Giáo dục

Vật lý 12 bài 9: Sóng dừng là gì? Điều kiện để có sóng dừng, Khoảng cách giữa nút và bụng của sóng

Vật lý 12 bài 9: Sóng dừng là gì? Điều kiện để có sóng dừng, Khoảng cách giữa nút và bụng của sóng. Khi ở trong 1 nhà cao tầng bạn hét lớn sau khi hét xong bạn nghe thấy tiếng hét của bạn vọng lại, đây chính là do sóng âm đã phản xạ trên tường tới tai của bạn, và sóng dừng cũng có sự phản xạ như thế.

Vậy sóng dừng là gì? điều kiện nào để có sóng dừng trên 1 sợi dây chiều dài l có 2 đầu cố định? Khoảng cách giữa nút và bụng của sóng dừng được tính theo công thức nào? chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem bài: Vật lý 12 bài 9: Sóng dừng là gì? Điều kiện để có sóng dừng, Khoảng cách giữa nút và bụng của sóng

I. Sự phản xạ của sóng

1. Phản xạ của sóng trên vật cản cố định

– Khi phản xạ trên vật cản cố định, sóng phản xạ luôn luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.sự phản xạ của sóng2. Phản xạ của sóng trên vật cản tự do

– Khi phản xạ trên vật cản tự do, sóng phản xạ luôn luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.

II. Sóng dừng

– Sóng truyền trên sợi dây trong trường hợp xuất hiện các nút (điểm luôn luôn đứng yên) và các bụng (điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại) gọi là sóng dừng.

sóng dừng trên 1 sợi dây1. Sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định

– Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng:

 với (k = 1, 2, 3,…)

– Trong đó:

l: chiều dài dây

k: số bụng sóng

k + 1: số nút sóng

k: số bó sóng.

sóng dừng trên 1 sợi dây có 2 đầu cố định2. Sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do

– Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do là chiều dài của sợi dây phải bằng một số lẻ lần λ/4:

1571295485qvofoawov3 1639649805. với (k = 0, 1, 2, …)

– Trong đó:

l: chiều dài dây

k: số bụng sóng

k + 1: số nút sóng

k + 1: số bó sóng.

III. Bài tập về Sóng dừng, tính bước sóng

* Bài 1 trang 49 SGK Vật Lý 12: Sự phản xạ của sóng trên vật cản cố định có đặc điểm gì?

° Lời giải bài 1 trang 49 SGK Vật Lý 12: 

– Khi phản xạ trên vật cản cố định thì sóng phản xạ ngược pha với sóng tới tại điểm phản xạ cố định.

* Bài 2 trang 49 SGK Vật Lý 12: Sự phản xạ của sóng trên vật cản tự do có đặc điểm gì?

° Lời giải bài 2 trang 49 SGK Vật Lý 12: 

– Khi phản xạ trên vật cản tự do thì sóng phản xạ cùng pha với sóng tới tại điểm phản xạ tự do.

* Bài 3 trang 49 SGK Vật Lý 12: Sóng dừng được tạo thành vì nguyên nhân gì?

° Lời giải bài 3 trang 49 SGK Vật Lý 12: 

– Sóng dừng được tạo thành là do sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ.

* Bài 4 trang 49 SGK Vật Lý 12: Nút, bụng của sóng dừng là gì?

° Lời giải bài 4 trang 49 SGK Vật Lý 12: 

– Nút dao động là điểm tại đó, dao động tổng hợp của sóng tới và sóng phản xạ triệt tiêu nhau, có biên độ bằng 0 (không dao động).

– Bụng dao động là điểm tại đó, dao động tổng hợp của sóng tới và sóng phản xạ có biên độ cực đại (bằng tổng biên độ của hai nguồn).

* Bài 5 trang 49 SGK Vật Lý 12: Nêu điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định?

° Lời giải bài 5 trang 49 SGK Vật Lý 12: 

– Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài sợi dây bằng một số nguyên lần nửa bước sóng: l = k.(λ/2); (k là các số nguyên dương).

* Bài 6 trang 49 SGK Vật Lý 12: Nêu điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do?

° Lời giải bài 6 trang 49 SGK Vật Lý 12: 

– Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây dài có một đầu cố định, một đầu tự do là chiều dài của một sợi dây phải bằng một lẻ lần λ/4: l = (2k+1)(λ/4)

* Bài 7 trang 49 SGK Vật Lý 12: Chọn câu đúng. Tại điểm phản xạ thì sóng phản xạ:

A. luôn ngược pha với sóng tới

B. ngược pha với sóng tới nếu vật cản là cố định

C. ngược pha với sóng tới nếu vật cản là tự do.

D. cùng pha với sóng tới nếu vật cản là cố định

° Lời giải bài 7 trang 49 SGK Vật Lý 12: 

¤ Chọn đáp án: B.ngược pha với sóng tới nếu vật cản là cố định

– Nếu sóng tới gặp một vật cản cố định thì tại điểm phản xạ sóng tới ngược pha với sóng phản xạ.

* Bài 8 trang 49 SGK Vật Lý 12: Chọn câu đúng. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp bằng:

A. một bước sóng

B. hai bước sóng

C. một phần tư bước sóng.

D. một nửa bước sóng

° Lời giải bài 8 trang 49 SGK Vật Lý 12: 

¤ Chọn đáp án: D.một nửa bước sóng

– Trong sóng dừng, khoảng cách giữa hai bụng hoặc hai nút liên tiếp bằng nửa bước sóng.

* Bài 9 trang 49 SGK Vật Lý 12: Một dây đàn dài 0,6m hai đầu cố định dao động với một bụng độc nhất (ở giữa dây).

a) Tính bước sóng λ của sóng trên dây.

b) Nếu dây dao động với ba bụng thì bước sóng là bao nhiêu?

° Lời giải bài 9 trang 49 SGK Vật Lý 12: 

– Theo bài ra, dây hai đầu cố định nên ta có chiều dài dây là:  với k là số bụng sóng

a) Vì hai đầu cố định dao động với một bụng độc nhất (ở giữa dây) nên k = 1

⇒ Chiều dài dây thỏa mãn: 1571295488tauzbo1syq 1639649806

b) Dây có ba bụng sóng, ta có k = 3 ⇒ 

* Bài 10 trang 49 SGK Vật Lý 12: Trên một sợi dây dài 1,2m có một hệ sóng dừng. Kể cả hai đầu dây, thì trên đây có tất cả bốn nút. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là v = 80 m/s, tính tần số dao động của dây.

° Lời giải bài 10 trang 49 SGK Vật Lý 12: 

– Theo bài ra, kể cả hai đầu dây, thì trên đây có tất cả bốn nút nên ta có 3 bụng sóng.

1571295491gv1c22j4fq 1639649806

⇒ Tần số dao động trên dây: 15712954966euafw1dno 1639649806.

 

Hy vọng với bài viết về Sóng dừng là gì? Điều kiện để có sóng dừng, Khoảng cách giữa nút và bụng của sóng cùng bài tập vận dụng ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/vat-ly-12-bai-9-song-dung-la-gi/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button