Giáo dục

Vật lý 7 bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng, Gương phẳng

Vật lý 7 bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng, Gương phẳng. Dùng đèn pin chiếu một tia sáng lên một gương phẳng đặt trên bàn, (ánh sáng phản xạ trên gương phẳng) ta thu được một vết sáng trên tường. Phải để đèn pin theo hướng nào để vết sáng đến đúng một điểm A cho trước trên tường?

Để giải đáp câu hỏi trên, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết về sự phản xạ của ánh sáng qua gương phẳng và Định luật phản xạ ánh sáng được phát biểu như thế nào? qua bài viết đưới đây.

Bạn đang xem bài: Vật lý 7 bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng, Gương phẳng

I. Gương phẳng

– Hàng ngày, chúng ta hay dùng gương phẳng để soi (hình của mình hay các vật khác trong gương).

thí nghiệm phản xạ ánh sáng của gương phẳng– Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.

II. Định luật phản xạ ánh sáng

– Thí nghiệm: Chiếu tia SI lên gương phẳng đặt vuông góc với một tờ giấy như hình 4.2. Tia này đi là là trên mặt tờ giấy khi gặp gương bị hắt lại, cho tia IR gọi là tia phản xạ. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.

thí nghiệm định luật phản xạ ánh sáng

1. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào?

– Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và đường pháp tuyến (đường thẳng vuông góc với mặt gương) IN tại điểm tới I.

2. Phương của tia phản xạ quan hệ thế nào với phương của tia tới

– Phương của tia phản xạ xác định bằng góc NIR = i’ gọi là góc phản xạ

– Phương của tia tới xác định bằng góc SIN = i gọi là góc tới

→ Kết luận: Góc phản xạ luôn bằng góc tới (i = i’).

3. Định luật phản xạ ánh sáng

• Nội dung định luật phản xạ anh sáng:

– Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.

– Góc phản xạ bằng góc tới.

4. Biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ

biểu diễn Tia tới và tia phản xạIII. Bài tập vận dụng nội dung định luật phản xạ ánh sáng

* Trên hình 4.4 vẽ một tia tới SI chiếu lên một gương phẳng M.

bài tập vận dụng định luật phản xạ ánh sánga) Hãy vẽ tia phản xạ.

b) Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải đặt gương như thế nào? Vẽ hình.

° Lời giải:

a) Tia phản xạ được vẽ như hình saulời giải bài tập định luật phản xạ ánh sáng

* Cách vẽ như sau:

– Trong mặt phẳng tới chứa tia SI và gương phẳng M, ta dựng pháp tuyến IN vuông góc với gương M tại điểm tới I.

– Dựng tia phản xạ IR bằng thước đo góc, sao cho góc phản xạ bằng góc tới: 1597637164fwg094bwpi

b) Để tia phản xạ hướng thẳng đứng thì:

thay đổi góc tia tới gương phẳng

* Cách vẽ như sau:

• Vì tia phản xạ IR phải có hướng thẳng đứng từ dưới lên theo yêu cầu bài toán nên:

– Đầu tiên ta vẽ tia tới SI và tia phản xạ IR như đề bài đã cho.

– Pháp tuyến IN luôn là tia phân giác của 1597637166fo9kqb56jd, do đó tiếp theo ta vẽ tia phân giác của góc 1597637166fo9kqb56jd.

– Đường phân giác IN này luôn vuông góc với gương tại điểm tới. Nên ta xác định được vị trí của mặt gương bằng cách quay gương sao cho mặt gương vuông góc với IN. Đây là vị trí gương cần xác định.

 

Tóm lại, với nội dung bài viết định luật phản xạ ánh sáng các em cần nhớ nội dung chính về: Định luật phản xạ ánh sáng (Tia phản xạ nằm cùng mặt phằng tia tới, góc phản xạ bằng góc tới) và Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/vat-ly-7-bai-4-dinh-luat-phan-xa-anh-sang-guong-phang/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button