Vật lý 8 bài 20: Nguyên tử, Phân tử chuyển động hay đứng yên: Thí nghiệm BƠ RAO là gì? hãy mô tả. Các em thấy khi trong lớp có 1 bạn nào đó xức dầu hay mở một lọ nước hoa, thì chỉ một lúc sau, gần như cả lớp đều có thể ngửi thấy mùi dầu hay nước hoa này, nguyên nhân có phải các nguyên tử, phân tử chuyển động trong không khí?
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bài nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? thí nghiệm BƠ-RAO là gì? Mô tả thí nghiệm BƠ-RAO qua bài 20 vật lý 8.
Bạn đang xem bài: Vật lý 8 bài 20: Nguyên tử, Phân tử chuyển động hay đứng yên: Thí nghiệm BƠ RAO là gì? hãy mô tả
I. Thí nghiệm BƠ-RAO
– Năm 1827 nhà bác học Brao-nơ (người Anh), khi quan sát các hạt phấn hóa trong nước bằng kính hiển vi đã phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. Ở thời kỳ đó, lý thuyết về vật chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử chưa ra đời nên ông không làm sao giải thích được chuyển động kỳ lạ này.
II. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
– Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía, chuyển động đó gọi là chuyển động nhiệt hỗn loạn, gọi tắt là chuyển động nhiệt hay còn gọi là chuyển động Bơ-Rao.
III. Chuyển động phân tử và nhiệt độ
– Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
> Lưu ý: Nhiệt độ không phải là yếu tố quyết định vận tốc của phân tử mà chỉ là yếu tố gây ảnh hưởng tới vận tốc nguyên tử phân tử.
IV. Câu hỏi và vận dụng
* Câu C1 trang 71 SGK Vật Lý 8: Quả bóng tương tự với hạt nào trong thí nghiệm của Brao- nơ?
* Lời giải:
– Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao- nơ.
* Câu C2 trang 71 SGK Vật Lý 8: Các học sinh tương tự với những hạt nào trong thí nghiệm của Brao- nơ?
* Lời giải:
– Các học sinh tương tự với những phân tử nước trong thí nghiệm của Brao- nơ.
* Câu C3 trang 72 SGK Vật Lý 8: Tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động?
* Lời giải:
– Do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng. Trong khi chuyển động, các phân tử nước va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng, làm cho các hạt phấn hoa cũng chuyển động hỗn độn không ngừng.
* Câu C4 trang 72 SGK Vật Lý 8: Đổ nhẹ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sun phát màu xanh (H.20.4). Vì nước nhẹ hơn nên nổi ở trên tạo thành một mặt phân cách giữa hai chất lỏng.Sau một thời gian, mặt phân cách này mờ dần rồi mất hẳn. Trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt. Nước và dung dịch đồng sun phát đã hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán.
Hãy dùng những hiểu biết của mình về nguyên tử, phân tử để giải thích cho hiện tượng trên.
* Lời giải
– Nước và dung dịch đồng sun phát dần hòa trộn vào nhau tạo thành chất lỏng màu xanh nhạt;
Vì các phân tử nước và đồng sun phát đều chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía, các phân tử đồng sun phát có thể chuyển động lên trên, xen vào khoảng cách giữa những phân tử nước và ngược lại các phân tử nước có thể chuyển động xuống dưới xen vào giữa khoảng cách của các phân tử đồng sun phát.
* Câu C5 trang 73 SGK Vật Lý 8: Tại sao trong nước hồ, ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?
* Lời giải:
– Trong nước hồ, ao, sông, biển luôn có không khí: Vì các phân tử không khí có thể nằm giữa khoảng cách của các phân tử nước. Đồng thời các phân tử không khí và các phân tử nước luôn chuyển động không ngừng nên dù nhẹ hơn, các phân tử không khí cũng không nổi lên và thoát ra khỏi nước được.
* Câu C6 trang 73 SGK Vật Lý 8: Hiện tượng khuyếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không? Tại sao?
* Lời giải:
– Hiện tượng khuếch tán sẽ xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ:
Vì khi tăng nhiệt độ thì các phần tử, nguyên tử chuyển động nhanh hơn, chúng tự hòa trộn với nhau nhanh hơn.
* Câu C7 trang 73 SGK Vật Lý 8: Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc đựng nước lạnh và một cốc đựng nước nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.
* Lời giải:
– Thuốc tím trong cốc nước nóng sẽ hòa tan nhanh hơn vì trong cốc nước nóng, nhiệt độ cao hơn nên các phân tử nước và các phân tử thuốc tím chuyển động hỗn độn nhanh hơn. Kết quả là hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn.
Trên đây là bài viết giúp các em trả lời được câu hỏi nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Hy vọng bài viết này hữu ích cho các em, mọi góp ý thắc mắc các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để Tmdl.edu.vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
Bản quyền bài viết thuộc trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Tmdl.edu.vn (tmdl.edu.vn)
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục