Viết đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình trong đoạn văn đó có sử dụng dấu ngoặc kép với 16 bài mẫu ngắn gọn, hay nhất do Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá biên soạn sẽ giúp các em hoàn thành tốt bài tập của mình.
Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình trong đoạn văn đó có sử dụng dấu ngoặc kép
Bạn đang xem bài: Viết đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình trong đoạn văn đó có sử dụng dấu ngoặc kép (16 Mẫu)
Xem thêm:
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ với người thân trong gia đình em
- Kể lại một kỉ niệm của bản thân em lớp 6
- Kể về một kỉ niệm sâu sắc của em với người bạn thân lớp 6
Dấu ngoặc kép là gì?
Dấu ngoặc kép còn được gọi là dấu trích dẫn là một loại dấu câu được sử dụng theo cặp gồm hai dấu nháy đơn (‘) đứng liền kề nhau và thường được hiểu chung là một dấu duy nhất (“) trong các hệ thống chữ viết khác nhau.
Tác dụng của dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
15 Bài mẫu viết đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình trong đoạn văn đó có sử dụng dấu ngoặc kép lớp 6 hay nhất
Viết đoạn văn kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình – Mẫu 1
Kỉ niệm thời thơ ấu đáng nhớ nhất với em chính là một lần không vâng lời mẹ. Trưa hôm ấy trời nắng chang chang, mẹ dặn em ở nhà trông nhà để mẹ đi có việc. Thế nhưng, để thỏa mãn “đam mê” trong lòng mình, mẹ vừa đi khỏi em đã chạy đi chơi điện tử. Chơi suốt cả một buổi chiều mãi tới tối mới chịu đi về. Về đến nhà, em tìm mãi cũng không thấy mẹ đâu. Vội chạy đi tìm thì được các bác kể rằng: Trưa không thấy em ở nhà, mẹ lo nên đi tìm, đi tìm suốt cả buổi chiều cuối cùng bị sốt cao phải nhờ người đưa về. Nghe kể đến đây mặt em đỏ gay, nước mắt trực trào ra, em chạy nhanh về nhà. Mở cửa phòng mẹ, phòng tối om, em bật đèn lên, mẹ đang nằm trên giường. Em ôm lấy mẹ khóc nức nở “Mẹ ơi con xin lỗi, con làm mẹ khổ vì con quá”. Mẹ mỉm cười hiền dịu xoa đầu em: Con ngoan biết lỗi là được rồi. Một kỉ niệm tuổi thơ em đã làm cho mẹ buồn vì không vâng lời mẹ. Đó cũng là bài học nhắc nhở em rằng không bao giờ được làm cho mẹ buồn dù chỉ một lần nào nữa.
Dấu ngoặc kép:
– “đam mê”: đặt trong ngoặc kép với hàm ý mỉa mai về sự ham chơi của nhân vật.
– “Mẹ ơi con xin lỗi, con làm mẹ khổ vì con quá”: trích dẫn nguyên văn lời thoại của nhân vật.
Viết đoạn văn kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình – Mẫu 2
Trong gia đình mình, có lẽ người gắn nhất chính là ông nội của tôi. Ông rất yêu thích công việc trồng cây nên vườn nhà lúc nào cũng đầy những cây trái. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Sau khi làm xong những công việc vặt trong nhà, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông đã dạy tôi phải chăm chút cây cối một cách nâng niu, cẩn thận. Như vậy, đến mùa, cây cối mới ra hoa kết trái, chúng tôi mới được hưởng hoa thơm quả ngọt. Có thể nói, nhờ có ông mà tôi đã trở thành “người làm vườn tài ba”. Không chỉ vậy, tôi còn được nghe ông kể rất nhiều câu chuyện hay về cuộc sống. Đó là những bài học bổ ích giúp tôi sống tốt hơn mỗi ngày. Với tôi, ông nội là một người rất tuyệt vời.
Dấu ngoặc kép: “người làm vườn tài ba”
Viết đoạn văn kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình – Mẫu 3
“Mẹ ơi!” là tiếng gọi mà em luôn cất lên đầu tiên mỗi khi trở về nhà. Vì mẹ là người mà em yêu quý nhất trong gia đình. Từ nhỏ, mẹ đã vừa làm mẹ vừa làm bố, gồng gánh vất vả nuôi em khôn lớn. Mẹ chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho em phấn đấu mỗi ngày. Thích nhất, là những buổi tối mùa đông. Sau khi học bài, em sẽ lại ngồi cạnh mẹ. Em sẽ gối đầu lên chân của mẹ, chăm chú nhìn mẹ chấm bài cho học sinh. Rồi thiêm thiếp đi lúc nào không hay. Sáng hôm sau, như một phép diệu kì, em sẽ tỉnh lại trên chiếc giường ấm áp. Cảm giác bình yên và hạnh phúc ấy, chỉ có mẹ mới có thể mang lại mà thôi. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt, lớn lên thật nhanh để có thể trở thành chỗ dựa vững chắc cho mẹ.
Dấu ngoặc kép: “Mẹ ơi!”
Viết đoạn văn kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình – Mẫu 4
Bà nội chính là điểm tựa tinh thần lớn nhất trong lòng em. Đến nay, em vẫn nhớ như in lúc còn ở quê với bà. Vui nhất là những sáng chủ nhật được theo bà đi chợ. Bà sẽ cắp cái giỏ con con đi ở phía trước, còn em thì hớn hở chạy đằng sau, y như “cái đuôi nhỏ”. Đến nơi, đầu tiên là bà và em sẽ ghé vào quán cháo ở đầu chợ để ăn sáng. Bát cháo ngày ấy không lớn và nhiều thịt như bây giờ, nhưng ngon vô cùng đó là mùi vị của tuổi thơ mà sau này dù có đi đâu được ăn bao nhiêu món lạ đi chăng nữa vẫn không thể có món nào ngon bằng bát cháo ở đầu chợ. No nê, hai bà cháu mới vào chợ mua đồ dùng như đã lên kế hoạch ở nhà. Nhìn món đồ nào em cũng thấy thích, thấy hay. Lúc về nhà, bà sẽ mua cho em một chiếc kẹo chanh nhỏ, để vừa đi vừa ăn. Đến nay, em vẫn còn nhớ như in mùi vị ngọt ngào của chiếc kẹo ấy. Mỗi năm phải kì nghỉ hè em mới được về quê cùng bà. Bà rất vui khi em kể cho bà nghe về thành tích học tập của em. Em sẽ cố gắng học tập để năm học trôi qua thật nhanh rồi em lại được về quê với bà nội.
Dấu ngoặc kép: “cái đuôi nhỏ”
Viết đoạn văn kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình – Mẫu 5
Người mà em luôn xem là điểm tựa tinh thần vững chắc nhất cho mình, chính là bố của em. Bố của em là lính đảo, thường phải đi xa nhà. Việc cả năm chỉ được gặp mặt bố một lần chẳng có gì xa lạ cả. Vì vậy, nên những kỉ niệm cùng với bố thật trân quý biết bao. Nhớ nhất, vẫn là lần bố về nhà vào dịp Tết năm trước. Hôm ấy, đã là chiều 29 Tết, bố bỗng xuất hiện ở cổng một cách bất ngờ với túi đồ và cành đào trên tay. Lúc ấy em vui sướng lắm. Chẳng có từ ngữ nào có thể diễn tả được niềm vui đó cả. Em chỉ nhớ rằng, mình đã nhảy ào lên người bố. Vừa khóc vừa gọi: “Bố đã về! Bố đã về!”. Những ngày tết ấy, em chẳng thiết tha gì đi chơi, chỉ quấn bố suốt ngày. Được nghe bố kể chuyện ở đảo, được bố chỉ cho bài toán khó, được bố dặn dò những việc cần làm khi ở nhà thay cho bố. Bố có trách nhiệm trên vai là phải canh gác biển đảo cho đất nước nhưng bố cũng là bố của em. Mỗi ngày trôi qua em đều muốn ở cạnh bố thật nhiều và nghĩ đến lúc bố phải quay về đơn vị công tác em rất muốn khóc. Em rất muốn nhõng nhẽo khóc đòi bố nhưng bố bảo em cũng là một người lính nhỏ. Chính nhờ những lời dạy ấy của bố, mà em đã có thêm động lực để cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt.
Dấu ngoặc kép: “Bố đã về! Bố đã về!”
Viết đoạn văn kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình – Mẫu 6
Người mà em luôn xem là điểm tựa tinh thần cho bản thân mình, chính là tía của em. Tía là một người nông dân hiền lành và chất phác. Tuy hoàn cảnh không mấy khá giả, nhưng lúc nào bố cũng cố gắng lo lắng cho em đủ đầy. Em được đi học với các bạn, được mặc áo quần mới, dùng sách vở mới chứ không phải dùng lại đồ cũ của anh chị. Bố dạy cho em những điều hay, lẽ phải về lối sống ở đời qua những câu chuyện cổ tích. Nhìn bàn tam chai sạn và khuôn mặt khắc khổ của bố, em thương bố vô cùng. Bố như một ngọn núi lớn, che nắng cản mưa, đẩy lùi mọi nguy nan để cho em có một tổ ấm vững chãi. Em yêu bố lắm. Lúc nào được ở cạnh bố, được bố xoa đầu là em lại cảm thấy cả tâm hồn mình bình yên đến lạ kì. Giống như ca khúc ngày bé em vẫn thường nhẩm hát “Bố là tất cả”.
Dấu ngoặc kép: “Bố là tất cả”
Viết đoạn văn kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình – Mẫu 7
Từ nhỏ, em đã sống cùng với bà nội, vì thế bà chính là điểm tựa tinh thần lớn nhất của em. Những ngày tuổi thơ bên bà là những ngày tháng êm đềm và hạnh phúc. Nhưng em nhớ nhất vẫn là những chiều đi mò cua bắt ốc cùng bà. Lúc đó trời vừa tạnh cơn mưa rào, nước dâng lên với nhiều tôm ốc. Em sẽ theo bà, cắp cái rổ con ở ngang hông đi ra ruộng. Bà sẽ giúp em xắn quần lên trên gối rồi mới xuống nước. Em sẽ dùng đôi mắt sáng để tìm chú ốc, chú cua lẩn dưới bùn nước, còn bà sẽ dùng đôi tay lão luyện để bắt chúng lên. Chỉ cần một câu nói “Ở đây bà ơi!” của em, là bà sẽ ra tay ngay. Chỉ một lát sau, là đã có đầy một rổ cua ốc. Kỉ niệm tuổi thơ ấm áp bên người bà kính yêu ấy, em sẽ không bao giờ quên.
Dấu ngoặc kép: “Ở đây bà ơi!”
Viết đoạn văn kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình – Mẫu 8
Khi nói về một điểm tựa tinh thần của mình, em nghĩ ngay đến ông ngoại. Bởi từ nhỏ, em đã được bố mẹ cho về quê sống với ông. Ông thương em lắm, đi đâu cũng đưa theo cùng. Ông dẫn em đi xem ông chơi cờ tướng, dẫn em đi mua kẹo, dẫn em đi chơi với bạn. Người ta thường trêu bảo em chính là “cái đuôi nhỏ của ông”. Em và ông có nhiều kỉ niệm đẹp lắm. Nhưng em thích nhất, là những đêm hè, được cùng ông nằm trên chiếc chõng tre giữa sân. Ngắm nhìn bầu trời sao lung linh lấp lánh. Thỉnh thoảng, lại bật cười khúc khích khi được nghe ông kể những câu chuyện cười dân gian. Rồi trong cái vỗ lưng đều đều của ông, và cơn gió mát dìu dịu mùa hạ, em sẽ chìm vào giấc ngủ say sưa. Như một phép màu, sáng hôm sau em sẽ tỉnh dáy trên chiếc giường quen thuộc trong phòng của mình. Những kỉ niệm tuổi thơ tuyệt vời bên ông đấy, em sẽ mãi mang theo trong trái tim mình.
Dấu ngoặc kép: “cái đuôi nhỏ của ông”
Viết đoạn văn kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình – Mẫu 9
Trong gia đình, anh trai là người mà em thân thiết nhất. Còn nhớ lúc bé, một lần em bị các bạn trong xóm bắt nạt. Lúc đó, em chỉ biết chạy về nhà ngồi một góc và khóc lóc. Anh trai liền đến hỏi han, còn giúp em “trả thù” nhóm bạn. Sau đó buổi tối về nhà cả hai anh em sẽ bị mẹ phạt vì tội anh đánh các bạn nhưng hai anh em em đều ngoan ngoãn xin lỗi mẹ. Đến giờ đi ngủ anh vẫn bảo với em rằng “Nếu có ai bắt nạt em cứ mách anh, anh sẽ bảo vệ em”. Từ đó, anh đã trở thành một điểm tựa vững chắc của em. Tuổi thơ của em thật hạnh phúc khi được trải qua cùng với anh trai. Những khi rảnh rỗi, anh thường đưa em đi ra đồng thả diều, câu cá, bắt ếch… Anh còn dạy em học võ nữa. Anh bảo con gái phải biết tự bảo vệ bản thân mình. Biết bao nhiêu là kỉ niệm đẹp đẽ như vừa mới xảy ra thôi. Những năm anh học đại học, phải xa nhà thường xuyên, em thấy rất nhớ anh. Những lúc anh nấu cơm dỗ em ăn khi tôi bị ốm còn bố mẹ bận công chuyện, những lần anh giảng bài cho em khi gặp phải bài toán hóc búa… Những kỉ niệm thật đẹp biết bao! Em rất yêu quý anh trai của mình.
Dấu ngoặc kép: “Nếu có ai bắt nạt em cứ mách anh, anh sẽ bảo vệ em”
Viết đoạn văn kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình – Mẫu 10
Trong gia đình người mà em xem là điểm tựa tinh thần chính là mẹ và kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với mẹ chính là ngày đầu tiên đi học của em. Tối hôm trước, mẹ đã giúp em chuẩn bị mọi thứ đầy đủ. Còn em chỉ cần đi ngủ thật sớm để ngày mai thức dậy đúng giờ. Trước khi ngủ hạnh phúc của em chính là được nghe mẹ hát ru, những câu hát ngọt ngào mà mẹ luôn hát cho em nghe “Con cò mà đi ăn đêm/Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao… ” Sáng hôm sau, em thức dậy vào lúc sáu giờ. Em đánh răng rửa mặt, ăn sáng và mặc bộ đồng phục mới. Đúng bảy giờ, mẹ đã đưa em đến trường bằng chiếc xe máy cũ. Trên đường đi, em cảm thầy vừa hân hoan, vừa lo lắng. Chẳng bao lâu, ngôi trường Tiểu học đã hiện ra trước mắt. Từ phía ngoài đường nhìn vào đã thấy chiếc cổng trường rất to, phía trên cao là bảng tên trường. Đi sâu vào bên trong sẽ nhìn thấy sân trường rất rộng rãi, được đổ bê tông phẳng lì. Mẹ đưa em đến phòng học đã có cô giáo đứng chờ. Em nép phía sau lưng mẹ mà không dám bước vào. Mẹ đã ân cần động viên em. Giọng nói nhẹ nhàng, cùng ánh mắt trìu mến của mẹ đã tiếp cho em một nguồn động lực to lớn. Em nghe lời mẹ bước vào lớp cùng cô giáo. Buổi học đầu tiên rất vui vẻ, thú vị. Em đã quen được rất nhiều bạn mới. Đến chiều về, em đã kể lại cho mẹ nghe về buổi học. Em cảm thấy thật hạnh phúc vì đã có mẹ ở bên vào một ngày đặc biệt.
Dấu ngoặc kép: “Con cò mà đi ăn đêm/Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao… ”
Viết đoạn văn kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình – Mẫu 11
Mẹ là người mà em vô cùng yêu quý, là điểm tựa tinh thần vững chãi của em. Em có vô vàn những kỉ niệm nhỏ mà hạnh phúc bên mẹ. Nhưng nhớ rõ nhất đến tận bây giờ, chính là những chiều ngồi chờ mẹ đi làm về. Ở trong nhà, chỉ cần nghe tiếng xe mẹ cạch cạch quen thuộc ở đầu ngõ là em biết mẹ về. Hình dáng mẹ vừa xuất hiện ở trước sân, còn chưa kịp mở cổng, là em đã vội chạy ra hò reo “Mẹ về! Mẹ đã về!”. Đó là tiếng reo cười tràn đầy hạnh phúc. Đáp lại em, sẽ là vòng tay dịu dàng của mẹ và tiếng cười ấm áp “Ừ, mẹ đã về với con đây!”. Những cảm xúc lâng lâng ấy, đến tận bây giờ và mãi về sau em cũng không thể nào quên được.
Dấu ngoặc kép: “Mẹ về! Mẹ đã về!” ; “Ừ, mẹ đã về với con đây!”
Viết đoạn văn kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình – Mẫu 12
Trong trái tim em, mẹ luôn là người mà em yêu thương, trân trọng nhất. Có biết bao khoảnh khắc vô giá nhưng em nhớ nhất là kỉ niệm vào ngày sinh nhật lần thứ 11 của mình. Trước hôm sinh nhật một ngày, mặc dù em đã nhắc mẹ mai là một ngày vô cùng đặc biệt nhưng mẹ dường như không chú ý đến lời nói của em. Lúc đó, em rất buồn và đã giận dỗi mẹ. Sáng hôm sau, mọi thứ vẫn diễn ra như bình thường. Em đến lớp học đàn và về nhà lúc 11 giờ trưa. Vừa mở cửa, một tràng pháo to nổ ra. Em vô cùng bất ngờ khi thấy nhà cửa được trang hoàng đẹp đẽ. Mẹ đội chiếc mũ nhỏ và cầm bánh, hát chúc mừng sinh nhật em. Mẹ nói “Con luôn là đứa con bé bỏng mà mẹ yêu thương nhất, làm sao mẹ có thể quên được ngày con chào đời”. Nghe đến đó, em rất cảm động trước tình yêu thương của mẹ. Đối với em, mẹ không chỉ là người thân mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc.
Dấu ngoặc kép: “Con luôn là đứa con bé bỏng mà mẹ yêu thương nhất, làm sao mẹ có thể quên được ngày con chào đời”
Viết đoạn văn kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình – Mẫu 13
Khoảnh khắc bên bố luôn là những phút giây tuyệt vời đối với em. Vì sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam nên em được các bạn phân công tham gia vào tiết mục hát. Về đến nhà, em kể ngay chuyện này cho bố nghe. Thấy em có vẻ ái ngại, không muốn tham dự, bố đã động viên em rằng: “Cố lên con! Bố tin con sẽ làm được”. Vào buổi tối, bố thường tập hát cùng với em. Cuối cùng, sau hơn hai tuần tập luyện thì ngày biểu diễn cũng đến. Đứng trên sân khấu, em rất hồi hộp và lo lắng. Khi nhìn xuống sân trường, thấy bố đang theo dõi và cổ vũ nhiệt tình, em cảm thấy tự tin hơn hẳn. Kết thúc buổi biểu diễn, em chạy tới và ôm chầm lấy bố. Em muốn cảm ơn bố vì đã giúp em có được một trải nghiệm đầy thú vị này.
Dấu ngoặc kép: “Cố lên con! Bố tin con sẽ làm được”
Viết đoạn văn kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình – Mẫu 14
Trong gia đình, anh An là người mà em vô cùng ngưỡng mộ. Anh có tài đàn, hát rất hay. Đặc biệt, trong nhiều năm liên tiếp, anh đều là học sinh xuất sắc của trường, lớp. Mỗi lần có bài toán khó, em đều nhờ anh hướng dẫn cách làm. Em nhớ rằng, vào kì thi học kì I, do mải chơi, không chịu học hành nên em đã bị điểm thấp môn Toán. Khi về nhà, anh An hỏi han chuyện học tập. Em ấp úng trả lời khiến anh nhận ra em đã không vượt qua kì thi lần này. Lúc đó, em vô cùng xấu hổ. Anh tiến lại gần và nói “Thôi, đừng mải chơi nữa nhé! Cố mà học đi nghe chưa? Có gì không hiểu cứ hỏi anh, anh sẽ giúp.”. Kể từ hôm ấy, anh An luôn dành ra hai tiếng buổi tối để kèm em học. Nhờ có sự chỉ bảo tận tình của anh, điểm số của em đã dần cải thiện. Anh An chính là điểm tựa tinh thần to lớn đối với em.
Dấu ngoặc kép: “Thôi, đừng mải chơi nữa nhé! Cố mà học đi nghe chưa? Có gì không hiểu cứ hỏi anh, anh sẽ giúp.”
Viết đoạn văn kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình – Mẫu 15
Từ trước đến nay, bố vẫn luôn là điểm tựa tinh thần vững chắc của em. Em nhớ có một lần, vào tiết học trải nghiệm, khi cô giáo hỏi “Ước mơ của em là gì?”, em đã trả lời “Ước mơ của em là được trở thành người nông dân”. Câu trả lời vừa dứt, các bạn trong lớp liền ồ lên cười, có bạn còn chế nhạo, giễu cợt rằng “Cậu ước gì không ước, lại ước trở thành người nông dân”. Lúc đó, em rất buồn bã và xấu hổ. Trở về nhà, thấy gương mặt ủ rũ của em, bố liền đi đến hỏi han và ôm em vào lòng. Em kể lại mọi chuyện cho bố nghe. Bố chỉ mỉm cười rồi cho đó là một ước mơ thật đẹp. Bố động viên em bằng những lời lẽ hết sức dịu dàng nhưng cũng đầy thấm thía “Ước mơ của con rất thiết thực! Là nông dân thì đã sao con nhỉ? Chúng ta có được cơm ăn, rau, quả đều là nhờ đôi bàn tay khéo léo cùng sự cần mẫn, chăm chỉ của các bác. Con hãy cố gắng học thật giỏi để trở thành một kĩ sư nông nghiệp tài ba nhé”. Câu nói ấy đã xoa dịu mọi nỗi buồn trong em, giúp em có thêm động lực để thực hiện ước mơ của mình. Bố luôn như thế, luôn ở bên an ủi, động viên mỗi khi em buồn. Chính vì vậy, em rất yêu thương bố.
Dấu ngoặc kép: “Ước mơ của em là gì?”; “Ước mơ của em là được trở thành người nông dân”; “Cậu ước gì không ước, lại ước trở thành người nông dân”
Viết đoạn văn kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình – Mẫu 16
Tháng ngày được ở bên bà là khoảng thời gian hạnh phúc nhất đối với em. Mỗi khi mùa hè đến, em đều về quê thăm ông bà ngoại. Vào buổi sáng, bà thường dậy sớm ra đồng cấy lúa. Đến chiều, bà lại tưới nước cho vườn rau và chăm chút đàn gà mái mơ sau nhà. Bà nấu ăn rất ngon. Biết em thích ăn món canh trứng, bà thường để dành những quả trứng tươi ngon để nấu cho em ăn. Vào những hôm trăng thanh, em cùng bà ngồi trước hiên nhà. Bà kể cho em rất nhiều chuyện cổ tích như “Thạch Sanh”, “Tấm Cám”, “Sự tích cây tre trăm đốt”,… Sau mỗi câu chuyện, bà thường giảng giải về những bài học, lời dạy mà người xưa gửi gắm. Điều này giúp em nhận ra được nhiều điều trong cuộc sống và luôn tự nhủ bản thân phải cố gắng hơn. Đối với em, bà ngoại mãi là người em yêu thương nhất.
Dấu ngoặc kép: “Thạch Sanh”, “Tấm Cám”, “Sự tích cây tre trăm đốt”
**************
Trên đây là 16 bài mẫu viết đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình trong đoạn văn đó có sử dụng dấu ngoặc kép lớp 6 ngắn gọn, hay nhất do thầy cô biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu giúp các em có thêm nhiều gợi ý mới lạ để hoàn thiện tốt bài tập làm văn của mình sao cho hay và sinh động nhất.
Biên soạn bởi: Trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/viet-doan-van-khoang-150-den-200-chu-ke-ve-ki-niem-voi-mot-nguoi-than-ma-em-xem-la-diem-tua-tinh-than-cua-minh-trong-doan-van-do-co-su-dung-dau-ngoac-kep/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục