
Bố: – An Tiêm là người có ý chí và nghị lực phi thường. Dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu, chàng cũng không lùi bước, quyết vượt lên số phận để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Con: – Bố ơi! Ý chí và niềm tin có thể giúp con người vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt không hả bố?
Bố: – Có thể lắm chứ! Ví dụ như con cố gắng tập viết thường xuyên thì chữ con sẽ càng ngày càng đẹp.
Con: – Con sẽ cố gắng bố ạ! Ba tháng nữa, con sẽ mang về điểm 10 Chính tả đầu tiên cho bố xem.
Bố: – Bố tin rằng con sẽ làm được điều ấy. Chúc con thành công!
Trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của người có nghị lực có ý chí vươn lên – Mẫu 3
1 – Hoàn cảnh xảy ra cuộc trò chuyện. Em và mẹ vừa đọc xong câu chuyện Bàn chân kì diệu.
2 – Bạn em tên là Hồng Nhung đóng vai người mẹ.
3 – Cuộc trò chuyện theo yêu cầu của đề bài xảy ra như sau:
– Mẹ: Này Hồng Loan! Con thử nói cho mẹ nghe cảm nhận của con về anh Nguyễn Ngọc Kí xem nào?
– Hồng Loan: Con rất cảm phục anh Nguyễn Ngọc Kí, mẹ ạ! Đó là một con người có nghị lực phi thường, một ý chí phấn đấu vươn lên hiếm thấy ở đời.
– Mẹ: Con thử nói rõ hơn về nghị lực phi thường và ý chí vươn lên của anh Kí cho mẹ nghe nào?
– Hồng Loan: Mẹ thấy đấy, anh Kí lớn lên không như một người bình thường. Anh bị liệt cả hai cánh tay. Vậy mà anh vẫn có mơ ước đi học như chúng con. Một ước muốn rất đẹp, phải không mẹ?
– Mẹ: Rồi sao nữa con?
– Hồng Loan: Anh đến trường quyết xin vào học cho bằng được. Cô giáo thấy anh bị liệt cả hai tay, không nhận vào học. Anh buồn bã trở về nhà, kiên trì dùng chân để luyện viết. Tình cờ cô giáo phát hiện, thấy anh đang cặm cụi tập viết bằng chân. Cô giáo xúc động nhận anh vào học và tạo điều kiện tốt cho anh. Anh rất mừng và quyết học cho bằng anh bằng chị. Đó cũng là một biểu hiện về nghị lực phi thường, phải không mẹ?
– Mẹ: Ừ, đúng đấy! Con cứ nói tiếp ý nghĩ của mình đi!
– Hồng Loan: Về ý chí vượt khó của anh thì quả là khâm phục. Bước đầu, bàn chân giẫm lên trang giấy, làm giấy nhàu nát, mực giây be bét. Bàn chân lại mỏi nhừ không điều khiển được chiếc bút theo ý muốn. Chẳng những thế, nhiều lúc chuột rút làm anh đau điếng, đau đến tái cả người. Thế mà anh vẫn kiên nhẫn, vẫn bền bỉ, không nản lòng. Nhờ vậy mà anh đã thành công. Điểm số của các bài viết từ từ nhích dần lên: Tám điểm, chín điểm rồi mười điểm. Và cuối cùng anh đã đạt được mơ ước cao cả của mình, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp. Anh là một con người có ý chí nghị lực phi thường, phải không mẹ?
– Mẹ: Nhận xét của con đúng đấy. Qua tấm gương của anh Kí, con có suy nghĩ gì không?
– Hồng Loan: Có chứ mẹ! Con sẽ cố gắng học thật tốt, học giỏi để vào đại học như anh Kí. Trước mặt con còn có một khó khăn. Đó là chữ viết của con quá xấu. Từ nay trở về sau con sẽ dành mỗi ngày một tiếng đồng hồ để luyện viết một bài chính tả độ hai mươi dòng. Mẹ nhờ cô chấm điểm cho con nhé!
– Mẹ: Con đã nói như vậy thì mẹ rất mừng. Con cố gắng thực hiện cho bằng được điều con nói và ước vọng của mình nhé.
– Hồng Loan: Thưa mẹ, vâng ạ!
Trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của người có nghị lực có ý chí vươn lên – Mẫu 4
– Chị: Chị đã mượn cho em quyển truyện Không gia đình của Hec-tô-ma-lô.
Em xem chưa?
– Em: Em xem rồi chị ạ!
– Chị: Em có nhận xét gì về tác phẩm ấy?
– Em: Quyển truyện đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.
– Chị: Ấn tượng nhất đối với em là nhân vật nào?
– Em: Em thích nhất là cậu bé Rê-mi.
– Chị: Rê-mi là một nhân vật như thế nào?
– Em: Thông minh, cá tính mạnh mẽ, có nghị lực.
– Chị: Chị cũng thấy thế.
Trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của người có nghị lực có ý chí vươn lên – Mẫu 5
Con trai: Bố ơi, hôm nay ở lớp con đã có một bạn học sinh mới chuyển đến đấy ạ. Bạn ấy đặc biệt lắm!
Bố (đặt tờ báo xuống bàn và chăm chú lắng nghe): Bạn ấy đặc biệt như thế nào vậy con?
Con trai: Dạ, bạn ấy bị liệt cả hai chân bố ạ. Bạn ấy ngồi trên một chiếc xe lăn và di chuyển nhờ nó. Con và Tuấn đã cùng nhau cất chiếc ghế cũ đi, và tạo không gian cho bạn ấy có thể dễ dàng di chuyển vào bàn.
Bố (nói với vẻ tự hào: Ôi, con trai của bố thật là tốt bụng. Vậy bạn ấy học tập như thế nào? Có gì mà khiến con phải ngạc nhiên vậy?
Con trai: Bạn ấy giỏi lắm bố ạ! Tuy ngồi xe lăn, nhưng bạn ấy rất tự tin và năng nổ. Lúc ra chơi, con có qua bàn bạn ấy nói chuyện. Mới biết là tháng nào bạn ấy cũng phải nghỉ gần một tuần để đi thăm khám. Vậy mà bài toán khó nhất hôm nay bạn ấy cũng giải được. Các câu tiếng Anh cũng dịch rất nhanh.
Bố: Vậy chắc chắn là bạn ấy đã nỗ lực rất nhiều đấy con ạ!
Con trai: Vâng! Con khâm phục bạn ấy lắm. Từ ngày mai, con quyết định sẽ chăm chỉ học tập hơn, để có thể trở thành một học sinh xuất sắc như cậu ấy!
Bố: Bố sẽ ủng hộ con! Con nhớ quan tâm và giúp đỡ bạn ở lớp nữa nhé!
Con trai: Vâng ạ!
Trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của người có nghị lực có ý chí vươn lên – Mẫu 6
Hoàn cảnh xảy ra cuộc trò chuyện: Em và mẹ vừa đọc xong câu chuyện Bàn chân kì diệu. Bạn em tên là Ái Phương đóng vai người mẹ.
– Mẹ: Này Khánh Linh! Con thử nói cho mẹ nghe cảm nhận của con về anh Nguyễn Ngọc Kí?
– Khánh Linh: Con rất cảm phục anh Nguyễn Ngọc Kí mẹ ạ! Đó là một con người có nghị lực phi thường, một ý chí phấn đấu vươn lên hiếm thấy.
– Mẹ: Con thử nói rõ hơn về nghị lực phi thường và ý chí vươn lên của anh Nguyễn Ngọc Kí cho mẹ nghe nào?
– Khánh Linh: Theo con nghĩ, anh Kí lớn lên không như một người bình thường. Anh bị liệt cả hai tay. Vậy mà anh vẫn có ước mơ đi học như chúng con.
Một ước muốn rất đẹp, phải không mẹ?
– Mẹ: Rồi sao nữa con?
Dù bị tàn tật nhưng thầy Nguyễn Ngọc Ký không bao giờ buông xuôi
– Khánh Linh: Anh đến trường xin học cho bằng được. Cô giáo thấy anh bị liệt cả hai tay không nhận vào học. Anh buồn lắm. Trở về nhà, anh kiên trì luyện tập, dùng chân để cầm bút và kiên trì luyện viết. Tình cờ, cô giáo phát hiện thấy anh đang cặm cụi tập viết bằng chân. Cô giáo vô cùng xúc động và cảm phục ý chí của anh. Cô quyết định nhận anh vào học và tạo điều kiện tốt nhất cho anh học. Anh rất mừng và quyết tâm học cho bằng bạn bè. Đó cũng là một biểu hiện về nghị lực phi thường phải không mẹ?
– Mẹ: Ừ, đúng đấy! Con cứ nói tiếp ý nghĩ của mình đi.
– Khánh Linh: Về ý chí vượt khó của anh thì đáng khâm phục. Bước đầu, bàn chân giẫm lên trang giấy, làm giấy nhàu nát. Khắc phục được điều này thì chuyện khác lại nảy sinh. Có những lúc bàn chân mỏi nhừ không điều khiển được bút theo ý muốn thậm chí nhiều lúc chuột rút, làm anh đau đến tái cả người. Thế mà anh vẫn kiên trì, chịu đựng, vần bền bỉ luyện tập không nản lòng. Nhờ vậy mà anh đã thành công. Điểm số của các bài tập viết cứ nhích dần lên, tám điểm, chín điểm rồi mười điểm. Và cuối cùng thì anh đã đạt được ước mơ của mình trở thành một sinh viên của trường Đại học Tổng hợp.
– Mẹ: Qua tấm gương của anh Kí, con có suy nghĩ gì không?
– Khánh Linh: Thưa mẹ! Đó là một gương tốt để noi theo. Con sẽ noi gương anh Kí học thật giỏi để vào đại học như anh Kí. Đầu tiên, con sẽ cố gắng luyện viết chữ thật đẹp vì hiện tại chữ của con còn xấu. Con sẽ dành một ngày một tiếng đồng hồ để luyện viết. Mẹ chấm điểm từng ngày cho con nhé!
– Mẹ: Con nghĩ được như vậy là mẹ rất mừng. Con phải cố gắng thực hiện được những điều mình đã hứa. Mẹ tin ở con. Hãy noi gương anh Kí nghe con.
– Khánh Linh: Thưa mẹ, vâng ạ!
Trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của người có nghị lực có ý chí vươn lên – Mẫu 7
– Mẹ: Hôm qua, mẹ thấy con đọc truyện “Bàn chân kì diệu”. Con có thể nói cho mẹ nghe cảm nghĩ của con về anh Nguyễn Ngọc Kí không?
– Con: Con thực sự rất khâm phục anh Nguyễn Ngọc Kí. Tuy bị liệt cả hai tay như vậy mà anh vẫn có ước mơ được đi học, anh thật sự là một người giàu ý chí và nghị lực. Rất đáng quý đúng không mẹ?
– Mẹ: Đúng vậy. Con cứ nói tiếp suy nghĩ của mình đi.
– Con: Con thấy ít ai có nghị lực phi thường như anh. Không cầm bút viết bằng tay được, anh đã dùng chân tập viết trên nền đất. Dù đau, dù mỏi nhưng anh vẫn tập rất miệt mài. Chính ý chí quyết tâm, lòng say mê đó đã cảm phục cô giáo. Anh đã được đi học. Khi được đi học rồi, anh cũng rất cố gắng vượt qua bệnh tật, khó khăn, giữ vững ý chí, kiên trì luyện tập. Và cuối cùng, anh đã thành công. Cánh cửa đại học đã mở rộng đón anh. Con rất kính trọng và khâm phục ý chí phi thường của anh. Mẹ thấy con nói có đúng không?
– Mẹ: Con nói rất đúng. Vậy qua tấm gương của anh con có suy nghĩ gì không
– Con: Có chứ mẹ! Con tự thấy rằng mình rất may mắn vì có đôi tay lành lặn, được đi học. Con hứa sẽ lấy anh Kí làm gương để phấn đấu học tập. Con cũng sẽ đỗ vào trường đại học để bố mẹ vui lòng.
– Mẹ: Mẹ rất vui khi con nghĩ được như vậy. Con trai của mẹ đã lớn thật rồi! Cố lên con trai. Mẹ tin là con sẽ làm được.
– Con: Con cảm ơn mẹ.
***********
Thông qua 7 đoạn văn mẫu Trao đổi với người thân về một người có nghị lực có ý chí vươn lên trong cuộc sống sẽ giúp các em biết cách viết bài văn bày tỏ ý kiến của mình. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích để các em có thể học tốt môn tập làm văn 4.
Đăng bởi: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/trao-doi-voi-nguoi-than-ve-tinh-cach-dang-kham-phuc-cua-nhan-vat-co-nghi-luc-co-y-chi-vuon-len-trong-cuoc-song/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục