Trong dòng văn học hiện thực Việt Nam, Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu. Những tác phẩm của ông đã phản ánh hầu hết cuộc sống của nhiều tầng lớp khác nhau.
Sau đây, Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá xin giới thiệu đến các bạn tuyển tập truyện ngắn của Nhà văn Nam Cao được chúng tôi tổng hợp chi tiết và chính xác nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Bạn đang xem bài: Truyện ngắn Nam Cao
Tổng hợp nội dung truyện ngắn của nhà văn Nam Cao
- Cái chết của co mực
- Một chuyện Xuvonnia
- Mua nhà
- Từ ngày mẹ chết
- Chí Phèo
- Dì Hảo
- Con Mèo
- Nghèo
- Một đám cưới
- Trăng sáng
- Trẻ con không ăn thịt chó
- Bài học quét nhà
- Đời thừa
- Một bữa no
- Tư cách mỏ
- Mò Sâm banh
- Đôi mắt
- Lão Hạc
Cái chết của con mực
Người ta định giết Mực đã lâu rồi. Mực là con già hơn trong hai con chó của nhà. Nhưng cũng là con nhiều nết xấu. Nó tục ăn: đó là thường. Nó nhiều vắt: cái ấy đủ khổ cho nó. Nó cắn càn ấy là cái khổ của bọn ăn mày. Nhưng nó lại sủa như một con gà gáy: cái này thì không thể nào tha thứ được. Thoạt tiên người ta định ngày chết cho nó vào dịp Thanh Minh. May cho nó hôm ấy bà chủ nhà bị ốm.
Rồi thì là Tết tháng năm. Bỗng nhiên đứa con út của bà ươn mình: bà phải kiêng để lấy sữa lành cho con bú. Sau cùng người ta nhất định thịt nó vào rằm tháng bảy ai ốm mặc. Nhưng lần nầy Mực vẫn còn thoát nạn là vì nhờ có Du. Người con cả xa xôi ấy vừa viết thư báo chẳng bao lâu sẽ về. Bà mẹ mừng như tìm được một vật quý bị rơi và bà nhất định lùi ngày xử con Mực lại.
Bây giờ thì Du về rồi. Chiều hôm qua con người phóng đãng ấy đã khệ nệ xách cái vali rất nặng bước vào sân, miệng mỉm cười và mặt đỏ. Cái nhà tranh, mấy cây cau hình như vừa đúng thẳng hơn lên để chào chàng. Rồi đến lũ em ầm ỹ đẩy mành chạy òa ra, và bà mẹ mừng quá cười và khóc. Nhưng kẻ lên tiếng trước nhất là con Mực. Con chó già nua ấy rít lên cái thứ tiếng gà gáy của nó và chạy lại Du. Bà mẹ thét lên và lũ em chửi những câu thô tục. Du bỡ ngỡ nhìn mọi người.
– Hình như mẹ không được khoẻ, ồ các em đã lớn cả rồi: Thanh, Tú, đứa nào đây? À, Thảo con chuột nhắt, trông Thảo xinh quá nhỉ? À! Con Mực, vẫn con chó ngày ấy đấy à?… Trông nó già đi tệ!… Con chó đã nhận ra người chủ cũ. Nó đứng lặng vẫy đuôi, đầu cúi xuống, hai mắt nhèm ương ướt nhìn đất như tủi phận. Du thương hại: đó là người bạn lặng lẽ thui thủi bên chàng những năm xưa khi đêm vắng, chàng ngồi nhìn trăng mà oơ mộng. Chàng muốn cúi xuống vuốt ve. Nhưng nó bẩn ghê gớm quá, lông rụng từng mảng, thịt trắng lộ ra có nơi sần mụn nữa. Dáng điệu thì già nua, có vẻ buồn và len lén như phòng bị một cách yếu ớt. Không còn những cái vẫy đuôi mạnh dạn những cái nhìn rất bạn bè và những cái hít chân vồ vập như khi một con chó đã vui và không ngờ vực. Du thấy lòng nằng nặng. Chàng đưa chân chạm khẽ vào con chó để tỏ tình thương. Con chó vẫy đuôi mạnh hơn nhưng len lén lánh ra: dáng điệu một kẻ sợ hãi cố cười với người nó sợ. Và tức khắc nó vặn vẹo mình và rít lên một tiếng ngắn và to; đứa em tưởng anh đá hụt trả thù cho anh bằng một cái đá mạnh vào sườn con vật. Nó lấm lét lảng dần cũng không dám chạy một cách thẳng thắn để đi trốn nữa. Du trách em:
…………..
Một chuyện Xuvonnia
Hàn là chàng trai 18 tuổi, sống bằng những cuốn tiểu thuyết lãng mạn và ao ước một tình yêu mơ mộng. Rồi hắn ấp ủ những dự định táo bạo để được sống với người yêu. Chỉ đến khi nhìn thấy cảnh háu đói của những cô thôn nữ thiếu ăn và được biết người mình yêu đã bán cả chiếc khăn kỷ niệm có lẽ cũng chỉ để ăn quà, Hàn mới vỡ mộng.
Những quân cướp, bao giờ muốn ăn cướp một nhà nào, bao giờ cũng phải thăm đất trước. Hàn cũng vậy, hắn sắp làm một việc tương tự như ăn cướp. Vậy phải đi xem kỹ tình hình đã.
Thoạt tiên, hắn hãy dắt cái xe đạp, vòng qua chỗ cửa đình. Ðây là chỗ quan viên. Họ trải chiếu ngồi ngay xuống đất, vào một góc sân. Ông bố đẻ Tơ có đây rồi. Ông bố chồng cũng ngồi kia. Cả người anh chồng nữa. Ðược rồi! Hàn không thèm nhìn những ông kia. Hắn vờ xem thuyền giấy, voi, ngựa giấy bầy ở giữa sân. Rồi hắn dắt cái xe đạp, thủng thỉnh đi ra phía ruộng. Ðây là chỗ thả diều. Bọn trai làng thường tụ tập ở đây. Những người cầm đầu, những người cầm dây, những người cuộn dây đang rối rít cả lên. áo cánh, quần ống thấp ống cao, đầu không khăn hay là cái khăn xổ ra trật xuống vai, mặt đỏ bừng, mồ hôi đổ ướt đầm, họ chạy ngược, chạy xuôi, múa chân tay, gân cổ lên gọi nhau, mắng nhau, văng tục với nhau, giẫm cả lên chân người ta để chạy diều, làm ầm ĩ, chẳng kém gì bọn phu trên một quãng đê vừa sạt. Những người xem chỉnh tề hơn. Họ khăn áo hẳn hoi, tay quạt, tay ô, đứng nấp vào những bóng tre nhìn lên trời, bàn tán với nhau. Trời xanh ngắt, nắng chang chang. Họ phải che quạt hoặc bàn tay lên mắt cho đỡ chói. Những chiếc diều toàn trắng hoặc có một vệt đỏ to ở giữa, lên cao tít đến nỗi phải cố nhìn mới thấy. Những cái diều đứng không động đậy, như chiếc lá nằm trên mặt hồ vào lúc gió yên. Những cái khác lượn lờ ít chút thôi. Nhưng cũng có một vài cái nghịch, chao bên nọ bên kia một cách rất hăng, và chốc chốc lại toan bổ xuống. Những cái ấy không đời nào ăn giải được. Ðấy là diều của mấy kẻ xấu chơi. Chúng tức vì năm ngoái các cụ định giải bất công, nên năm nay cố ý buộc lèo cho diều của chúng đảo đồng để troàn vào dây diều khác. Thỉnh thoảng một chiếc diều đứt dây. Người ta hò nhau đuổi như đuổi trộm… Sao lại có những kẻ làm tội cái xác mình quá vậy? Hàn nghĩ thế – Những kẻ đi thi diều cũng như những người đi xem thi diều đều dại như vích cả. Thằng thì chạy gần hộc máu mồm ra để tranh một cái giải chẳng thấm tháp vào đâu với số tiền bỏ ra để làm diều, để mua dây. Thằng thì phơi ra nắng những cái mặt nhăn nhó như mặt khỉ để xem những cái diều chẳng ai còn lạ. Ðể mà làm gì vậy? Giá mà hắn, thì nắng nôi thế này, hắn nằm khểnh ở nhà cho mát. Phải nợ gì mà xem với xét cho nhọc xác! Sở dĩ hắn chịu nhọc xác thế này chẳng phải để xem gì cả, ấy là vì Tơ. Tơ là người yêu cũ của Hàn. Vào kỳ nghỉ hè năm ngoái có một hôm Tơ đến nhà Hàn để mua dâu. Sự ấy thường: Tơ vẫn mua dâu của nhà Hàn. Và sự này cũng lại thường: hôm ấy cả nhà Hàn đi vắng, người đi chợ, người đi làm đồng, chỉ có mình Hàn nằm gác chân lên cuốn xem tiểu thuyết. Những tiểu thuyết hồi ấy đua nhau tả những cuộc tình duyên của trai thành thị với gái đồng quê. Vai chủ động đàn bà trong các chuyện ấy đều là những cô thôn nữ rất đẹp, rất hiền, rất ngây thơ. Họ khiến Hàn ước ao như ước ao một mớ rau tươi. Bởi vậy, khi Hàn ra đánh chó cho Tơ, hắn đã nhìn Tơ rất kỹ. Tình cờ thế nào Tơ là một cô gái xinh xinh. Thị có đôi mắt bồ câu, cái miệng rất tươi, và đôi má hây hây. Thị bẽn lẽn chào Hàn với một vẻ e lệ đáng yêu. Hàn có cảm giác như hắn đột nhiên đổi khác đi. Hắn tự bảo: “Cuốn tiểu thuyết của đời ta đã bắt đầu…”. Và hắn cố tìm một câu rất văn hoa để nói, nhưng đã quên mất cả. Hắn chỉ lắp bắp miệng ra dáng chào Tơ. Thành ra, lại chính Tơ là người khơi chuyện trước:
……………………
Chí Phèo
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.
*
* *
Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem cho một người đàn bà góa mù. Người đàn bà góa mù này bán hắn cho một bác phó cối không con và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ. Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền cho ông lý Kiến, bây giờ cụ bá Kiến, ăn tiên chỉ làng. Hình như, có mấy lần bà ba nhà ông lý, trẻ lắm mà lại hay ốm lửng, bắt hắn bóp chân, hay xoa bụng, đấm lưng gì đấy. Người ta bảo ông lý ra đình thì hách dịch, cả làng phải sợ, mà về nhà phải sợ cái bà ba còn trẻ này. Người bà ấy phốp pháp, má bà ấy hây hây, mà ông lý thì hay đau lưng lắm; người có bệnh đau lưng thì hay sợ vợ mà chúa đời là khoẻ ghen. Có người bảo ông lý ghen anh canh điền khoẻ mạnh mà sợ bà ba không dám nói. Có người thì bảo anh canh điền ấy được bà ba quyền thu quyền bổ trong nhà tin cẩn nên lấy trộm tiền trộm thóc nhiều. Mỗi người nói một cách. Chẳng biết đâu mà lần. Chỉ biết một hôm Chí bị giải huyện rồi nghe đâu phải đi tù. Không biết tù mấy năm, nhưng hắn đi biệt tăm bảy, tám năm, rồi một hôm, hắn lại lù lù ở đâu lần về. Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!
Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi. Cụ bá không có nhà. Thấy điệu bộ hung hăng của hắn, bà cả đùn bà hai, bà hai thúc bà ba, bà ba gọi bà tư, nhưng kết cục chẳng bà nào dám ra nói với hắn một vài lời phải chăng. Mắc cái phải cái thằng liều lĩnh quá, nó lại say rượu, tay nó lại lăm lăm cầm một cái vỏ chai, mà nhà lúc ấy toàn đàn bà cả… Thôi thì cứ đóng cái cổng cho thật chặt, rồi mặc thây cha nó, nó chửi thì tai liền miệng đấy, chửi thì lại nghe! Thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu!… Thật là ầm ỹ! Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả: xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới thấy người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngắt làm sao. Họ bảo nhau: Phen này cha con thằng bá Kiến đố còn dám vác mặt đi đâu nữa! Mồ mả tổ tiên đến lộn lên mất. Cũng có người hiền lành hơn bảo: “Phúc đời nhà nó, chắc ông lý không có nhà…”. Ông lý đây là ông lý Cường, con giai cụ Bá nổi tiếng là hách dịch, coi người như rơm rác. Phải ông lý Cường thử có nhà xem nào! Quả nhiên họ nói có sai đâu! Đấy, có tiếng người sang sảng quát: “Mày muốn lôi thôi gì?… Cái thằng không cha không mẹ này! Mày muốn lôi thôi gì?…” Đã bảo mà! Cái tiếng quát tháo kia là tiếng lý Cường. Lý Cường đã về! Lý Cường đã về! Phải biết… A ha! Một cái tát rất kêu. Ôi! Cái gì thế này? Tiếng đấm tiếng đá nhau bình bịch. Thôi, cứ gọi là tan xương! Bỗng “choang” một cái, thôi phải rồi, hẳn đập cái chai vào cột cổng… ồ hắn kêu! Hắn vừa chửi vừa kêu làng như bị người ta cắt họng. Ồ hắn kêu!
– Ối làng nước ơi! Cứu tôi với… Ối làng nước ôi! Bố con thằng bá Kiến nó đâm chết tôi! Thằng lý Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ôi!…
Và họ thấy Chí Phèo lăn lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt. Máu ra loe loét trông gớm quá! Mấy con chó xông vào quanh hắn, sủa rất hăng. Lý Cường hơi tái mặt, đứng nhìn mà cười nhạt, cười khinh bỉ. Hừ! Ngỡ là gì, chẳng hoá ra nằm ăn vạ! Thì ra hắn định đến đây nằm vạ!
Người ta tuôn đến xem. Mấy cái ngõ tối xung quanh đùn ra biết bao nhiêu là người! Thật ồn ào như chợ. Bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá cũng vững dạ vì có anh lý, cũng xưng xỉa ra chửi góp. Thật ra, các bà muốn xem Chí Phèo ra làm sao? Không khéo nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này…
Nhưng kìa cụ ông đã về. Cụ cất tiếng rất sang hỏi: “Cái gì mà đông như thế này?”. Chỗ này “lạy cụ”, chỗ kia “lạy cụ”, người ta kính cẩn giãn ra, và Chí Phèo bỗng nằm dài, không nhúc nhích rên khe khẽ như gần chết.
……………………..
Một đám cưới
Dần thức dậy thì trong nhà còn tối om om. Ðêm tháng chạp, trời lâu sáng. Thật ra thì gà gáy đã lâu. Tiếng gà gáy xôn xao. Và óc Dần còn lưởng vưởng một ý nhớ mơ hồ, giống như khi người ta nhớ lại những chốn mình đã qua trong một giấc chiêm bao: Dần chưa tỉnh hẳn ra, Dần đã thấy những tiếng gà gáy rất mong manh, rất xa xôi vẩn lên trong giấc ngủ nửa mê nửa tỉnh. Rồi thì Dần tỉnh hẳn. Có lẽ do một tiếng gáy cộc lốc của anh gà trụi trong chuồng gà nhà bên cạnh. Con gà đang ở thời kỳ tập gáy, tiếng gáy ngắn nhưng đã vang động lắm. ấy là một con gà có sức. Dần phác lại trong tưởng tượng cái hình dung lộc ngộc của nó, lấc cấc và vụng dại như một anh con trai mười sáu tuổi, đôi chân cao, cái cổ trần ngất nghểu, cái mào đỏ khè mới hơi nhu nhú, cái đuôi cụt ngủn. Anh chàng rất hay sang nhà nó tãi gio, tãi rác, khiến nó bực mình đã mấy lần toan vụt chết.
Dần nhỏm dậy. Nó sờ soạng ra khỏi cái ổ rơm rồi đi thẳng ra ngoài. Bên ngoài mịt mù sương. Khí lạnh sắc như dao. Dần rùng mình và hắt hơi mấy cái luôn. Nó thấy cần phải động đậy ngay, cần phải làm ngay một việc gì cho nóng người: đã rét mà lại còn đứng co ro thì chỉ càng tổ rét. Nó mải mốt vơ lấy cái chổi để quét sân, quét ngõ. Việc quét tước ấy chẳng sáng nào nó quên làm, dù sân nhà có bẩn hay không. Ấy là một thói quen cũng như cái thói quen dậy từ lúc hãy còn đêm. Nết chăm chỉ ấy, nó học được mấy năm đi ở.
Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai cái trái đào. Nó mới biết cầm vững cái chổi để quét nhà và thổi một niêu cơm con con không sống, không khê. Mẹ nó vốn nghèo từ trong trứng nghèo ra, nên hay liệu, hay lo. Thị nghĩ rằng: Con mình đã lớn rồi, phải uốn nắn ngay đi nhà mình vườn ít, ruộng không, cửi vải cũng không, nghĩa là công việc chẳng có gì; nó ở nhà cũng chỉ chơi; để mặc nó lêu lổng chạy ra ngoài đường, đánh chắt, đánh ô, rồi nó hư thân; chi bằng cho nó đi ăn đi ở với người ta, để người ta bắt nó cất nhắc việc nọ, việc kia cho nó quen tay; có việc làm rồi mới biết việc mà làm, chỉ nhông nhổng chơi quen, đến lúc phải làm tất gờ guộng chân tay, chẳng đánh đổ cái này cũng đánh vỡ cái kia, cái thứ con gái mà cầm đến cái gầu không biết tát làm sao, đưa cho đám mạ không biết cấy thế nào, bảo ngồi lên khung cửi nhắc lấy cái thoi thì lúng ta lúng túng, là thứ con gái đáng cho hùm ăn thịt. Thị nhất định cho Dần đi ở để học cho quen công việc cửi vải, ruộng vườn, sau này độ cái thân: ấy là cái lợi xa xôi. Nhưng lại còn cái lợi nhãn tiền: nhà đỡ một miệng ăn. Nếu bớt được mỗi ngày vài lẻ gạo, thì ít ra các em Dần cũng được no hơn. Rồi có được đồng công nào cũng là hay. Mà chẳng được thì mỗi năm người ta cũng thí bỏ cho cái quần, cái áo. Bố mẹ, nếu chẳng được nhờ con thì cũng chẳng còn phải lo lắng gì vào thân nó.
Dần đi ở. Nó ở cho nhà bà chánh Liễu. Nhà bà chánh dệt chín mười khung cửi. Bà thuê Dần, với hai con bé nữa, để chúng dọn vặt và trông nom ống suốt: Năm đầu, công cả năm có một đồng, với một cái áo cánh vải to, một cái quần sồng, một cái thắt lưng. Nhưng nếu chịu khó và ngoan thì bà sẽ cho hơn. Còn cái sự ăn (bà giao hẹn cả với người ta vì tính bà rất phân minh) thì bà cũng không dám nói chắc rằng đói hay no; bởi vì tiếng rằng giàu, nhưng nhà bà cũng cơm chia: sáng, mỗi người một lùm; trưa, ba lượt thật đầy; tối, củ khoai, củ ráy, bụng trẻ con, như vậy, thì có lẽ cũng không phải đói. Mẹ Dần cho như thế đã là hậu quá. Bởi vì thật ra, ở nhà Dần, Dần có được ăn ba bữa thế đâu? Mỗi ngày, chỉ bữa trưa. Mà hiếm họa lắm mới có bữa được mỗi người ba vực chặt. Thường thường là hai vực, hơn hai vực. Có khi một. Cũng có khi chẳng vực nào, phải ăn ráy, ăn khoai trừ bữa. Thế mà Dần chịu được, thì vào nhà bà chánh, cố nhiên là Dần chịu được, Dần sung sướng là khác nữa. Con người ta, có cơm vào là có da, có thịt ngay. Chẳng lâu đâu. Người mẹ nghĩ và mừng. Thị chắc chỉ vài, ba tháng sau, nếu Dần được một ngày rỗi rãi về chơi với các em, cả nhà sẽ ngạc nhiên thấy nó béo như con cun cút. Mà trắng, mà đẹp, mà lành lặn, ra phết cô con gái lắm!…
Mơ ước hão! Bởi vì ít lâu nay, Dần có về thật, nhưng nó vẫn gầy như một cái que. Nó khóc hu hu. Nó đòi ở nhà với các em, muốn cho ăn thế nào thì cho, muốn bắt làm gì thì bắt, chỉ đừng bắt nó ở cho nhà bà chánh nữa. Cơm nhà giàu khó nuốt. Ăn của họ mà không làm lợi cho họ được thì họ làm cho đến phải mửa ra mà giả họ. Dần chân yếu tay mềm lắm. Nó thà nhịn đói mà ở cửa, ở nhà còn hơn. Mẹ Dần nhất định không nghe. Thương con thì để bụng. Nuông con thà giết con đi. Trẻ con đứa nào chả thích ở nhà với bố, với mẹ để chẳng người nào động đến thân? Ði ở cho nhà người ta, ăn cơm của người ta, lấy công của người ta, thì cố nhiên là phải làm cho đáng cơm, đáng công của người ta. Làm không được người ta thiệt thì người ta xót. Người ta xót thì người ta phải nói. Nói, mình nghe thì chớ, không nghe thì người ta phải chửi, phải đánh. Người ta đánh chửi cho là phúc nhà mình đấy, không đánh, không chửi, sao có nên thân người được? Thị bảo Dần: “Mày có hư thì người ta mới đánh; đánh thế chứ đánh nữa tao cũng không thương chút nào; mày muốn sống, thì về nhà bà chánh mà ở, không về thì đi đâu mặc kệ! Tao không chứa, tao không lấy gì nuôi được mày…”.
…………………………
Đời thừa
Từ ngẩng đầu lên nhìn Hộ ba lần. Ba lần, Từ muốn nói nhưng lại không dám nói. Hắn đang đọc chăm chú quá. Ðôi lông mày rậm của hắn châu đầu lại với nhau và hơi xếch lên một chút. Ðôi mắt sáng quắc có vẻ lồi ra. Cái trán rộng hơi nhăn. Ðôi lưỡng quyền[1] đứng sừng sững trên bờ hai cái hố sâu của má thì bóng nhẫy. Cả cái mũi cao và thẳng tắp cũng bóng lên như vậy. Cái mặt hốc hác ấy, nghiêng nghiêng bên trên quyển sách, trông khắc khổ đến thành dữ tợn. Từ thấy sợ…
Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó đối với người nuôi. Từ bản tính rất dịu dàng, rất tận tâm. Vả lại Hộ, đối với Từ, còn là một ân nhân nữa. Hộ đã cúi xuống nỗi đau khổ của Từ. Hộ đã cúi xuống và đã đưa một bàn tay cầm lấy cái bàn tay mềm yếu của Từ, giữa lúc Từ đau đớn không bờ bến: Từ bị tình nhân bỏ với một đứa con vừa mới đẻ. Gã tình nhân vô liêm sỉ[2] ấy, Từ đã yêu hắn bằng cả tấm lòng yêu lúc ban đầu. Từ đã tin như người ta tin một vị thần. Từ đã hiến mình một cách dè dặt tâm hồn và xác thịt. Và khi biết mình sắp có một đứa con, Từ không hề hối hận một mảy may: Từ rất bằng lòng. Ấy thế mà hắn đã phụ từ, phụ một cách hèn nhát và khốn nạn, ngay chính vào lúc Từ cần đến hắn để bảo tồn sự sống và danh dự, lúc đứa con ra đời. Từ sửng sốt vô cùng. Từ không tin ở sự thật rành rành. Rồi khi sự sửng sốt qua thì Từ khóc. Từ khóc như mưa, khóc tưởng chẳng bao giờ còn lặng được. Từ khóc, và ôm con ngồi nhịn đói, bởi vì Từ chẳng còn biết trông cậy vào ai, trừ bà mẹ già mù và quanh năm nay ốm, mai đau, mà Từ vẫn phải nuôi. Bà mẹ già biết làm sao? Bà chỉ còn một cách là còn được ít nước mắt nào thì rỏ cả ra mà khóc với con, và cả mẹ lẫn con chỉ có một cách là khóc cho đến khi nào bao nhiêu xương thịt đều chảy ra thành nước mắt hết, để rồi cùng chết cả. Giữa lúc ấy thì Hộ mở rộng đôi cánh tay, đón lấy Từ. Hộ nuôi Từ, nuôi mẹ già, con dại cho Từ. Hộ nhận làm bố cho đứa con thơ. Vì muốn yên ủi Từ và cứu lấy danh dự của Từ, Hộ đã chính thức nhận Từ làm vợ. Rồi Hộ đứng ra làm ma cho bà mẹ Từ, khi bà cụ mất. Biết bao nhiêu là ân nghĩa! Từ có yêu Hộ đến đâu, có chịu khó đến đâu, có làm nô lệ cho Hộ suốt đời Từ nữa, thì cũng chưa đủ để đền ơn. Bởi thế, nên luôn mấy năm trời, Hộ thấy Từ là một người vợ rất ngoan, rất phục tùng, rất tận tâm. Và đáng lẽ thì Hộ phải sung sướng lắm.
Nhưng Hộ chỉ sung sướng được ít lâu thôi. Sau cái hành vi đẹp của hắn, và cái hành vi ấy được trả công bằng một tình yêu rất êm đềm, hắn chỉ còn nghĩ đến gia đình, chỉ cốt làm sao nuôi được gia đình. Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng bấy giờ hắn chỉ có một mình. Ðói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Ðầu hắn mang một hoài bão lớn[3]. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Ðối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời… Thế rồi, khi đã ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo. Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi đau khổ của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lý, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn… Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có… Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt? Hắn để mặc vợ con khổ sở ư? Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hy sinh như người ta vẫn nói ư? Ðã một vài lần hắn thấy ý nghĩ trên đây thoáng qua đầu. Và hắn nghĩ đến câu nói hùng hồn của một nhà triết học kia: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”. Nhưng hắn lại nghĩ thêm rằng: Từ rất đáng yêu, rất đáng thương, hắn có thể hy sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỷ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người: hắn là người chứ không phải là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình. Và lại hèn biết bao là một thằng con trai không nuôi nổi vợ, con thì còn mong làm nên trò gì nữa?… Hắn tự bảo: “Ta đành phí đi một vài năm để kiếm tiền. Khi Từ đã có một số vốn con để làm ăn! Sự sinh hoạt lúc này chẳng dễ dàng đâu!”. Từ khi đứa con này chưa kịp lớn lên, đứa con khác đã vội ra, mà đứa con nào cũng nhiều đẹn, nhiều sài, quấy rức, khóc mếu suốt ngày đêm và quanh năm uống thuốc. Từ săn sóc chúng đã đủ ốm người rồi, chẳng còn có thể làm thêm một việc khác nữa. Hộ điên người lên vì phải xoay tiền. Hắn còn điên lên vì con khóc, nhà không lúc nào được yên tĩnh để cho hắn viết hay đọc sách. Hắn thấy mình khổ quá, bực bội quá. Hắn trở nên cau có và gắt gỏng. Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình. Và nhiều khi, không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mắt chan chứa nước, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn. Hắn đi lang thang, không chủ đích gì. Rồi khi gió mát ở bên ngoài đã làm cái trán nóng bừng nguội bớt đi và lòng trút nhẹ được ít nhiều uất giận, hắn tạt vào một tiệm giải khát nào mà uống một cốc bia hay cốc nước chanh. Hắn tìm một người bạn thân nào để nói chuyện văn chương, ngỏ ý kiến về một vài quyển sách mới ra, một vài tên ký mới trên các báo, phác họa một cái chương trình mà hắn biết ngay khi nói là chẳng bao giờ hắn có thể thực hành, rồi lặng lẽ nghĩ đến cái tác phẩm dự định từ mấy năm nay để mà chán ngán. Hắn thừ mặt ra như một kẻ phải đi đày, một buổi chiều âm thầm kia, ngồi trong một làn khói nặng u buồn mà nhớ quê hương. Hắn cũng nhớ nhung một cái gì rất xa xôi… những mộng đẹp ngày xưa… một con người rất đáng yêu đã chẳng là mình nữa. Hắn lắc đầu tự bảo: “Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi”. Và hắn nghĩ đến cái tên hắn đang mờ dần đằng sau những tên khác mới trồi ra, rực rỡ hơn… Rồi hắn ra về, thờ thẫn. Những sự bực tức đã chìm đi. Lòng hắn không còn sôi nổi nữa, nhưng rũ buồn…
*
* *
Ít lâu nay, mỗi lần ra đi, Hộ không chỉ trở về buồn bã mà thôi. Hắn say mềm. Thường thường hắn đã ngủ một nửa ngay từ khi còn ở dọc đường; và vừa về đến nhà, chưa kịp thay quần áo, tháo giày, đã đổ như một khúc gỗ xuống bất cứ cái giường nào, ngủ say như chết. Từ phải chờ khi con ngủ mê, rón rén lừa con, dậy lại tháo giày, cởi quần tây cho hắn, luồn một cái gối xuống gáy hắn, và cố nhấc chân, nhấc tay hắn, đặt cho hắn nằm ngay ngắn lại… Nhưng cũng có đêm hắn chưa ngủ vội. Hắn lảo đảo bước vào nhà, mắt gườm gườm, đôi môi mím chặt. Hắn đi thẳng lại trước mặt Từ. Hắn cúi xuống, quắc mắt nhìn Từ, gõ gõ một ngón tay trỏ vào trán Từ và dọa như người ta dọa trẻ con:
– Ngày mai… mình có biết không?… Chỉ ngày mai thôi! Là tôi đuổi tất cả mấy mẹ con mình ra khỏi cái nhà này… Tôi đuổi tất, không chừa một đứa nào, kể cả con bé Thảo là con ngoan nhất… Mấy đứa kia đều đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn với hét! Cả con mẹ nữa, con mẹ là mình ấy… cũng đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn rồi ngồi ôm con như nhện ôm khư khư bọc trứng, không chịu làm thêm việc gì cho có tiền. Chỉ khổ thằng này thôi!
Hắn rít lên như vậy. Rồi hắn mím chặt môi, đôi mắt ngầu ngầu nhìn vào tận mắt Từ. Từ chẳng dám cãi nửa lời, chỉ lẳng lặng cúi mặt nhìn xuống, như một đứa trẻ con biết mình có lỗi khi nghe người ta quở phạt. Bởi vậy hắn trừng trộ một lúc rồi quay ra, loạng choạng cởi quần, cởi áo, hắn vất bừa bộn xuống giường. Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào một xó nhà. Có khi máy tay, hắn quăng cả những vật gì thấy trên bàn, rồi lải nhải mắng Từ về tội không biết thu dọn nhà cho gọn ghẽ. Hắn nói chán rồi đi ngủ. Bấy giờ Từ mới dám đứng lên, treo quần áo cho hắn lên mắc và thu dọn tất cả những thức hắn đã vứt lổng chổng ra đầy nhà.
Lần đầu, Từ sửng sốt. Từ chẳng hiểu ra sao. Từ đoán chồng nghe ai nói nên ghen bóng, ghen gió chi đây. Từ khóc suốt đêm và dự định sẵn những câu để sáng hôm sau nói. Nhưng sáng hôm sau, hắn không để cho Từ phải nói. Hắn bẽn lẽn kêu mình đã quá chén hôm qua, hỏi Từ về những thủ đoạn vũ phu của mình rất buồn cười, rồi xin lỗi Từ, hôn hít các con như một người cha tốt. Hắn tuyên bố từ giờ chừa rượu và giữ được khá lâu, nhưng rồi lại uống và say như lần trước để làm những trò vừa buồn cười, vừa đáng sợ như lần trước. Cứ thế mãi, Từ quen đi, không giận nữa. Nhưng Từ lờ mờ hiểu nỗi đau khổ mà có lẽ chính Từ đã gây ra cho chồng. Từ hiểu và Từ buồn lắm, buồn lắm lắm. Còn gì buồn cho bằng mình biết mình làm khổ cho người mà mình yêu? Nhưng Từ biết làm sao được? Ðã nhiều lần Từ muốn ẵm con đi. Ðã nhiều lần, Từ muốn bỏ liều con để đi làm, Từ muốn hy sinh. Nhưng lòng Từ mềm yếu biết bao! Từ là vợ! Từ là mẹ. Từ sống với những tình cảm thông thường của đàn bà. Từ rất yêu chồng và thường nhận ra rằng chồng Từ cũng yêu Từ, cũng muốn có Từ. Những khi Từ ốm đau chẳng hạn. Hộ lo xanh mắt và thức suốt đêm để trông coi thuốc thang cho vợ. Ðối với các con cũng vậy. Chỉ xa chúng mấy ngày, Hộ đã nhớ và lúc về thấy các con chạy ra reo mừng và nắm lấy áo mình, thường thường Hộ cảm động đến ứa nước mắt. Hắn hôn hít chúng vồ vập lắm… Biết đâu hắn sẽ sung sướng khi không con, không vợ? Từ nghĩ về hắn: nghĩ thế nhưng Từ cũng chẳng dám tìm cách mà xa hắn. Mới nghĩ đến sự xa hắn, Từ đã phải thổn thức đến bật tiếng khóc ra được rồi… Từ đành chỉ cố ngoan ngoãn hơn, đáng yêu hơn. Từ nhịn mặc, nhịn ăn để bớt những món tiêu. Từ thu xếp cửa nhà ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng. Nhất là Từ hết sức ngăn những tiếng khóc, tiếng nô đùa của lũ con. Từ sợ cả nói với chồng. Bởi vậy ba lần nhìn chồng để toan nói, Từ thấy chồng đang đọc sách chăm chú quá, không dám nói lại cúi mặt xuống nhìn đứa con đang nằm trong lòng Từ.
Cao hứng Hộ bỗng ngoảnh mặt lên. Hắn vừa gặp được một đoạn hay lắm nên ngừng đọc, ngẫm nghĩ và để cho cái khoái cảm ngân ra trong lòng. Ðôi mắt hắn, tuy mới rời trang sách đã nhìn ngay lại phía Từ. Hắn mỉm cười, Từ cũng mỉm cười. Hắn bảo:
…………………………..
Một bữa no
Bà lão ấy hờ con suốt một đêm. Bao giờ cũng vậy cứ hết đường đất làm ăn là bà lại hờ con. Làm như chính tự con bà nên bây giờ bà phải đói. Mà cũng đúng như thế thật. Chồng bà chết từ khi nó mới lọt lòng ra. Bà thắt lưng buộc bụng, nuôi nó từ tấm tấm, tí tí giở đi. Cũng mong để khi mình già, tuổi yếu mà nhờ. Thế mà chưa cho mẹ nhờ đưọc một li, nó đã lăn cổ ra nó chết. Công bà thành công toi.
Con vợ nó không phải giống người. Nó có biết thương mẹ già đâu! Chồng chết vừa mới xong tang, nó đã vội vàng đi lấy chồng ngay, nó đem đứa con gái lên năm giả lại bà. Thành thử bà đã già ngót bảy mươi, lại còn phải làm còm cọm, làm mà nuôi đứa con gái ấy cho chúng nó. Hết xương, hết thịt vì con, vì cháu, mà nào được trông mong gì?
Nuôi cháu bảy năm trời, mãi cho đến khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con nuôi người ta lấy mười đồng. Thì cải mả cho bố nó đã mất tám đồng rồi. Còn hai đồng bà dùng làm vốn đi buôn, kiếm mỗi ngày dăm ba xu lãi nuôi thân. Có chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần đến chợ xa, thì mới kiếm nổi mỗi ngày mấy đồng xu. Sung sướng gì đâu! Ấy thế mà ông trời ông ấy cũng chưa chịu để yên. Năm ngoái đấy, ông ấy còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Có đồng nào hết sạch. Rồi chết thì không chết nhưng bà lại bị mòn thêm rất nhiều sức lực. Chân tay bà đã bắt đầu run rẩy. Người bà thỉnh thoảng tự nhiên bủn rủn. Đang ngồi mà đứng lên, hai mắt cũng hoa ra. Đêm nằm, xương cốt đau như giần. Đi đã thấy mỏi chân. Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ.
Tuy vậy mà bà vẫn phải ăn. Chao ôi! Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao? Thức ăn không bao giờ tự nhiên chạy vào mồm. Có làm thì mới có. Nhưng bây giờ yếu đuối rồi, bà không còn kham được những việc nặng nề, cũng không còn chịu đựng được nắng sương. Bà phải kiếm việc nhà, việc ở trong nhà. Ở làng này, chỉ có việc bế em, như một con bé mười một, mười hai tuổi. Mới đầu còn có nhiều người muốn thuê. Ai cũng nghĩ rằng: những bà già tính cẩn thận và chẳng bao nhiêu, bữa lưng bữa vực thế nào cũng đủ no; mà đã không no các cụ cũng chỉ lặng im, không ấm ức như những đồ trẻ nhãi, hơi một tí cũng đem chuyện nhà chủ đi kể với đủ mọi người hàng xóm… Nhưng thuê bà được ít lâu, tự nhiên người ta chán. Người ta nhận ra rằng: thuê một đứa trẻ con lại có phần thích hơn. Trẻ con cạo trọc đầu. Những lúc tức lên, có muốn cốc nó dăm ba cái thì cứ cốc. Chẳng ai kêu: ác! Nhưng bà lão đầu đã bạc. Người ta tức bà đến gần sặc tiết ra đằng mũi cũng không thể giúi đầu bà xuống mà cốc. Cũng không thể chửi. Mắng một câu, đã đủ mang tiếng là con người tệ. Mà bà thì lẩm cẩm, chậm chạp, lì rì. Bà rờ như thể xẩm rờ. Tay bà, đưa bát cơm lên miệng cũng run run. Cơm vương vãi. Tương mắm rớt ra mâm, rớt xuống yếm bà, rớt cả vào đầu tóc, mặt mũi, quần áo đứa bé nằm ở lòng bà. Rồi hơi trái gió, trở trời, bà lại đau mình. Suốt đêm bà thở dài với rên rẩm kêu trời. Có khi bà lại khóc lóc, hờ con. Nghe rợn cả người. Như vậy thì chịu làm sao được? Ấy thế là người ta lại phải tìm cớ tống bà đi. Bà lại phải gạ gẫm ở cho nhà khác… Không đầy một năm trời bà thay đổi đến năm, sáu chủ. Mỗi lần đổi chủ là một lần hạ giá. Thoạt tiên cơm nuôi tháng một đồng. Rồi cơm nuôi tháng năm hào. Rồi cơm nuôi, một năm bốn đồng. Rồi hai đồng. Rồi chẳng có đồng nào. Đến nước ấy mà cũng chẳng ma nào chịu được. Một hôm, người chủ cuối cùng sai bà xách hai cái lọ đi kín nước. Bà bào: bà chỉ có thể mang một lọ. Y đã lấy sự ấy làm khó chịu, nhưng cố nhịn. Nhưng một lọ cũng không xong. Bà xách một lọ nước đầy, ở dưới cầu ao bước lên bờ, chẳng biết bẩy rẩy thế nào mà ngã khuỵu xuống, vỡ tan cái lọ và què một bên tay. Nghe tiếng bà kêu, chủ nhà phải chạy ra đỡ bà về. Không ai có thừa cơm nuôi báo cô bà. Y bèn đãi bà năm hào cho bà về hưu trí. Từ ngày ấy đến nay tính ra đã hơn ba tháng rồi.
……………………………
Tất cả nội dung truyện ngắn trên đây đều có trong file tải, mời các bạn Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá Truyện ngắn Nam Cao để xem chi tiết.
Xem thêm Truyện ngắn Nam Cao
Trong dòng văn học hiện thực Việt Nam, Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu. Những tác phẩm của ông đã phản ánh hầu hết cuộc sống của nhiều tầng lớp khác nhau.
Sau đây, Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá xin giới thiệu đến các bạn tuyển tập truyện ngắn của Nhà văn Nam Cao được chúng tôi tổng hợp chi tiết và chính xác nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Bạn đang xem bài: Truyện ngắn Nam Cao
Tổng hợp nội dung truyện ngắn của nhà văn Nam Cao
- Cái chết của co mực
- Một chuyện Xuvonnia
- Mua nhà
- Từ ngày mẹ chết
- Chí Phèo
- Dì Hảo
- Con Mèo
- Nghèo
- Một đám cưới
- Trăng sáng
- Trẻ con không ăn thịt chó
- Bài học quét nhà
- Đời thừa
- Một bữa no
- Tư cách mỏ
- Mò Sâm banh
- Đôi mắt
- Lão Hạc
Cái chết của con mực
Người ta định giết Mực đã lâu rồi. Mực là con già hơn trong hai con chó của nhà. Nhưng cũng là con nhiều nết xấu. Nó tục ăn: đó là thường. Nó nhiều vắt: cái ấy đủ khổ cho nó. Nó cắn càn ấy là cái khổ của bọn ăn mày. Nhưng nó lại sủa như một con gà gáy: cái này thì không thể nào tha thứ được. Thoạt tiên người ta định ngày chết cho nó vào dịp Thanh Minh. May cho nó hôm ấy bà chủ nhà bị ốm.
Rồi thì là Tết tháng năm. Bỗng nhiên đứa con út của bà ươn mình: bà phải kiêng để lấy sữa lành cho con bú. Sau cùng người ta nhất định thịt nó vào rằm tháng bảy ai ốm mặc. Nhưng lần nầy Mực vẫn còn thoát nạn là vì nhờ có Du. Người con cả xa xôi ấy vừa viết thư báo chẳng bao lâu sẽ về. Bà mẹ mừng như tìm được một vật quý bị rơi và bà nhất định lùi ngày xử con Mực lại.
Bây giờ thì Du về rồi. Chiều hôm qua con người phóng đãng ấy đã khệ nệ xách cái vali rất nặng bước vào sân, miệng mỉm cười và mặt đỏ. Cái nhà tranh, mấy cây cau hình như vừa đúng thẳng hơn lên để chào chàng. Rồi đến lũ em ầm ỹ đẩy mành chạy òa ra, và bà mẹ mừng quá cười và khóc. Nhưng kẻ lên tiếng trước nhất là con Mực. Con chó già nua ấy rít lên cái thứ tiếng gà gáy của nó và chạy lại Du. Bà mẹ thét lên và lũ em chửi những câu thô tục. Du bỡ ngỡ nhìn mọi người.
– Hình như mẹ không được khoẻ, ồ các em đã lớn cả rồi: Thanh, Tú, đứa nào đây? À, Thảo con chuột nhắt, trông Thảo xinh quá nhỉ? À! Con Mực, vẫn con chó ngày ấy đấy à?… Trông nó già đi tệ!… Con chó đã nhận ra người chủ cũ. Nó đứng lặng vẫy đuôi, đầu cúi xuống, hai mắt nhèm ương ướt nhìn đất như tủi phận. Du thương hại: đó là người bạn lặng lẽ thui thủi bên chàng những năm xưa khi đêm vắng, chàng ngồi nhìn trăng mà oơ mộng. Chàng muốn cúi xuống vuốt ve. Nhưng nó bẩn ghê gớm quá, lông rụng từng mảng, thịt trắng lộ ra có nơi sần mụn nữa. Dáng điệu thì già nua, có vẻ buồn và len lén như phòng bị một cách yếu ớt. Không còn những cái vẫy đuôi mạnh dạn những cái nhìn rất bạn bè và những cái hít chân vồ vập như khi một con chó đã vui và không ngờ vực. Du thấy lòng nằng nặng. Chàng đưa chân chạm khẽ vào con chó để tỏ tình thương. Con chó vẫy đuôi mạnh hơn nhưng len lén lánh ra: dáng điệu một kẻ sợ hãi cố cười với người nó sợ. Và tức khắc nó vặn vẹo mình và rít lên một tiếng ngắn và to; đứa em tưởng anh đá hụt trả thù cho anh bằng một cái đá mạnh vào sườn con vật. Nó lấm lét lảng dần cũng không dám chạy một cách thẳng thắn để đi trốn nữa. Du trách em:
…………..
Một chuyện Xuvonnia
Hàn là chàng trai 18 tuổi, sống bằng những cuốn tiểu thuyết lãng mạn và ao ước một tình yêu mơ mộng. Rồi hắn ấp ủ những dự định táo bạo để được sống với người yêu. Chỉ đến khi nhìn thấy cảnh háu đói của những cô thôn nữ thiếu ăn và được biết người mình yêu đã bán cả chiếc khăn kỷ niệm có lẽ cũng chỉ để ăn quà, Hàn mới vỡ mộng.
Những quân cướp, bao giờ muốn ăn cướp một nhà nào, bao giờ cũng phải thăm đất trước. Hàn cũng vậy, hắn sắp làm một việc tương tự như ăn cướp. Vậy phải đi xem kỹ tình hình đã.
Thoạt tiên, hắn hãy dắt cái xe đạp, vòng qua chỗ cửa đình. Ðây là chỗ quan viên. Họ trải chiếu ngồi ngay xuống đất, vào một góc sân. Ông bố đẻ Tơ có đây rồi. Ông bố chồng cũng ngồi kia. Cả người anh chồng nữa. Ðược rồi! Hàn không thèm nhìn những ông kia. Hắn vờ xem thuyền giấy, voi, ngựa giấy bầy ở giữa sân. Rồi hắn dắt cái xe đạp, thủng thỉnh đi ra phía ruộng. Ðây là chỗ thả diều. Bọn trai làng thường tụ tập ở đây. Những người cầm đầu, những người cầm dây, những người cuộn dây đang rối rít cả lên. áo cánh, quần ống thấp ống cao, đầu không khăn hay là cái khăn xổ ra trật xuống vai, mặt đỏ bừng, mồ hôi đổ ướt đầm, họ chạy ngược, chạy xuôi, múa chân tay, gân cổ lên gọi nhau, mắng nhau, văng tục với nhau, giẫm cả lên chân người ta để chạy diều, làm ầm ĩ, chẳng kém gì bọn phu trên một quãng đê vừa sạt. Những người xem chỉnh tề hơn. Họ khăn áo hẳn hoi, tay quạt, tay ô, đứng nấp vào những bóng tre nhìn lên trời, bàn tán với nhau. Trời xanh ngắt, nắng chang chang. Họ phải che quạt hoặc bàn tay lên mắt cho đỡ chói. Những chiếc diều toàn trắng hoặc có một vệt đỏ to ở giữa, lên cao tít đến nỗi phải cố nhìn mới thấy. Những cái diều đứng không động đậy, như chiếc lá nằm trên mặt hồ vào lúc gió yên. Những cái khác lượn lờ ít chút thôi. Nhưng cũng có một vài cái nghịch, chao bên nọ bên kia một cách rất hăng, và chốc chốc lại toan bổ xuống. Những cái ấy không đời nào ăn giải được. Ðấy là diều của mấy kẻ xấu chơi. Chúng tức vì năm ngoái các cụ định giải bất công, nên năm nay cố ý buộc lèo cho diều của chúng đảo đồng để troàn vào dây diều khác. Thỉnh thoảng một chiếc diều đứt dây. Người ta hò nhau đuổi như đuổi trộm… Sao lại có những kẻ làm tội cái xác mình quá vậy? Hàn nghĩ thế – Những kẻ đi thi diều cũng như những người đi xem thi diều đều dại như vích cả. Thằng thì chạy gần hộc máu mồm ra để tranh một cái giải chẳng thấm tháp vào đâu với số tiền bỏ ra để làm diều, để mua dây. Thằng thì phơi ra nắng những cái mặt nhăn nhó như mặt khỉ để xem những cái diều chẳng ai còn lạ. Ðể mà làm gì vậy? Giá mà hắn, thì nắng nôi thế này, hắn nằm khểnh ở nhà cho mát. Phải nợ gì mà xem với xét cho nhọc xác! Sở dĩ hắn chịu nhọc xác thế này chẳng phải để xem gì cả, ấy là vì Tơ. Tơ là người yêu cũ của Hàn. Vào kỳ nghỉ hè năm ngoái có một hôm Tơ đến nhà Hàn để mua dâu. Sự ấy thường: Tơ vẫn mua dâu của nhà Hàn. Và sự này cũng lại thường: hôm ấy cả nhà Hàn đi vắng, người đi chợ, người đi làm đồng, chỉ có mình Hàn nằm gác chân lên cuốn xem tiểu thuyết. Những tiểu thuyết hồi ấy đua nhau tả những cuộc tình duyên của trai thành thị với gái đồng quê. Vai chủ động đàn bà trong các chuyện ấy đều là những cô thôn nữ rất đẹp, rất hiền, rất ngây thơ. Họ khiến Hàn ước ao như ước ao một mớ rau tươi. Bởi vậy, khi Hàn ra đánh chó cho Tơ, hắn đã nhìn Tơ rất kỹ. Tình cờ thế nào Tơ là một cô gái xinh xinh. Thị có đôi mắt bồ câu, cái miệng rất tươi, và đôi má hây hây. Thị bẽn lẽn chào Hàn với một vẻ e lệ đáng yêu. Hàn có cảm giác như hắn đột nhiên đổi khác đi. Hắn tự bảo: “Cuốn tiểu thuyết của đời ta đã bắt đầu…”. Và hắn cố tìm một câu rất văn hoa để nói, nhưng đã quên mất cả. Hắn chỉ lắp bắp miệng ra dáng chào Tơ. Thành ra, lại chính Tơ là người khơi chuyện trước:
……………………
Chí Phèo
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.
*
* *
Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem cho một người đàn bà góa mù. Người đàn bà góa mù này bán hắn cho một bác phó cối không con và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ. Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền cho ông lý Kiến, bây giờ cụ bá Kiến, ăn tiên chỉ làng. Hình như, có mấy lần bà ba nhà ông lý, trẻ lắm mà lại hay ốm lửng, bắt hắn bóp chân, hay xoa bụng, đấm lưng gì đấy. Người ta bảo ông lý ra đình thì hách dịch, cả làng phải sợ, mà về nhà phải sợ cái bà ba còn trẻ này. Người bà ấy phốp pháp, má bà ấy hây hây, mà ông lý thì hay đau lưng lắm; người có bệnh đau lưng thì hay sợ vợ mà chúa đời là khoẻ ghen. Có người bảo ông lý ghen anh canh điền khoẻ mạnh mà sợ bà ba không dám nói. Có người thì bảo anh canh điền ấy được bà ba quyền thu quyền bổ trong nhà tin cẩn nên lấy trộm tiền trộm thóc nhiều. Mỗi người nói một cách. Chẳng biết đâu mà lần. Chỉ biết một hôm Chí bị giải huyện rồi nghe đâu phải đi tù. Không biết tù mấy năm, nhưng hắn đi biệt tăm bảy, tám năm, rồi một hôm, hắn lại lù lù ở đâu lần về. Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!
Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi. Cụ bá không có nhà. Thấy điệu bộ hung hăng của hắn, bà cả đùn bà hai, bà hai thúc bà ba, bà ba gọi bà tư, nhưng kết cục chẳng bà nào dám ra nói với hắn một vài lời phải chăng. Mắc cái phải cái thằng liều lĩnh quá, nó lại say rượu, tay nó lại lăm lăm cầm một cái vỏ chai, mà nhà lúc ấy toàn đàn bà cả… Thôi thì cứ đóng cái cổng cho thật chặt, rồi mặc thây cha nó, nó chửi thì tai liền miệng đấy, chửi thì lại nghe! Thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu!… Thật là ầm ỹ! Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả: xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới thấy người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngắt làm sao. Họ bảo nhau: Phen này cha con thằng bá Kiến đố còn dám vác mặt đi đâu nữa! Mồ mả tổ tiên đến lộn lên mất. Cũng có người hiền lành hơn bảo: “Phúc đời nhà nó, chắc ông lý không có nhà…”. Ông lý đây là ông lý Cường, con giai cụ Bá nổi tiếng là hách dịch, coi người như rơm rác. Phải ông lý Cường thử có nhà xem nào! Quả nhiên họ nói có sai đâu! Đấy, có tiếng người sang sảng quát: “Mày muốn lôi thôi gì?… Cái thằng không cha không mẹ này! Mày muốn lôi thôi gì?…” Đã bảo mà! Cái tiếng quát tháo kia là tiếng lý Cường. Lý Cường đã về! Lý Cường đã về! Phải biết… A ha! Một cái tát rất kêu. Ôi! Cái gì thế này? Tiếng đấm tiếng đá nhau bình bịch. Thôi, cứ gọi là tan xương! Bỗng “choang” một cái, thôi phải rồi, hẳn đập cái chai vào cột cổng… ồ hắn kêu! Hắn vừa chửi vừa kêu làng như bị người ta cắt họng. Ồ hắn kêu!
– Ối làng nước ơi! Cứu tôi với… Ối làng nước ôi! Bố con thằng bá Kiến nó đâm chết tôi! Thằng lý Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ôi!…
Và họ thấy Chí Phèo lăn lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt. Máu ra loe loét trông gớm quá! Mấy con chó xông vào quanh hắn, sủa rất hăng. Lý Cường hơi tái mặt, đứng nhìn mà cười nhạt, cười khinh bỉ. Hừ! Ngỡ là gì, chẳng hoá ra nằm ăn vạ! Thì ra hắn định đến đây nằm vạ!
Người ta tuôn đến xem. Mấy cái ngõ tối xung quanh đùn ra biết bao nhiêu là người! Thật ồn ào như chợ. Bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá cũng vững dạ vì có anh lý, cũng xưng xỉa ra chửi góp. Thật ra, các bà muốn xem Chí Phèo ra làm sao? Không khéo nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này…
Nhưng kìa cụ ông đã về. Cụ cất tiếng rất sang hỏi: “Cái gì mà đông như thế này?”. Chỗ này “lạy cụ”, chỗ kia “lạy cụ”, người ta kính cẩn giãn ra, và Chí Phèo bỗng nằm dài, không nhúc nhích rên khe khẽ như gần chết.
……………………..
Một đám cưới
Dần thức dậy thì trong nhà còn tối om om. Ðêm tháng chạp, trời lâu sáng. Thật ra thì gà gáy đã lâu. Tiếng gà gáy xôn xao. Và óc Dần còn lưởng vưởng một ý nhớ mơ hồ, giống như khi người ta nhớ lại những chốn mình đã qua trong một giấc chiêm bao: Dần chưa tỉnh hẳn ra, Dần đã thấy những tiếng gà gáy rất mong manh, rất xa xôi vẩn lên trong giấc ngủ nửa mê nửa tỉnh. Rồi thì Dần tỉnh hẳn. Có lẽ do một tiếng gáy cộc lốc của anh gà trụi trong chuồng gà nhà bên cạnh. Con gà đang ở thời kỳ tập gáy, tiếng gáy ngắn nhưng đã vang động lắm. ấy là một con gà có sức. Dần phác lại trong tưởng tượng cái hình dung lộc ngộc của nó, lấc cấc và vụng dại như một anh con trai mười sáu tuổi, đôi chân cao, cái cổ trần ngất nghểu, cái mào đỏ khè mới hơi nhu nhú, cái đuôi cụt ngủn. Anh chàng rất hay sang nhà nó tãi gio, tãi rác, khiến nó bực mình đã mấy lần toan vụt chết.
Dần nhỏm dậy. Nó sờ soạng ra khỏi cái ổ rơm rồi đi thẳng ra ngoài. Bên ngoài mịt mù sương. Khí lạnh sắc như dao. Dần rùng mình và hắt hơi mấy cái luôn. Nó thấy cần phải động đậy ngay, cần phải làm ngay một việc gì cho nóng người: đã rét mà lại còn đứng co ro thì chỉ càng tổ rét. Nó mải mốt vơ lấy cái chổi để quét sân, quét ngõ. Việc quét tước ấy chẳng sáng nào nó quên làm, dù sân nhà có bẩn hay không. Ấy là một thói quen cũng như cái thói quen dậy từ lúc hãy còn đêm. Nết chăm chỉ ấy, nó học được mấy năm đi ở.
Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai cái trái đào. Nó mới biết cầm vững cái chổi để quét nhà và thổi một niêu cơm con con không sống, không khê. Mẹ nó vốn nghèo từ trong trứng nghèo ra, nên hay liệu, hay lo. Thị nghĩ rằng: Con mình đã lớn rồi, phải uốn nắn ngay đi nhà mình vườn ít, ruộng không, cửi vải cũng không, nghĩa là công việc chẳng có gì; nó ở nhà cũng chỉ chơi; để mặc nó lêu lổng chạy ra ngoài đường, đánh chắt, đánh ô, rồi nó hư thân; chi bằng cho nó đi ăn đi ở với người ta, để người ta bắt nó cất nhắc việc nọ, việc kia cho nó quen tay; có việc làm rồi mới biết việc mà làm, chỉ nhông nhổng chơi quen, đến lúc phải làm tất gờ guộng chân tay, chẳng đánh đổ cái này cũng đánh vỡ cái kia, cái thứ con gái mà cầm đến cái gầu không biết tát làm sao, đưa cho đám mạ không biết cấy thế nào, bảo ngồi lên khung cửi nhắc lấy cái thoi thì lúng ta lúng túng, là thứ con gái đáng cho hùm ăn thịt. Thị nhất định cho Dần đi ở để học cho quen công việc cửi vải, ruộng vườn, sau này độ cái thân: ấy là cái lợi xa xôi. Nhưng lại còn cái lợi nhãn tiền: nhà đỡ một miệng ăn. Nếu bớt được mỗi ngày vài lẻ gạo, thì ít ra các em Dần cũng được no hơn. Rồi có được đồng công nào cũng là hay. Mà chẳng được thì mỗi năm người ta cũng thí bỏ cho cái quần, cái áo. Bố mẹ, nếu chẳng được nhờ con thì cũng chẳng còn phải lo lắng gì vào thân nó.
Dần đi ở. Nó ở cho nhà bà chánh Liễu. Nhà bà chánh dệt chín mười khung cửi. Bà thuê Dần, với hai con bé nữa, để chúng dọn vặt và trông nom ống suốt: Năm đầu, công cả năm có một đồng, với một cái áo cánh vải to, một cái quần sồng, một cái thắt lưng. Nhưng nếu chịu khó và ngoan thì bà sẽ cho hơn. Còn cái sự ăn (bà giao hẹn cả với người ta vì tính bà rất phân minh) thì bà cũng không dám nói chắc rằng đói hay no; bởi vì tiếng rằng giàu, nhưng nhà bà cũng cơm chia: sáng, mỗi người một lùm; trưa, ba lượt thật đầy; tối, củ khoai, củ ráy, bụng trẻ con, như vậy, thì có lẽ cũng không phải đói. Mẹ Dần cho như thế đã là hậu quá. Bởi vì thật ra, ở nhà Dần, Dần có được ăn ba bữa thế đâu? Mỗi ngày, chỉ bữa trưa. Mà hiếm họa lắm mới có bữa được mỗi người ba vực chặt. Thường thường là hai vực, hơn hai vực. Có khi một. Cũng có khi chẳng vực nào, phải ăn ráy, ăn khoai trừ bữa. Thế mà Dần chịu được, thì vào nhà bà chánh, cố nhiên là Dần chịu được, Dần sung sướng là khác nữa. Con người ta, có cơm vào là có da, có thịt ngay. Chẳng lâu đâu. Người mẹ nghĩ và mừng. Thị chắc chỉ vài, ba tháng sau, nếu Dần được một ngày rỗi rãi về chơi với các em, cả nhà sẽ ngạc nhiên thấy nó béo như con cun cút. Mà trắng, mà đẹp, mà lành lặn, ra phết cô con gái lắm!…
Mơ ước hão! Bởi vì ít lâu nay, Dần có về thật, nhưng nó vẫn gầy như một cái que. Nó khóc hu hu. Nó đòi ở nhà với các em, muốn cho ăn thế nào thì cho, muốn bắt làm gì thì bắt, chỉ đừng bắt nó ở cho nhà bà chánh nữa. Cơm nhà giàu khó nuốt. Ăn của họ mà không làm lợi cho họ được thì họ làm cho đến phải mửa ra mà giả họ. Dần chân yếu tay mềm lắm. Nó thà nhịn đói mà ở cửa, ở nhà còn hơn. Mẹ Dần nhất định không nghe. Thương con thì để bụng. Nuông con thà giết con đi. Trẻ con đứa nào chả thích ở nhà với bố, với mẹ để chẳng người nào động đến thân? Ði ở cho nhà người ta, ăn cơm của người ta, lấy công của người ta, thì cố nhiên là phải làm cho đáng cơm, đáng công của người ta. Làm không được người ta thiệt thì người ta xót. Người ta xót thì người ta phải nói. Nói, mình nghe thì chớ, không nghe thì người ta phải chửi, phải đánh. Người ta đánh chửi cho là phúc nhà mình đấy, không đánh, không chửi, sao có nên thân người được? Thị bảo Dần: “Mày có hư thì người ta mới đánh; đánh thế chứ đánh nữa tao cũng không thương chút nào; mày muốn sống, thì về nhà bà chánh mà ở, không về thì đi đâu mặc kệ! Tao không chứa, tao không lấy gì nuôi được mày…”.
…………………………
Đời thừa
Từ ngẩng đầu lên nhìn Hộ ba lần. Ba lần, Từ muốn nói nhưng lại không dám nói. Hắn đang đọc chăm chú quá. Ðôi lông mày rậm của hắn châu đầu lại với nhau và hơi xếch lên một chút. Ðôi mắt sáng quắc có vẻ lồi ra. Cái trán rộng hơi nhăn. Ðôi lưỡng quyền[1] đứng sừng sững trên bờ hai cái hố sâu của má thì bóng nhẫy. Cả cái mũi cao và thẳng tắp cũng bóng lên như vậy. Cái mặt hốc hác ấy, nghiêng nghiêng bên trên quyển sách, trông khắc khổ đến thành dữ tợn. Từ thấy sợ…
Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó đối với người nuôi. Từ bản tính rất dịu dàng, rất tận tâm. Vả lại Hộ, đối với Từ, còn là một ân nhân nữa. Hộ đã cúi xuống nỗi đau khổ của Từ. Hộ đã cúi xuống và đã đưa một bàn tay cầm lấy cái bàn tay mềm yếu của Từ, giữa lúc Từ đau đớn không bờ bến: Từ bị tình nhân bỏ với một đứa con vừa mới đẻ. Gã tình nhân vô liêm sỉ[2] ấy, Từ đã yêu hắn bằng cả tấm lòng yêu lúc ban đầu. Từ đã tin như người ta tin một vị thần. Từ đã hiến mình một cách dè dặt tâm hồn và xác thịt. Và khi biết mình sắp có một đứa con, Từ không hề hối hận một mảy may: Từ rất bằng lòng. Ấy thế mà hắn đã phụ từ, phụ một cách hèn nhát và khốn nạn, ngay chính vào lúc Từ cần đến hắn để bảo tồn sự sống và danh dự, lúc đứa con ra đời. Từ sửng sốt vô cùng. Từ không tin ở sự thật rành rành. Rồi khi sự sửng sốt qua thì Từ khóc. Từ khóc như mưa, khóc tưởng chẳng bao giờ còn lặng được. Từ khóc, và ôm con ngồi nhịn đói, bởi vì Từ chẳng còn biết trông cậy vào ai, trừ bà mẹ già mù và quanh năm nay ốm, mai đau, mà Từ vẫn phải nuôi. Bà mẹ già biết làm sao? Bà chỉ còn một cách là còn được ít nước mắt nào thì rỏ cả ra mà khóc với con, và cả mẹ lẫn con chỉ có một cách là khóc cho đến khi nào bao nhiêu xương thịt đều chảy ra thành nước mắt hết, để rồi cùng chết cả. Giữa lúc ấy thì Hộ mở rộng đôi cánh tay, đón lấy Từ. Hộ nuôi Từ, nuôi mẹ già, con dại cho Từ. Hộ nhận làm bố cho đứa con thơ. Vì muốn yên ủi Từ và cứu lấy danh dự của Từ, Hộ đã chính thức nhận Từ làm vợ. Rồi Hộ đứng ra làm ma cho bà mẹ Từ, khi bà cụ mất. Biết bao nhiêu là ân nghĩa! Từ có yêu Hộ đến đâu, có chịu khó đến đâu, có làm nô lệ cho Hộ suốt đời Từ nữa, thì cũng chưa đủ để đền ơn. Bởi thế, nên luôn mấy năm trời, Hộ thấy Từ là một người vợ rất ngoan, rất phục tùng, rất tận tâm. Và đáng lẽ thì Hộ phải sung sướng lắm.
Nhưng Hộ chỉ sung sướng được ít lâu thôi. Sau cái hành vi đẹp của hắn, và cái hành vi ấy được trả công bằng một tình yêu rất êm đềm, hắn chỉ còn nghĩ đến gia đình, chỉ cốt làm sao nuôi được gia đình. Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng bấy giờ hắn chỉ có một mình. Ðói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Ðầu hắn mang một hoài bão lớn[3]. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Ðối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời… Thế rồi, khi đã ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo. Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi đau khổ của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lý, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn… Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có… Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt? Hắn để mặc vợ con khổ sở ư? Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hy sinh như người ta vẫn nói ư? Ðã một vài lần hắn thấy ý nghĩ trên đây thoáng qua đầu. Và hắn nghĩ đến câu nói hùng hồn của một nhà triết học kia: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”. Nhưng hắn lại nghĩ thêm rằng: Từ rất đáng yêu, rất đáng thương, hắn có thể hy sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỷ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người: hắn là người chứ không phải là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình. Và lại hèn biết bao là một thằng con trai không nuôi nổi vợ, con thì còn mong làm nên trò gì nữa?… Hắn tự bảo: “Ta đành phí đi một vài năm để kiếm tiền. Khi Từ đã có một số vốn con để làm ăn! Sự sinh hoạt lúc này chẳng dễ dàng đâu!”. Từ khi đứa con này chưa kịp lớn lên, đứa con khác đã vội ra, mà đứa con nào cũng nhiều đẹn, nhiều sài, quấy rức, khóc mếu suốt ngày đêm và quanh năm uống thuốc. Từ săn sóc chúng đã đủ ốm người rồi, chẳng còn có thể làm thêm một việc khác nữa. Hộ điên người lên vì phải xoay tiền. Hắn còn điên lên vì con khóc, nhà không lúc nào được yên tĩnh để cho hắn viết hay đọc sách. Hắn thấy mình khổ quá, bực bội quá. Hắn trở nên cau có và gắt gỏng. Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình. Và nhiều khi, không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mắt chan chứa nước, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn. Hắn đi lang thang, không chủ đích gì. Rồi khi gió mát ở bên ngoài đã làm cái trán nóng bừng nguội bớt đi và lòng trút nhẹ được ít nhiều uất giận, hắn tạt vào một tiệm giải khát nào mà uống một cốc bia hay cốc nước chanh. Hắn tìm một người bạn thân nào để nói chuyện văn chương, ngỏ ý kiến về một vài quyển sách mới ra, một vài tên ký mới trên các báo, phác họa một cái chương trình mà hắn biết ngay khi nói là chẳng bao giờ hắn có thể thực hành, rồi lặng lẽ nghĩ đến cái tác phẩm dự định từ mấy năm nay để mà chán ngán. Hắn thừ mặt ra như một kẻ phải đi đày, một buổi chiều âm thầm kia, ngồi trong một làn khói nặng u buồn mà nhớ quê hương. Hắn cũng nhớ nhung một cái gì rất xa xôi… những mộng đẹp ngày xưa… một con người rất đáng yêu đã chẳng là mình nữa. Hắn lắc đầu tự bảo: “Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi”. Và hắn nghĩ đến cái tên hắn đang mờ dần đằng sau những tên khác mới trồi ra, rực rỡ hơn… Rồi hắn ra về, thờ thẫn. Những sự bực tức đã chìm đi. Lòng hắn không còn sôi nổi nữa, nhưng rũ buồn…
*
* *
Ít lâu nay, mỗi lần ra đi, Hộ không chỉ trở về buồn bã mà thôi. Hắn say mềm. Thường thường hắn đã ngủ một nửa ngay từ khi còn ở dọc đường; và vừa về đến nhà, chưa kịp thay quần áo, tháo giày, đã đổ như một khúc gỗ xuống bất cứ cái giường nào, ngủ say như chết. Từ phải chờ khi con ngủ mê, rón rén lừa con, dậy lại tháo giày, cởi quần tây cho hắn, luồn một cái gối xuống gáy hắn, và cố nhấc chân, nhấc tay hắn, đặt cho hắn nằm ngay ngắn lại… Nhưng cũng có đêm hắn chưa ngủ vội. Hắn lảo đảo bước vào nhà, mắt gườm gườm, đôi môi mím chặt. Hắn đi thẳng lại trước mặt Từ. Hắn cúi xuống, quắc mắt nhìn Từ, gõ gõ một ngón tay trỏ vào trán Từ và dọa như người ta dọa trẻ con:
– Ngày mai… mình có biết không?… Chỉ ngày mai thôi! Là tôi đuổi tất cả mấy mẹ con mình ra khỏi cái nhà này… Tôi đuổi tất, không chừa một đứa nào, kể cả con bé Thảo là con ngoan nhất… Mấy đứa kia đều đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn với hét! Cả con mẹ nữa, con mẹ là mình ấy… cũng đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn rồi ngồi ôm con như nhện ôm khư khư bọc trứng, không chịu làm thêm việc gì cho có tiền. Chỉ khổ thằng này thôi!
Hắn rít lên như vậy. Rồi hắn mím chặt môi, đôi mắt ngầu ngầu nhìn vào tận mắt Từ. Từ chẳng dám cãi nửa lời, chỉ lẳng lặng cúi mặt nhìn xuống, như một đứa trẻ con biết mình có lỗi khi nghe người ta quở phạt. Bởi vậy hắn trừng trộ một lúc rồi quay ra, loạng choạng cởi quần, cởi áo, hắn vất bừa bộn xuống giường. Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào một xó nhà. Có khi máy tay, hắn quăng cả những vật gì thấy trên bàn, rồi lải nhải mắng Từ về tội không biết thu dọn nhà cho gọn ghẽ. Hắn nói chán rồi đi ngủ. Bấy giờ Từ mới dám đứng lên, treo quần áo cho hắn lên mắc và thu dọn tất cả những thức hắn đã vứt lổng chổng ra đầy nhà.
Lần đầu, Từ sửng sốt. Từ chẳng hiểu ra sao. Từ đoán chồng nghe ai nói nên ghen bóng, ghen gió chi đây. Từ khóc suốt đêm và dự định sẵn những câu để sáng hôm sau nói. Nhưng sáng hôm sau, hắn không để cho Từ phải nói. Hắn bẽn lẽn kêu mình đã quá chén hôm qua, hỏi Từ về những thủ đoạn vũ phu của mình rất buồn cười, rồi xin lỗi Từ, hôn hít các con như một người cha tốt. Hắn tuyên bố từ giờ chừa rượu và giữ được khá lâu, nhưng rồi lại uống và say như lần trước để làm những trò vừa buồn cười, vừa đáng sợ như lần trước. Cứ thế mãi, Từ quen đi, không giận nữa. Nhưng Từ lờ mờ hiểu nỗi đau khổ mà có lẽ chính Từ đã gây ra cho chồng. Từ hiểu và Từ buồn lắm, buồn lắm lắm. Còn gì buồn cho bằng mình biết mình làm khổ cho người mà mình yêu? Nhưng Từ biết làm sao được? Ðã nhiều lần Từ muốn ẵm con đi. Ðã nhiều lần, Từ muốn bỏ liều con để đi làm, Từ muốn hy sinh. Nhưng lòng Từ mềm yếu biết bao! Từ là vợ! Từ là mẹ. Từ sống với những tình cảm thông thường của đàn bà. Từ rất yêu chồng và thường nhận ra rằng chồng Từ cũng yêu Từ, cũng muốn có Từ. Những khi Từ ốm đau chẳng hạn. Hộ lo xanh mắt và thức suốt đêm để trông coi thuốc thang cho vợ. Ðối với các con cũng vậy. Chỉ xa chúng mấy ngày, Hộ đã nhớ và lúc về thấy các con chạy ra reo mừng và nắm lấy áo mình, thường thường Hộ cảm động đến ứa nước mắt. Hắn hôn hít chúng vồ vập lắm… Biết đâu hắn sẽ sung sướng khi không con, không vợ? Từ nghĩ về hắn: nghĩ thế nhưng Từ cũng chẳng dám tìm cách mà xa hắn. Mới nghĩ đến sự xa hắn, Từ đã phải thổn thức đến bật tiếng khóc ra được rồi… Từ đành chỉ cố ngoan ngoãn hơn, đáng yêu hơn. Từ nhịn mặc, nhịn ăn để bớt những món tiêu. Từ thu xếp cửa nhà ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng. Nhất là Từ hết sức ngăn những tiếng khóc, tiếng nô đùa của lũ con. Từ sợ cả nói với chồng. Bởi vậy ba lần nhìn chồng để toan nói, Từ thấy chồng đang đọc sách chăm chú quá, không dám nói lại cúi mặt xuống nhìn đứa con đang nằm trong lòng Từ.
Cao hứng Hộ bỗng ngoảnh mặt lên. Hắn vừa gặp được một đoạn hay lắm nên ngừng đọc, ngẫm nghĩ và để cho cái khoái cảm ngân ra trong lòng. Ðôi mắt hắn, tuy mới rời trang sách đã nhìn ngay lại phía Từ. Hắn mỉm cười, Từ cũng mỉm cười. Hắn bảo:
…………………………..
Một bữa no
Bà lão ấy hờ con suốt một đêm. Bao giờ cũng vậy cứ hết đường đất làm ăn là bà lại hờ con. Làm như chính tự con bà nên bây giờ bà phải đói. Mà cũng đúng như thế thật. Chồng bà chết từ khi nó mới lọt lòng ra. Bà thắt lưng buộc bụng, nuôi nó từ tấm tấm, tí tí giở đi. Cũng mong để khi mình già, tuổi yếu mà nhờ. Thế mà chưa cho mẹ nhờ đưọc một li, nó đã lăn cổ ra nó chết. Công bà thành công toi.
Con vợ nó không phải giống người. Nó có biết thương mẹ già đâu! Chồng chết vừa mới xong tang, nó đã vội vàng đi lấy chồng ngay, nó đem đứa con gái lên năm giả lại bà. Thành thử bà đã già ngót bảy mươi, lại còn phải làm còm cọm, làm mà nuôi đứa con gái ấy cho chúng nó. Hết xương, hết thịt vì con, vì cháu, mà nào được trông mong gì?
Nuôi cháu bảy năm trời, mãi cho đến khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con nuôi người ta lấy mười đồng. Thì cải mả cho bố nó đã mất tám đồng rồi. Còn hai đồng bà dùng làm vốn đi buôn, kiếm mỗi ngày dăm ba xu lãi nuôi thân. Có chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần đến chợ xa, thì mới kiếm nổi mỗi ngày mấy đồng xu. Sung sướng gì đâu! Ấy thế mà ông trời ông ấy cũng chưa chịu để yên. Năm ngoái đấy, ông ấy còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Có đồng nào hết sạch. Rồi chết thì không chết nhưng bà lại bị mòn thêm rất nhiều sức lực. Chân tay bà đã bắt đầu run rẩy. Người bà thỉnh thoảng tự nhiên bủn rủn. Đang ngồi mà đứng lên, hai mắt cũng hoa ra. Đêm nằm, xương cốt đau như giần. Đi đã thấy mỏi chân. Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ.
Tuy vậy mà bà vẫn phải ăn. Chao ôi! Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao? Thức ăn không bao giờ tự nhiên chạy vào mồm. Có làm thì mới có. Nhưng bây giờ yếu đuối rồi, bà không còn kham được những việc nặng nề, cũng không còn chịu đựng được nắng sương. Bà phải kiếm việc nhà, việc ở trong nhà. Ở làng này, chỉ có việc bế em, như một con bé mười một, mười hai tuổi. Mới đầu còn có nhiều người muốn thuê. Ai cũng nghĩ rằng: những bà già tính cẩn thận và chẳng bao nhiêu, bữa lưng bữa vực thế nào cũng đủ no; mà đã không no các cụ cũng chỉ lặng im, không ấm ức như những đồ trẻ nhãi, hơi một tí cũng đem chuyện nhà chủ đi kể với đủ mọi người hàng xóm… Nhưng thuê bà được ít lâu, tự nhiên người ta chán. Người ta nhận ra rằng: thuê một đứa trẻ con lại có phần thích hơn. Trẻ con cạo trọc đầu. Những lúc tức lên, có muốn cốc nó dăm ba cái thì cứ cốc. Chẳng ai kêu: ác! Nhưng bà lão đầu đã bạc. Người ta tức bà đến gần sặc tiết ra đằng mũi cũng không thể giúi đầu bà xuống mà cốc. Cũng không thể chửi. Mắng một câu, đã đủ mang tiếng là con người tệ. Mà bà thì lẩm cẩm, chậm chạp, lì rì. Bà rờ như thể xẩm rờ. Tay bà, đưa bát cơm lên miệng cũng run run. Cơm vương vãi. Tương mắm rớt ra mâm, rớt xuống yếm bà, rớt cả vào đầu tóc, mặt mũi, quần áo đứa bé nằm ở lòng bà. Rồi hơi trái gió, trở trời, bà lại đau mình. Suốt đêm bà thở dài với rên rẩm kêu trời. Có khi bà lại khóc lóc, hờ con. Nghe rợn cả người. Như vậy thì chịu làm sao được? Ấy thế là người ta lại phải tìm cớ tống bà đi. Bà lại phải gạ gẫm ở cho nhà khác… Không đầy một năm trời bà thay đổi đến năm, sáu chủ. Mỗi lần đổi chủ là một lần hạ giá. Thoạt tiên cơm nuôi tháng một đồng. Rồi cơm nuôi tháng năm hào. Rồi cơm nuôi, một năm bốn đồng. Rồi hai đồng. Rồi chẳng có đồng nào. Đến nước ấy mà cũng chẳng ma nào chịu được. Một hôm, người chủ cuối cùng sai bà xách hai cái lọ đi kín nước. Bà bào: bà chỉ có thể mang một lọ. Y đã lấy sự ấy làm khó chịu, nhưng cố nhịn. Nhưng một lọ cũng không xong. Bà xách một lọ nước đầy, ở dưới cầu ao bước lên bờ, chẳng biết bẩy rẩy thế nào mà ngã khuỵu xuống, vỡ tan cái lọ và què một bên tay. Nghe tiếng bà kêu, chủ nhà phải chạy ra đỡ bà về. Không ai có thừa cơm nuôi báo cô bà. Y bèn đãi bà năm hào cho bà về hưu trí. Từ ngày ấy đến nay tính ra đã hơn ba tháng rồi.
……………………………
Tất cả nội dung truyện ngắn trên đây đều có trong file tải, mời các bạn Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá Truyện ngắn Nam Cao để xem chi tiết.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/truyen-ngan-nam-cao/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Mẫu