Văn Học

Văn biểu cảm bao gồm những thể loại nào?

Các dạng văn biểu cảm

Tìm hiểu về văn biểu cảm

Văn biểu cảm là gì? Văn biểu cảm bao gồm những thể loại nào. Có thể nói văn biểu cảm là một bộ phận quan trọng trong kho tàng văn học Việt Nam. Trong bài viết này Tmdl.edu.vn xin chia sẻ các dạng văn biểu cảm thường gặp cũng như cách làm văn biểu cảm sao cho đúng, mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang xem bài: Văn biểu cảm bao gồm những thể loại nào?

1. Văn biểu cảm bao gồm những thể loại nào

  1. Thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút
  2. Chèo, tuồng, kịch nói
  3. Truyện truyền thuyết, cổ tích
  4. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A. Thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút

2. Khái niệm văn biểu cảm

Văn biểu cảm là một thể loại văn học mà ở đó người viết sử dụng các yếu tố tình cảm, cảm xúc để bày tỏ tâm tư, cách nhìn nhận, đánh giá về một sự vật, hiện tượng hay con người trong cuộc sống. Người viết qua đó còn khơi gợi những suy nghĩ, sự đồng cảm với người đọc.

3. Các bước làm văn biểu cảm

Bước 1: Tìm hiểu đề bài

Đọc kỹ đề bài, xác định rõ đối tượng được đề cập tới

Bước 2: Tìm ý chính

Tìm ý cho bài viết gồm các nội dung gì, đi theo trình tự nào. Chỗ nào sử dụng yếu tố biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.

Lựa chọn các yếu tố khác để hỗ trợ cho thể loại chính (lưu ý có nên cho yếu tố tự sự, miêu tả hay không, có thì cho vào đâu để phù hợp)

Bước 3: Lập dàn bài

Từ những ý đã tìm triển khai thành dàn bài hoàn chỉnh có mở bài, thân bài, kết bài

Bước 4: Viết bài

Tiến hành viết bài theo dàn ý đã lập sẵn, đảm bảo theo đúng mạch cảm xúc đã đề ra.

Bước 5: Đọc lại và chỉnh sửa

Đọc lại bài và sửa lỗi (nếu có). Chú ý các lỗi về dùng từ, diễn đạt…

4. Cách làm các dạng văn biểu cảm

Biểu cảm về người

Đây là dạng biểu cảm bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết về con người. Thường là những tình cảm yêu thương, thương mến hay nỗi nhớ nhung da diết.

Các dạng biểu cảm về người như biểu cảm người thân (ông, bà, cha mẹ…). Hoặc các loại biểu cảm người bạn, thầy cô…

Cách làm văn biểu cảm về người

Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhân vật biểu cảm nhắc trong bài, tình cảm đối với nhân vật.

Thân bài:

– Miêu tả sơ qua về nhân vật biểu cảm. Giúp người đọc hình dung rõ về đối tượng được giới thiệu

– Bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình về nhân vật đó (có thể bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc cả trực tiếp lẫn gián tiếp)

– Phần biểu cảm có thể theo trình tự từ miêu tả đến biểu cảm hoặc qua những câu chuyện, kỉ niệm với nhân vật để bày tỏ cảm xúc của mình với nhân vật.

Kết bài:

– Khẳng định lại tình cảm của mình đối với nhân vật

– Bày tỏ quan điểm và đánh giá về nhân vật (nếu có)

Biểu cảm về sự vật

Đối tượng của biểu cảm về sự vật có thể hình ảnh dòng sông, cây cối, đồ vật, con vật… Qua đó bày tỏ tình cảm, đánh giá của mình về sự vật được nhắc tới.

Cách làm văn biểu cảm về sự vật

Mở bài: Giới thiệu khái quát về sự vật được đề cập tới

Thân bài:

– Miêu tả sơ qua về sự vật được miêu tả

– Đối với sự vật thường đi theo trình tự từ kể chuyện, miêu tả để bày tỏ cảm xúc của mình đối với nó

Kết bài:

– Khẳng định lại tình cảm của mình đối với sự vật được nhắc tới

– Mở rộng vấn đề: đánh giá, đưa ra nhận định hoặc kêu gọi sự đồng tình về sự vật.

Biểu cảm về một tác phẩm văn học

Đây là một dạng khó của thể văn biểu cảm. Trong đó, người viết bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của mình về tác phẩm văn học. Từ đó có những đánh giá, nhận định về nghệ thuật và nội dung mà tác phẩm đề cập tới.

Cách làm văn biểu cảm về một tác phẩm văn học

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm văn học mà mình cảm nhận

Thân bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm để người đọc dễ hình dung về tác phẩm đó.

– Phân tích tác phẩm dựa vào nghệ thuật đến nội dung. Từ đó bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm đó.

– Đánh giá về nghệ thuật chung bao trùm trong toàn bộ tác phẩm.

Kết bài:

– Khẳng định lại cảm nghĩ của mình được nêu ra về tác phẩm

– Mở rộng: So sánh với các tác phẩm khác cùng đề tài thấy cái hay của tác phẩm mình. Từ đó có đánh giá khách quan về nhận định của mình đối với tác phẩm.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Tmdl.edu.vn.

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button