Giáo dục

Vật lý 9 bài 11: Bài tập vận dụng Định luật Ôm và Công thức tính Điện trở dây dẫn

Ở bài học trước các em đã biết điện trở dây dẫn phụ thuộc vào tiết diện của dây, chiều dài dây và vật liệu làm dây dẫn cùng công thức tính điện trở dây dẫn và định luật ôm.

Trong bài viết này, chúng ta cùng vận dụng Định luật Ôm, Công thức tính điện trở dây dẫn để giải một số bài tập cụ thể, qua đó giúp các em nắm vững nội dung lý thuyết và biết cách sử dụng định luật ôm đối với những đoạn mạch khác nhau.

Bạn đang xem bài: Vật lý 9 bài 11: Bài tập vận dụng Định luật Ôm và Công thức tính Điện trở dây dẫn

I. Công thức định luật Ôm, Công thức điện trở dây dẫn

1. Công thức định luật ôm

• Công thức định luật Ôm: 1630801761g5l86kv5jr 3

– Trong đó: U: Hiệu điện thế (V)

I: Cường độ dòng điện (A)

R: Điện trở dây dẫn (Ω)

• Công thức suy ra từ công thức định luật Ôm:

– Công thức tính Hiệu điện thế: 1630801761co743y50da 1

– Công thức tính điện trở dây dẫn: 16308017625qo0jks2ck 1

2. Công thức U, I, R trong đoạn mạch nối tiếp

• Cường độ dòng điện trong mạch có 2 điện trở mắc nối tiếp: 1630801762r1lwzekxht 1

• Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch: 1630801762kab7nq71k6 1

• Điện trở tương đương của đoạn mạch: 1571049062hwe68ea5yk 1630801762 1

– Khi đó: Hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó:

1571049063hlefkmkyjg 1630801763 1

3. Công thức U, I , R trong đoạn mạch song song

• Cường độ dòng điện trong mạch có 2 điện trở mắc song song: 163080176331f9ybuhqa 1

• Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch: 1630801763hk1ttiqy5i 1

• Điện trở tương đương của đoạn mạch: 15710490689hhhjnhp4i 1630801763 1

– Khi đó: Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó:

1571049070jianeohy06 1630801764 1

4. Công thức tính điện trở dây dẫn

– Công thức: 1571049072nl1pvzstq2 1630801764 1

– Trong đó:

R: Điện trở dây dẫn (Ω)

ρ: Điện trở suất (Ωm)

l: Chiều dài dây dẫn (m)

S: Tiết diện dây dẫn (m2).

II. Bài tập vận dụng Định luật Ôm và Công thức tính điện trở dây dẫn

Bài 1 trang 32 SGK Vật Lý 9: Một dây dẫn bằng nicrom dài 30m, tiết diện 0,3mm2 được mắc vào hiệu điện thế 220V. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này.

° Lời giải bài 1 trang 32 SGK Vật Lý 9:

– Theo bài ra, ta có: Chiều dài dây l = 30m; tiết diện dây S = 0,3mm2 = 0,3.10-6m2; ρ = 1,1.10-6Ω.m; Điện trở suất của nicrom là ρ = 1,1.10-6Ω.m; Hiệu điện thế U = 220V;

– Theo Công thức tính điện trở dây dẫn, ta có:

1571049073zh68d4pyd2 1630801764 1

– Theo Định luật Ôm, ta có Cường độ dòng điện chay qua dây dẫn là:1571051176c6cikwfa4r 1630801764 1

– Đáp số: R = 110(Ω); I = 2(A);

Bài 2 trang 32 SGK Vật Lý 9: Một bóng đèn khi sáng hơn bình thường có điện trở R1 = 7,5Ω và cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đó là I = 0,6 A. Bóng đèn này được mắc nối tiếp với một biến trở và chúng được mắc vào hiệu điện thế U = 12V như sơ đồ:bài 2 trang 32 sgk vật lý 9a) Phải điều chỉnh biến trở có trị số điện trở R2 là bao nhiêu để bóng đèn sáng bình thường?

b) Biến trở này có điện trở lớn nhất là Rb = 30Ω với cuộn dây dẫn được làm bằng hợp kim nikelin có tiết diện S = 1mm2. Tính chiều dài l của dây dẫn dùng làm biến trở này.

° Lời giải bài 2 trang 32 SGK Vật Lý 9:

– Theo bài ra, ta có: RĐ = R1 = 7,5Ω và IĐ(đm) = I = 0,6A; đèn nối tiếp biến trở; U = 12V;

a) Đèn sáng bình thường

Cách 1: Để bóng đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua mạch phải đúng là 0,6 A. Khi ấy điện trở tương đương của mạch là:

1571049076wvg7oj6gct 1630801765 1

– Theo sơ đồ thì các điện trở mắc nối tiếp nên: Rtd = R1 + R2 ⇒ R2 = Rtd – R1 = 20 – 7,5 = 12,5(Ω).

♦ Cách 2: Vì đèn và biến trở ghép nối tiếp nên để đèn sáng bình thường thì Ib = IĐ = IĐ(đm) = 0,6A và UĐ = UĐ đm = IĐ(đm); R1 = 0,6.7,5 = 4,5V.

– Hơn nữa: UĐ + Ub = U = 12V ⇒ Ub = 12 – UĐ = 12 – 4,5 = 7,5(V).

– Giá trị của biến trở khi này là: 1571049078wzum86h7cq 1630801765 1

b) Từ công thức tính điện trở dây dẫn:

1571051178lj65d1votl 1630801765 11571051180pv7bdm5wnf 1630801765 1

Bài 3 trang 33 SGK Vật Lý 9: Một bóng đèn có điện trở R1 = 600Ω được mắc song song với bóng đèn thứ hai có điện trở R2 = 900Ω vào hiệu điện thế UMN = 220V như sơ đồ dưới (hình 11.2 sgk). Dây nối từ M tới A và từ N tới B là dây đồng, có chiều dài tổng cộng là l = 200m và có tiết diện S = 0,2mm2 . Bỏ qua điện trở của dây nối từ hai bóng đèn tới A và B.bài 3 trang 33 sgk vật lý 9a) Tính điện trở của đoạn mạch MN.

b) Tính hiệu điện thế dặt vào hai đầu của mỗi đèn.

° Lời giải bài 3 trang 33 SGK Vật Lý 9:

– Theo bài ra, ta có: Đèn 1: R1 = 600Ω; Đèn 2: R= 900Ω; UMN = 220V; dây đồng ρ = 1,7.10-8Ω.m và 1571049081dpg4uyb8ap 1630801766 1; S = 0,2mm2 = 0,2.10-6m2.

a) Tính điện trở của đoạn mạch MN

– Điện trở của dây nối từ M tới A và từ N tới B là:

15710490837q7xhsxdmm 1630801766 1

– Điện trở tương đương của R1 và R2 mắc song song là:

1571049085r5sfekxptj 1630801766 1

⇒ Điện trở của đoạn mạch MN là RMN = Rd + R12 = 17 + 360 = 377(Ω).

b) Tính hiệu điện thế dặt vào hai đầu của mỗi đèn.

♦ Cách 1: Cường độ dòng điện mạch chính khi đó là:

15710490862tu6uh1dfo 1630801767 1

⇒ Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi đèn là: U1 = U2 = I.R12 = 0,5836.360 ≈ 210(V).

 

♦ Cách 2: Vì dây nối từ M tới A và từ N tới B coi như một điện trở tổng cộng bên ngoài Rd mắc nối tiếp với cụm hai đèn (R1//R2) nên ta có hệ thức (U12 là hiệu điện thế hai đầu mỗi đèn: U12 = UĐ1 = UĐ2):

15710490883pjuozgpvp 1630801767 115710490900n8i0o37bu 1630801767 1

– Mặt khác: Ud + U12 = UMN = 220V

157104909124vwcbjm42 1630801767 1157104909386xtr20ih8 1630801768 1

– Vậy hiệu điện thế đặt vào hai đầu của mỗi đèn là UĐ1 = UĐ2 = 210V.

Hy vọng với bài viết về một số dạng Bài tập vận dụng Định luật Ôm và Công thức tính Điện trở dây dẫn ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/bai-tap-van-dung-dinh-luat-om-va-cong-thuc-tinh-dien-tro-day-dan/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button