Giáo dục

Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

Cô bé bán diêm đã cho người đọc thấy được lòng thương cảm đối với những số phận bất hạnh như cô bé trong câu chuyện. Đồng thời tác giả cũng là lời tố cáo xã hội đương thời khi con người trở nên lạnh lùng, vô cảm.

Vậy truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm như thế nào? Vì sao cô bé không dám trở về nhà? Cô bé bán diêm mang những ý nghĩa nhân văn nào? Cô bé bán diêm có gia cảnh như thế nào? Đoạn kết câu chuyện Cô bé bán diêm gợi cho em những suy nghĩ gì? Tất cả sẽ được Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá giải đáp cho các em ngay sau đây.

Bạn đang xem bài: Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

Tác dụng của Ngôi kể thứ ba

Kể theo ngôi thức ba: người kể tự giấu mình đi và gọi tên các nhân vật theo tên của chúng. Cách kể này giúp người kể có the kể chuyện một cách linh hoạt, tư do những gì diễn ra với nhân vật.

Ví dụ: trong tác phẩm Làng của Kim Lân Tác dụng: Chọn ngôi kể thứ ba, giúp cho nhân vật ông Hai trong truyện được đánh giá một cách khách quan, tự nhiên. Tình yêu làng, yêu nước của ông được đánh giá khách quan chứ không phải chủ quan của người kể.

Tác dụng của ngôi kể thứ nhất

  • Giúp câu chuyện trở nên chân thực hơn, giàu sự tin tưởng hơn
  • Giúp nhân vật bộc lộ được tâm trạng, tình cảm dễ dàng hơn
  • Giúp người đọc hiểu rõ về nhân vật hơn

Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm như thế nào? Vì sao cô bé không dám trở về nhà?

Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm đông giá rét. Mặc dù có nhà song em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào tất sẽ bị cha em mắng chửi. Người cha vô lương tâm, lời lẽ hành động thiếu tình thương đã khiến cô bé bất hạnh phải ở bên ngoài trong đêm đông giá lạnh, trong gió và mưa tuyết mỗi lúc một nhiều. Trong ngày cuối cùng của năm ai ai cũng được quay quần bên gia đình còn cô bé thì đầu trần, chân đất lang thang ngoài trời đông giá rét, tuyết phủ trắng xóa. Xung quanh em đường phố, nhà cửa đã lên đèn, không gian thật ấm cúng, hạnh phúc, mùi ngỗng sực nức khắp nơi, còn em đã đi cả ngày mà không bán được bao diêm nào.

Cô bé bán diêm mang những ý nghĩa nhân văn nào?

Ý nghĩa nhân văn: qua truyện Cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của mình với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em. Đồng thời nhà văn còn muốn gửi đến một thông điệp tới người đọc mọi thế hệ sau này, một bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.

Trong văn bản Cô bé bán diêm, những lần mộng tưởng của cô bé hiện đến ra sao và mất đi khi nào?

– Mộng tưởng của cô bé bán diêm hiện ra:

  • Muốn được sưởi ấm và ăn no: lò sưởi, ngỗng quay
  • Khao khát được sum họp gia đình bên cây thông Noel
  • Muốn được vui vẻ bên người bà hiền hậu
  • Cảnh hai bà cháu bay lên trời: thoát khỏi những đau buồn

– Mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông

– Mộng tưởng thuần túy là mộng tưởng: gặp lại người bà

– Các mộng tưởng ấy đều biến mất mỗi khi que diêm trên tay em cháy hết.

Cô bé bán diêm có gia cảnh như thế nào?

– Gia cảnh của cô bé bán diêm:

  • Gia cảnh sa sút, mồ côi mẹ, bà ngoại mất
  • Sống với người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa, đánh đập trên căn gác sát mái nhà

– Hình ảnh cô bé bán diêm:

  • Đầu trần, chân đất, bụng đói, dò dẫm đường
  • Cả ngày không bán được bao diêm nào

Đoạn kết câu chuyện Cô bé bán diêm gợi cho em những suy nghĩ gì?

Đoạn kết truyện:

– Cảnh tượng cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng miệng vẫn mỉm cười- đây là sự tưởng tượng của tác giả, giảm bớt sự đau thương.

– Cái chết lúc này là sự cứu rỗi- hai bà cháu bay về chầu Thượng đế.

– Cái kết vừa có sự bi thương, vừa mang màu sắc cổ tích (phản ánh ước mơ, khát vọng được hạnh phúc, ấm no của con người)

Thời gian, không gian xảy ra câu chuyện Cô bé bán diêm gây ấn tượng gì cho người đọc?

– Thời gian: đêm giao thừa giá lạnh.

– Không gian:đường phố vắng teo,trời rét buốt ,tường lạnh

Tạo cho người đọc cảm giác cùng khổ ,đồng cảm với cô bé bán diêm.

Vì sao nói những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Noel, người bà, bà cháu bay lên trời) trong truyện Cô bé bán diêm diễn ra theo trình tự hợp lí?

Các mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lí: vì trời rét nên trước hết em nghĩ đến lò sưởi, tiếp đó, vì đói nên em nghĩ tới bàn ăn, sau đó vì hôm nay là giao thừa nên “cây thông Noel” hiện ra, đến đây, em nhớ đến đã có một thời em cũng được đón giao thừa như thế, khi bà còn sống, thế là hình ảnh bà em xuất hiện.

Nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Cô bé bán diêm

Nghệ thuật: Với nghệ thuật tương phản làm nổi bật hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé. Đồng thời, tác giả muốn tố cáo sự thờ ơ, ghẻ lạnh của xã hội lúc bấy giờ đã vô tình đẩy những người nghèo khổ “cô bé” vào cái chết.

Nội dung: thể hiện cuộc đời của cô bé, muốn nói lên cuộc đời bất hạnh của cô bé và muốn tố cáo những kẻ ác độc đã gián tiếp hoặc trực tiếp dẫn đến cái chết đầy bi thương của cô bé.

Tóm tắt truyện cô bé bán diêm 

Câu chuyện kể về cuộc đời đầy bất hạnh của em bé bán diêm. Em mồ côi mẹ, bà cũng đã mất, em phải ở với người cha nghiện rượu và hay đánh đập mình. Trong đêm giao thừa, lạnh lẽo, tuyết rơi kín mặt đường, mọi người đều ở trong nhà. Còn em phải đi bán diêm mà suốt cả ngày em chẳng bán được que diêm nào. Em ngồi nép trong vào góc tường, đánh liều quẹt một que diêm để sưởi ấm, em tưởng chừng như một chiếc lò sưởi hiện ra. Lần thứ hai, em quẹt diêm hiện ra một bàn ăn thịnh soạn, lần thứ ba cây thông Noel hiện ra một cây rất lớn và được trang trí lộng lẫy. Lần thứ tư hình ảnh bà ấm áp hiện ra, em đã quẹt hết tất cả chỗ diêm để níu giữ hình ảnh của bà và mong muốn bà cho em đi cùng bà, thế là hai bà cháu cùng nhau bay vút lên cao. Sáng hôm sau, sáng mùng một người ta thấy em bé có đôi má hồng và đôi mỉm cười, em đã chết vì rét trong đêm giao thừa.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/truyen-co-be-ban-diem-duoc-ke-bang-loi-cua-nguoi-ke-chuyen-ngoi-thu-may/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Công thức Hóa Học

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button