Trong chính tả, từ nên và từ lên là hai từ khó phân biệt nhất, không biết nên sử dụng từ nên, lên khi nào, trở lên hay trở nên. Không chỉ học sinh mà ngay cả những người học rộng, đang làm văn phòng có lúc nhầm lẫn 2 từ này.
Bạn đang xem bài: Trở lên hay trở nên, từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
Trở nên hay là từ trở lên?
1. Trở lên hay trở nên, từ nào đúng chính tả?
Câu trả lời: Trở lên và trở nên đều đúng chính tả. Tùy thuộc vào từng ngữ cảnh mà chúng ta sẽ sử dụng từ trở lên hoặc trở nên.
Sau đây là khái niệm của từng từ và ví dụ giúp các bạn biết 2 từ này dùng khi nào, trong trường hợp nào.
* Trở lên là gì?
Trở lên là tính từ, có nghĩa là sử dụng để chỉ thể hiện sắc thái, tình trạng của sự vật, hiện tượng. Trong đó từ lên được định nghĩa như sau:
– Lên là di chuyển đến vị trí ở phía trên hoặc là ở phía trước. Từ này trái nghĩa với từ xuống. Ví dụ: Đi lên núi, học sinh lên bảng, mặt trời mọc lên cao rồi…
– Lên là tăng số lượng hoặc là đạt một mức, một cấp cao hơn so với trước đó. Từ này trái nghĩa với cả từ xuống. Ví dụ: Hoa quả lên giá, nước sông dâng lên cao, lên chức…
– Lên có nghĩa là đạt mức tuổi bao nhiêu đó, thường áp dụng cho trẻ em dưới 10 tuổi. Ví dụ: Bé lên hai, Khi lớn lên…
– Lên còn là phát triển đến chỗ dần dần hình thành, hiện ra cụ thể trên bề mặt hoặc là bề ngoài. Ví dụ: Lúa lên dòng, mặt lại lên mụn, vết thương đã lên da non….
– Lên là làm cho hình thành ở dạng hoàn chỉnh hay ở trạng thái phát huy đầy đủ các tác dụng. Ví dụ: Lên danh sách, lên kế hoạch…
– Lên biểu thị hướng phát triển của hoạt động, tính chất tới nhiều. Ví dụ: Lớn lên, tức phát điên lên, thét lên…
– Lên biểu thị phạm vi hoạt động, tác động ở mặt trên của sự vật. Ví dụ: Vụ việc được lên báo, tranh treo lên tường…
– Lên còn là từ biểu thị ý thúc giục và động viên. Ví dụ: Cố lên, làm nhanh lên nào…
Ví dụ:
– Điều khoản này quy định là từ 18 tuổi trở lên.
– Từ 2 trở lên.
* Trở nên là gì?
Trở nên là một loại động từ, nhằm diễn tả kết quả tiếp theo, sự hình thành, thay đổi hay bị cái gì đó. Trong đó, từ nên được hiểu là:
– Nên là động từ, chỉ cái kết quả cuối cùng. Ví dụ: Đã làm nên nghiệp lớn, hai người đã nên duyên vợ chồng…
– Nên là biểu thị mối quan hệ nguyên nhân và kết quả. Ví dụ: Do bạn lười học nên dốt, do bận nên không đi được.
– Nên biểu thị ý khuyên bảo, điều đang nói tới là hay và có lợi. Ví dụ: Việc đó nên làm, chuyện này nên buồn hay nên vui đây.
Ví dụ:
– Vợ ngoại tình khiến anh ấy trở nên điên dại.
– Trở nên tốt hơn.
– Công việc của tôi ngày càng trở nên thuận lợi.
– Sức khỏe của tôi trở lên tốt hơn.
2. Ví dụ phân biệt 2 từ lên và nên
Phân biệt lên và nên
Ngoài khái niệm và ví dụ ở trên liên quan tới từ lên và nên để phân biệt trở lên hay trở nên thì Tmdl.edu.vn cũng đưa ra một số ví dụ giúp bạn phân biệt từ nên và lên dễ dàng hơn.
Ví dụ:
– Làm nên tên tuổi.
– Hôm nay tao đi lên núi.
– Mày đã gây nên thảm họa to lớn.
– Viết lên giấy.
– A học giỏi nên được trường khen thưởng.
– Xây dựng lên hay nên => Đáp án: Xây dựng lên và xây dựng nên đều đúng (bố tôi xây dựng lên ngôi nhà này, nghệ sĩ đã xây dựng nên nền tảng cải lượng).
Hy vọng với chia sẻ trên đây, các bạn đã biết từ Trở lên hay trở nên đúng, dùng trong ngữ cảnh nào. Bên cạnh đó, Tmdl.edu.vn cùng đưa ra khái niệm lên và nên giúp bạn phân biệt được hai từ trong chính tả khi viết.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục