Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi hoà vào dòng người vào lăng viếng Bác – khổ thơ thứ hai
Bạn đang xem bài: Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi hoà vào dòng người vào lăng viếng Bác – khổ thơ thứ hai
Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi hoà vào dòng người vào lăng viếng Bác – khổ thơ thứ hai
I. Dàn ý Đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi hoà vào dòng người vào lăng viếng Bác – khổ thơ thứ hai (Chuẩn)
1. Mở đoạn
Giới thiệu về bài thơ Viếng lăng Bác và nội của khổ thơ thứ 2: cảm xúc của tác giả khi hoà vào dòng người vào lăng viếng Bác.
2. Thân đoạn
* Tấm lòng kính trọng, biết ơn đối với Bác:
– Mặt trời trong câu thơ đầu tiên mang ý nghĩa tả thực về một vật thể của tự nhiên có thể mang đến ánh sáng, sự sống cho con người.
– Hình ảnh “mặt trời trong lăng” ẩn dụ cho Bác và công lao to lớn của Bác với dân tộc.
→ Bác mang đến ánh sáng tự do, hòa bình cho hàng triệu con người Việt Nam.
-“rất đỏ” gợi liên tưởng về trái tim nhiệt huyết, tấm lòng vì dân vì nước của Bác.
* Nỗi tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Bác:
– Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh tả thực, đó là những con người Việt Nam vào viếng lăng Bác với sự biết ơn sâu sắc và nỗi bồi hồi, tiếc thương vô hạn.
– “Bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ cho 79 năm cuộc đời của Bác, đó là 79 năm cống hiến trọn vẹn của Bác cho non sông.
– “tràng hoa” ở đây cũng thật đặc biệt, bởi nó được kết nên từ tấm lòng yêu mến, biết ơn, thương nhớ của người dân Việt Nam dành cho Bác.
3. Kết đoạn
Nhận xét về giá trị của khổ thơ
II. Bài văn mẫu Đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi hoà vào dòng người vào lăng viếng Bác – khổ thơ thứ hai
1. Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi hoà vào dòng người vào lăng viếng Bác – khổ thơ thứ hai, mẫu 1 (Chuẩn)
Viếng lăng Bác đã ghi lại dòng cảm xúc nghẹn ngào của tác giả Viễn Phương khi lần đầu được đến thăm lăng Bác. Đặc biệt, trong khổ thơ thứ hai, nhà thơ đã thể hiện sự xúc động mạnh mẽ khi được vào thăm lăng, được nhìn thấy di hài của Người. “Mặt trời” trong câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ, đó không chỉ là một hình ảnh thực của tự nhiên mà còn biểu tượng cho công lao trời bể của Bác. Nếu mặt trời của tự nhiên mang ánh sáng, sự sống cho muôn loài thì Bác mang đến ánh sáng tự do, hòa bình cho hàng triệu con người Việt Nam. “Mặt trời trong lăng” ẩn dụ cho Bác và công lao to lớn của Bác với dân tộc. Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh tả thực, đó là những con người Việt Nam vào viếng lăng Bác với sự biết ơn sâu sắc và nỗi bồi hồi, tiếc thương vô hạn. “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc. Câu thơ thể hiện được tấm lòng thành kính, sự biết ơn của con người Việt Nam dành cho những cống hiến, hi sinh của Bác dành cho đất nước, dân tộc. “Bảy mươi chín mùa xuân” còn là hình ảnh hoán dụ, nó gợi liên tưởng đến 79 năm cuộc đời của Bác. Bảy mươi chín mùa xuân của Bác đã hòa nhập, dâng hiến để làm nên mùa xuân độc lập, tự do của đất nước.
2. Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi hoà vào dòng người vào lăng viếng Bác – khổ thơ thứ hai, mẫu 2 (Chuẩn)
Theo dòng người vào thăm lăng, tác giả Viễn Phương đã không giấu được những cảm xúc nghẹn ngào. Tình cảm kính trọng, biết ơn của nhà thơ dành cho Bác được thể hiện thông qua hình ảnh “mặt trời”. Nếu mặt trời trong câu thơ đầu tiên mang ý nghĩa tả thực về một vật thể của tự nhiên có thể mang đến ánh sáng, sự sống cho con người thì hình ảnh “mặt trời trong lăng” lại mang ý nghĩa biểu tượng. Mặt trời trong câu thơ thứ hai là ẩn dụ nghệ thuật độc đáo, hình ảnh ấy thể hiện được tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhà thơ và hàng triệu con người Việt Nam dành cho Bác. Bác đã mang đến ánh sáng độc lập, hòa bình cho cả dân tộc. “rất đỏ” gợi liên tưởng về trái tim nhiệt huyết, tấm lòng vì dân vì nước của Bác. Trong cảm nhận của nhà thơ, Bác chính là một vầng thái dương đẹp đẽ, Bác soi sáng, tiếp thêm sức mạnh cho cả dân tộc trên con đường đi tới tương lai. Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” vừa mang ý nghĩa tả thực về dòng người ngày ngày vào viếng lăng vừa biểu tượng cho nỗi tiếc thương vô hạn của người dân Việt Nam dành cho Bác. “Bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ cho 79 năm cuộc đời của Bác, đó là 79 năm cống hiến trọn vẹn của Bác cho non sông. “tràng hoa” ở đây cũng thật đặc biệt, bởi nó được kết nên từ tấm lòng yêu mến, biết ơn, thương nhớ của người dân Việt Nam dành cho Bác.
3. Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi hoà vào dòng người vào lăng viếng Bác – khổ thơ thứ hai, mẫu 3 (Chuẩn)
Có thể nói khổ thơ thứ hai của bài thơ “Viếng lăng Bác” là một trong những khổ thơ hay và xúc động nhất. Khổ thơ đã tái hiện lại những cảm xúc của tác giả Viễn Phương khi hoà vào dòng người vào lăng viếng Bác. Hình ảnh “mặt trời” được nhắc lại trong cả hai câu thơ đầu. Nếu câu thơ đầu tiên mặt trời mang ý nghĩa tả thực nói về sự xuất hiện hàng ngày của mặt trời trên lăng thì mặt trời trong câu thơ thứ hai mang ý nghĩa ẩn dụ cho Bác Hồ. “Mặt trời trong lăng rất đỏ” ẩn dụ cho Bác và những cống hiến lớn lao của Bác dành cho dân tộc. Câu thơ còn thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn của tác giả dành cho Bác. Mặt trời của tự nhiên mang đến ánh sáng, hơi ấm, sự sống cho nhân loại thì Bác trong trái tim con người Việt Nam cũng là một vầng thái dương ấm áp như vậy. Bác không chỉ đưa dân tộc Việt Nam ra khỏi “đêm trường đen tối” mà còn dẫn lối cho cách mạng Việt Nam, mang đến hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc. Hai câu thơ sau thể hiện sự tiếc thương của tác giả trước sự ra đi của Bác. “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ”, đó là nỗi tiếc thương vô hạn của tác giả hay cũng chính là của hàng triệu con người Việt Nam dành cho Bác. “Kết tràng hoa” là hành động thể hiện sự biết ơn, đó cũng là tấm lòng thành kính phân ưu dâng lên Người. “bảy mươi chín mùa xuân” hoán dụ cho 79 tuổi xuân của Bác, câu thơ thể hiện sự biết ơn sâu sắc với những đóng góp của Bác cho đất nước, non sông. Khổ thơ đã thể hiện tấm lòng trân trọng, kính mến và cả nỗi tiếc thương của nhà thơ Viễn Phương dành cho Bác.
——————HẾT—————–
Để củng cố kiến thức và khám phá những giá trị đặc sắc của bài thơ Viếng lăng Bác, bên cạnh Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi hoà vào dòng người vào lăng viếng Bác – khổ thơ thứ hai, các em có thể tham khảo thêm những bài văn mẫu đặc sắc khác như: Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác – khổ thơ thứ nhất, Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả rời lăng Bác – khổ thơ cuối, Phân tích khổ ba bài thơ Viếng lăng Bác, Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/viet-doan-van-cam-nhan-ve-cam-xuc-cua-tac-gia-khi-hoa-vao-dong-nguoi-vao-lang-vieng-bac-kho-tho-thu-hai/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục