Giáo dục

Vật Lí 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu – Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 55

Vật Lí 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu được Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 55

Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng

Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta (trừ vật màu đen). Ta gọi đó là màu của vật.

Bạn đang xem bài: Vật Lí 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu – Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 55

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 55

Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật

Các vật màu thông thường là các vật không tự phát ra ánh sáng, chúng chỉ có khả năng tán xạ (hắt lại theo mọi phương) ánh sáng chiếu đến chúng.

– Vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu.

– Vật có màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng các màu khác.

– Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.

Ví dụ:

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 55

– Khi chiếu 3 vật màu xanh lục, màu trắng, màu đỏ bằng ánh sáng trắng trên nền trắng thì ta thấy 3 vật đó vẫn có màu xanh lục, màu trắng, màu đỏ.

– Khi chiếu 3 vật màu xanh lục, màu trắng, màu đỏ bằng ánh sáng đỏ thì ta thấy:

+ Vật có màu xanh lục gần như là vật có màu đen ⇒ màu xanh lục tán xạ kém ánh sáng đỏ.

+ Vật có màu trắng như là vật có màu đỏ ⇒ màu xanh lục tán xạ tốt ánh sáng đỏ.

+ Vật màu đỏ vẫn có màu đỏ ⇒ màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ.

Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 55

Bài C1 (trang 144 SGK Vật Lý 9)

Đặt các vật dưới ánh sáng trắng.

– Nếu thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì có ánh sáng màu nào truyền từ vật vào mắt ta?

– Nếu thấy vật màu đen thì sao?

Lời giải:

– Khi nhìn thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì có ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh lục truyền từ các vật đó vào mắt.

– Khi nhìn thấy vật màu đen thì không có ánh sáng màu nào truyền từ vật đến mắt. Ta nhìn thấy vật màu đen vì có ánh sáng từ các vật bên cạnh truyền đến mắt ta.

Bài C2 (trang 145 SGK Vật Lý 9)

Rút ra nhận xét về màu của các vật màu đỏ, xanh lục, đen và trắng khi chiếu chúng bằng ánh sáng đỏ.

Lời giải:

Dưới ánh sáng đỏ, vật màu trắng có màu đỏ. Vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ.

Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đỏ vẫn có màu đỏ. Vậy vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ.

Dưới ánh sáng đỏ, vật màu xanh lục gần như trở thành màu đen. Vậy vật màu xanh lục tán xạ rất yếu ánh sáng màu đỏ.

Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đen vẫn có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng đỏ.

Bài C3 (trang 145 SGK Vật Lý 9)

Hãy rút ra nhận xét và kết luận khi chiếu ánh sáng xanh lục vào các vật màu đỏ, màu xanh lục, màu đen và màu trắng.

Lời giải:

– Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu trắng có màu xanh. Vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng xanh lục.

– Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu đỏ gần như trở thành màu đen. Vậy vật màu đỏ tán xạ rất kém ánh sáng xanh lục.

– Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu xanh lục vẫn có màu xanh lục. Vậy vật màu xanh lục tán xạ tốt ánh sáng xanh lục.

– Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu đen vẫn có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng xanh lục.

Bài C4 (trang 145 SGK Vật Lý 9)

Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu gì? Trong đêm tối ta thấy nó có màu gì? Tại sao?

Lời giải:

Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu xanh vì chúng tán xạ tốt ánh sáng xanh trong chùm sáng của Mặt Trời. Trong đêm tối, ta thấy chúng có màu đen vì không có ánh sáng chiếu đến chúng và chúng chẳng có gì để tán xạ.

Bài C5 (trang 145 SGK Vật Lý 9)

Đặt một tấm kính đỏ (hay một mẩu giấy bóng kính đỏ) trên một tờ giấy trắng rồi chiếu ánh sáng trắng vào tấm kính. Nhìn tờ giấy qua tấm kính ta sẽ thấy nó có màu gì? Tại sao? Nếu thay tờ giấy trắng bằng tờ giấy xanh thì ta sẽ thấy có màu gì? Tại sao?

Lời giải:

Đặt một tấm kính đỏ trên một tờ giấy trắng, rồi chiếu ánh sáng trắng vào tấm kính ta sẽ thấy tờ giấy màu đỏ.

Ta giải thích như sau: Ánh sáng đỏ trong chùm ánh sáng trắng truyền qua được tấm kính đỏ, rồi chiếu vào tờ giấy trắng. Tờ giấy trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ. Ánh sáng đỏ này lại truyền qua tấm kính đỏ theo chiều ngược lại, vào mắt ta. Vì thế ta thấy tờ giấy màu đỏ. Chú ý là không được nhìn tấm kính theo phương phản xạ ánh sáng. Vì khi đó ánh sáng phản xạ ở mặt trên của tấm kính sẽ truyền vào mắt ta làm ta bị lóa và ta thấy ánh sáng trắng.

Nếu thay tờ giấy trắng bằng tờ giấy xanh thì ta sẽ thấy tờ giấy màu đen. Vì tờ giấy xanh tán xạ kém ánh sáng đỏ.

Bài C6 (trang 145 SGK Vật Lý 9)

Tại sao khi đặt một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng ta thấy nó có màu đỏ, khi đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng ta thấy nó có màu xanh…?

Lời giải:

Trong chùm sáng trắng có đủ mọi ánh sáng màu. Khi đặt một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng, ta thấy nó có màu đỏ vì nó tán xạ tốt ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng. Tương tự như vậy, đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng ta sẽ thấy vật màu xanh.

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 55 có đáp án

Bài 1: Khi thấy vật màu trắng thì ánh sáng đi vào mắt ta có màu:

A. đỏ

B. xanh

C. Vàng

D. trắng

Lời giải

Ta có: Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta (trừ vật màu đen). Ta gọi đó là màu của vật.

=> Khi thấy vật màu trắng thì ánh sáng đi vào mắt ta có màu trắng

Đáp án: D

Bài 2: Chọn phát biểu đúng

A. Khi nhìn thấy vật có màu nào (trừ vật đen) thì có ánh sáng màu đó đi vào mắt ta.

B. Tấm lọc màu nào thì hấp thụ tốt ánh sáng màu đó.

C. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu vàng ta thu được ánh sáng trắng.

D. Các đèn LED phát ra ánh sáng trắng.

Lời giải

Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta (trừ vật màu đen). Ta gọi đó là màu của vật.

Bạn đang xem bài: Vật Lí 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu – Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 55

=> A – đúng

B, C, D – sai

Đáp án: A

Bài 3: Khi nhìn thấy vật màu đen thì

A. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng trắng

B. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng xanh

C. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng đỏ

D. không có ánh sáng từ vật truyền tới mắt

Lời giải

Khi nhìn thấy vật màu đen thì không có ánh sáng từ vật truyền tới mắt

Đáp án: D

Bài 4: Chọn câu đúng.

A. Tờ bìa đỏ để dưới ánh sáng nào cũng có màu đỏ

B. Tờ giấy trắng để dưới ánh sáng đỏ vẫn thấy trắng

C. Mái tóc đen ở đâu cũng thấy là mái tóc đen

D. Hộp bút màu xanh để trong phòng tối vẫn thấy màu xanh

Lời giải

A, B, D – sai vì:

+ Vật có màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu.

+ Vật có màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng các màu khác.

C – đúng vì: Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nà nên mái tóc đen ở đâu cũng thấy là mái tóc đen.

Đáp án: C

Bài 5: Ca dao có câu:

“Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”

Tại sao trong nước lại có ánh trăng vàng?

A. Mặt nước có tác dụng như một thấu kính, vì vậy ánh sáng sáng từ Mặt Trăng truyền tới phản xạ trên mặt nước tạo thành ảnh của Mặt Trăng dưới nước

B. Mặt nước có tác dụng như một lăng kính, vì vậy ánh sáng sáng từ Mặt Trăng truyền tới phản xạ trên mặt nước tạo thành ảnh của Mặt Trăng dưới nước

C. Mặt nước có tác dụng như một gương phẳng, vì vậy ánh sáng sáng từ Mặt Trăng truyền tới phản xạ trên mặt nước tạo thành ảnh của Mặt Trăng dưới nước

D. Mặt nước có tác dụng như một gương cầu, vì vậy ánh sáng sáng từ Mặt Trăng truyền tới phản xạ trên mặt nước tạo thành ảnh của Mặt Trăng dưới nước

Lời giải

Mặt nước có tác dụng như một gương phẳng, vì vậy ánh sáng sáng từ Mặt Trăng truyền tới phản xạ trên mặt nước tạo thành ảnh của Mặt Trăng dưới nước. Vì vậy trong nước có ánh trăng

Đáp án: C

Bài 6: Chọn phương án đúng?

A. Vật có màu trắng chỉ có khả năng tán xạ ánh trắng

B. Vật có màu nào thì tán xạ yếu ánh sáng màu đó

C. Vật có màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng các màu khác

D. Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng nào

Lời giải

Ta có:

– Vật có màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu.

– Vật có màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng các màu khác.

– Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.

=> Các phương án:

A, B, C – sai

D – đúng

Đáp án: D

Bài 7: Dưới ánh sáng đỏ, ta thấy một người mặc áo đỏ. Dưới ánh sáng trắng thì chiếc áo đỏ đó chắc chắn không phải là chiếc áo màu:

A. trắng

B. đỏ

C. hồng

D. tím

Lời giải

Ta có: Dưới ánh sáng đỏ, ta thấy một người mặc áo đỏ tức là áo đó phải có màu tán xạ mạnh được màu đỏ.

Mà ta biết:

+ Áo màu đỏ thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đỏ

+ Áo màu trắng thì tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu

+ Áo màu hồng thì tán xạ một phần ánh sáng màu đỏ

+ Áo màu tím thì tán xạ mạnh ánh sáng màu tím và tán xạ kém ánh sáng màu đỏ

=> Do đó, dưới ánh sáng trắng thì chiếc áo đó chắc chắn không phải là chiếc áo màu tím

Đáp án: D

Bài 8: Dưới ánh sáng đỏ và dưới ánh sáng lục, ta thấy một dòng chữ có màu đen. Vậy dưới ánh sáng trắng, dòng chữ ấy sẽ có màu:

A. đỏ

B. vàng

C. lục

D. xanh thẫm, tím hoặc đen

Lời giải

Dưới ánh sáng đỏ và dưới ánh sáng lục, ta thấy một dòng chữ có màu đen.

Vậy dưới ánh sáng trắng, dòng chữ ấy sẽ có màu xanh thẫm, tím hoặc đen.

Đáp án: D

Bài 9: Dưới ánh sáng trắng, trên một bức tranh vẽ chiếc ô tô, ta thấy: lốp xe màu đen, người lái mặc áo trắng, đội mũ xám, đầu ô tô có cắm một lá cờ đỏ. Dưới ánh sáng đỏ, các vật đó sẽ có màu gì?

1

A. Phương án A

B. Phương án B

C. Phương án C

D. Phương án D

Lời giải

Dưới ánh sáng đỏ, các vật đó sẽ có màu:

+ Chiếc lốp có màu đen vì màu đen không tán xạ bất cứ ánh sáng màu nào

+ Áo người lái có màu đỏ vì màu trắng tán xạ tất cả các ánh sáng màu

+ Mũ có màu đen vì màu xám tán xạ rất kém ánh sáng đỏ

+ Lá cờ có màu đỏ vì màu đỏ tán xạ ánh sáng màu đỏ

Đáp án: B

Bài 10: Thắp sáng một đèn LED lục bên cạnh một đèn quả nhót đỏ đang sáng, ta sẽ thấy gì?

A. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu đỏ

B. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu lục

C. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu vàng

D. Ánh sáng đèn LED vẫn có màu lục, ánh sáng đèn quả nhót vẫn có màu đỏ

Lời giải

Thắp sáng một đèn LED lục bên cạnh một đèn quả nhót đỏ đang sáng, ta sẽ thấy có màu vàng vì sự trộn ánh sáng của hai màu lục và đỏ cho ra màu vàng.

Đáp án: C

Bài 11: Ghép mỗi phần a, b, c,d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng

1

A. a→3,b→1,c→4,d→2

B. a→3,b→4,c→1,d→2

C. a→2,b→3,c→4,d→1

D. a→2,b→1,c→4,d→3

Lời giải

Các phần được ghép tương ứng là:

+ Ta nhìn thấy một vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó đi từ vật tới mắt

+ Màu sắc của các vật mà ta thường nói hàng ngày là màu sắc của chúng dưới ánh sáng trắng

+ Tuy nhiên, màu sắc các vật mà ta thấy được phụ thuộc vào màu sắc ánh sáng chiếu vào vật đó

+ Một vật màu đỏ, đặt dưới ánh sáng lục sẽ có màu đen

Đáp án: B

Bài 12: Ghép mỗi phần ở cột A với mỗi phần ở cột B để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

1

A. a→4,b→2,c→3,d→1

B. a→4,b→3,c→1,d→2

C. a→1,b→2,c→4,d→3

D. a→1,b→4,c→2,d→3

Lời giải

Các phần được ghép tương ứng là:

+ Các vật không phát sáng thì không phải là các nguồn sáng. Ta nhìn được chúng vì chúng tán xạ ánh sáng từ các nơi chiếu đến

+ Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật rất khác nhau nên dưới ánh sáng trắng, mỗi vật có một màu nhất định

+ Vật màu đỏ thì tán xạ tốt ánh sáng đỏ, nhưng tán xạ kém ánh sáng có màu khác

+ Vật màu đen không tán xạ bất kì một ánh sáng màu nào

Đáp án: B

******************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu do Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá

Chuyên mục: Vật Lý 9

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/vat-li-9-bai-55-mau-sac-cac-vat-duoi-anh-sang-trang-va-duoi-anh-sang-mau/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button