Giáo dục

Vật Lí 9 Bài 5: Đoạn mạch song song – Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 5

Vật Lí 9 Bài 5: Đoạn mạch song song được Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 5

Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch song song

– Đoạn mạch gồm n điện trở mắc song song được biểu diễn như hình vẽ:

Bạn đang xem bài: Vật Lí 9 Bài 5: Đoạn mạch song song – Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 5

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 5

Trong đó: R1, R2,…,Rn là các điện trở

UAB là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch

I1, I2,…,In lần lượt là cường độ dòng điện qua mỗi điện trở

IAB là cường độ dòng điện qua mạch chính

+ Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy trong các đoạn mạch rẽ:

IAB = I1 + I2 +…+ In

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ:

UAB = U1 = U2 = … = Un

– Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song, cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 5

Điện trở tương đương của đoạn mạch song song

Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song thì nghịch đảo của điện trở tương đương bằng tổng các nghịch đảo của từng điện trở thành phần:

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 5

Mở rộng với đoạn mạch gồm n điện trở mắc song song:

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 5

Liên hệ thực tế

Những đường dây điện trung thế, cao thế chạy ngoài trời thường không có vỏ bọc cách điện. Chim chóc khi bay thường hay đậu lên những đường dây điện này mà không bị điện giật chết ⇒ Khi chim đậu lên đường dây điện, cơ thể chim tạo thành một điện trở mắc song song với đoạn dây điện giữa hai chân chim. Do điện trở Rc của cơ thể chim lớn hơn rất nhiều so với điện trở Rđ của đoạn dây dẫn giữa hai chân chim nên cường độ dòng điện qua cơ thể chim rất nhỏ và không gây tác hại đến chim.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 5

Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 5

Bài C1 (trang 14 SGK Vật Lý 9)

Quan sát sơ đồ mạch điện như hình 5.1 (SGK) và cho biết các điện trở R1, R2 được mắc với nhau như thế nào. Nêu vai trò của vôn kế và ampe kế trong sơ đồ đó.

Bài C1 (trang 14 SGK Vật Lý 9)

Lời giải:

Sơ đồ mạch điện hình 5.1 SGK cho biết R1 được mắc song song với R2. Ampe kế đo cường độ dòng điện chạy trong mạch chính. Vôn kế đo hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở, đồng thời là hiệu điện thế của cả mạch.

Bài C2 (trang 14 SGK Vật Lý 9)

Hãy chứng minh rằng đối với một đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song, cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó: I1/I2 = R2/R1

Lời giải:

Ta có hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U1 = U2

Bài C2 (trang 14 SGK Vật Lý 9)

Bài C3 (trang 15 SGK Vật Lý 9)

Bài C3 (trang 15 SGK Vật Lý 9)

Lời giải:

Bài C3 (trang 15 SGK Vật Lý 9)

Bài C4 (trang 15 SGK Vật Lý 9)

Trong phòng học đang sử dụng một đèn dây tóc và một quạt trần có cùng hiệu điện thế định mức 220V. Hiệu điện thế của nguồn là 220V. Mỗi đồ dùng đều có công tắc và cầu chì bảo vệ riêng.

– Đèn và quạt được mắc thế nào vào nguồn để chúng hoạt động bình thường?

– Vẽ sơ đồ mạch điện đó. Cho kí hiêu sơ đồ của quạt điện là: Bài C4 (trang 15 SGK Vật Lý 9)

– Nếu đèn không hoạt động thì quạt có hoạt động không? Vì sao?

Lời giải:

– Đèn và quạt được mắc song song vào nguồn 220V để chúng hoạt động bình thường.

– Sơ đồ mạch điện như hình dưới
Giải bài tập Vật Lý 9 | Để học tốt Vật Lý 9

– Nếu đèn không hoạt động thì quạt vẫn hoạt động vì quạt vẫn được mắc vào hiệu điện thế đã cho.

Bài C5 (trang 16 SGK Vật Lý 9)

Cho hai điện trở R1 = R2= 30Ω được mắc như sơ đồ hình 5.2a (SGK).

– Tính điện trở tương đương của đoạn mạch đó.

– Nếu mắc thêm một điện trở R3 = 30Ω vào đoạn mạch trên (hình 5.2b SGK) thì điện trở tương đương của đoạn mạch mới bằng bao nhiêu?

So sánh điện trở đó với mỗi điện trở thành phần

Bài C5 (trang 16 SGK Vật Lý 9)

Lời giải:

Bài C5 (trang 16 SGK Vật Lý 9)

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 5 có đáp án

Bài 1: Cho mạch điện có sơ đồ  như hình bên . Hiệu điện thế U = 48V. Biết rằng:- Khi khóa K1 đóng, khóa K2 mở thì ampe kế chỉ 2,4A – Khi khóa K1 mở, khóa K2 đóng thì ampe kế chỉ 5A

11

Tính điện trở R1, R2?

1

Lời giải

– Khi khóa K1 đóng , khóa K2 mở thì ampe kế chỉ 2,4A

thì dòng điện chỉ đi qua điện trở R1

Cho nên điện trở R1

Đáp án: C

Bài 2: Cho mạch điện có sơ đồ  như hình bên . Hiệu điện thế UAB = 48V. Biết R1 = 16 , R2 = 24 . Khi mắc thêm điện trở R3 vào hai điểm C và D thì ampe kế chỉ 6A. Hãy tính điện trở R3?

1

A. R3 = 16Ω

B. R3 = 48Ω

C. R3 = 24Ω

D. R4 = 32Ω

Lời giải

Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là:

1

Số chỉ của ampe kế là  1

Khi mắc thêm điện trở R3 vào hai đầu đoạn mạch CD thì các điện trở R1, R2, R3 mắc song song , cho nên cường độ dòng điện qua điện trở R3 là

1

Giá trị của điện trở R3 là 1

Đáp án: B

Bài 3: Một đoạn mạch gồm ba điện trở R= 9 , R2 = 18 và R3 = 24 được mắc vào hiệu điện thế U = 3,6V như sơ đồ bên

1

Số chỉ của ampe kế A và A1 là:

A. 0,5A và 0,4A

B. 0,6A và 0,35A

C. 0,75A và 0,6A

D. 0,07A và 0,13A

Lời giải

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm Rvà R2 mắc song song là

1

Điện trở tương đương của đoạn mạch là  1

+ Số chỉ của ampe kế A là  1

Số chỉ của ampe kế A1 là 1

Đáp án: C

Bài 4: Cho một hiệu điện thế U = 1,8V và hai điện trở R1, R2. Nếu mắc nối tiếp hai điện trở vào hiệu điện thế U thì dòng điện đi qua chúng có cường độ I1 = 0,2A; nếu mắc song song hai điện trở vào hiệu điện thế U thì dòng điện mạch chính có cường độ I2 = 0,9A. Tính R1, R2?

A. R1 = 3Ω , R2 = 6Ω

B. R1 = 2Ω , R2 = 4Ω

C. R1 = 2Ω , R2 = 9Ω

D. R1 = 3Ω , R2 = 9Ω

Lời giải

+ Khi  R1, R2 mắc nối tiếp nên 1

+ Khi R1, R2 mắc song song nên 1

Cho nên  1 (2)

Giả sử R1 < R2  nên R1 < 5

Từ (1) ta có

R2 = 9 − R1  thay vào (2) ta có :

1

R1 < 5, nên R1 = 3, do đó  R2 = 6

Vậy  1

Đáp án: A

Bài 5: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc song song với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi U, U1, U2 lần lượt là hiệu điện thế qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?

A. U = U1 = U2

B. U = U1 + U2

C. U ≠ U1 = U2

D. U1 ≠ U2

Lời giải

Ta có, trong đoạn mạch mắc song song thì:

Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ.

U = U1 = U2 = … = Un

Đáp án: A

Bài 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song?

A. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.

B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch

D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.

Lời giải

A, C, D – đúng

B – sai vì: Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ:

U = U1 = U2 = … = Un

Đáp án: B

Bài 7: Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc song song?

1

Lời giải

Ta có:

Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ:  1

Đáp án: A

Bài 8: Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là đúng?

1

Lời giải

A – sai vì:  1

B – sai vì:  1

C – đúng

D – sai vì  1

Đáp án: C

Bài 9: Cho hai điện trở R1 = R2 = 20Ω  . Được mắc như sơ đồ

1

Điện trở tương đương của đoạn mạch AC có giá trị là:

A. 20Ω

B. 40Ω

C. 10Ω

D. 80Ω

Lời giải

Điện trở tương đương của đoạn mạch được tính theo công thức

1

Đáp án: C

Bài 10: Cho mạch điện có sơ đồ  như hình bên  trong đó điện trở R1 = 18Ω , R= 12Ω . Vôn kế chỉ 36V

1

Số chỉ của ampe kế A1 là:

A. 1,2A

B. 3A

C. 5A

D. 2A

Lời giải

+ Hiệu điện thế của hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa các đoạn mạch

U = U1 = U2

+ Số chỉ của ampe kế A1 là cường độ dòng điện đi qua điện trở R1

Vậy số chỉ của ampe kế A1 là:  1

Đáp án: D

Bài 11: Cho mạch điện có sơ đồ  như hình bên  trong đó điện trở R= 15 Ω, R2 = 10Ω . Ampe kế A1 chỉ 0,5A

1

Số chỉ của vôn kế là:

A. 7,5V

B. 5V

C. 12,5V

D. 3V

Lời giải

+ Vì hai điện trở R1 và R2 mắc song song nên U = U= U2

+ Vậy số chỉ của vôn kế là

U = U1 = I1R1 = 0,5.15 = 7,5V

Đáp án: A

Bài 12: Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên  trong đó điện trở R1 = 52,5 Ω. Vôn kế chỉ 84V. Ampe kế A chỉ 4,2A. Điện trở R2 = ?

1

A. 52,5Ω

B. 32,3Ω

C. 20Ω

D. 21Ω

Lời giải

+ Số chỉ của ampe kế A1 là  1

+ Số chỉ của ampe kế A2 là  1

+ Điện trở R2 là  1

Đáp án: B

******************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 9 Bài 5: Đoạn mạch song song do Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Đoạn mạch song song. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá

Chuyên mục: Vật Lý 9

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/vat-li-9-bai-5-doan-mach-song-song/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button