Viết đoạn văn 200 chữ bàn về ý nghĩa của lòng bao dung trong cuộc sống
Đoạn vắn ngắn về lòng bao dung trong cuộc sống
Đoạn văn ngắn về lòng bao dung – Lòng bao dung là gì? Biểu hiện của lòng bao dung như thế nào? Dẫn chứng về lòng bao dung vị tha. Đây đều là những kiến thức quan trọng các em học sinh cần nắm được trước khi làm bài văn nghị luận về lòng bao dung hay viết đoạn văn ngắn về lòng bao dung trong cuộc sống, viết đoạn văn ngắn về sự cần thiết của lòng bao dung trong cuộc sống… Sau đây là một số đoạn văn nghị luận về lòng bao dung trong cuộc sống, đoạn văn về lòng khoan dung hay và ý nghĩa đã được Tmdl.edu.vn tổng hợp xin chia sẻ đến bạn đọc.
Bạn đang xem bài: Viết đoạn văn ngắn về lòng bao dung
1. Viết đoạn văn về lòng bao dung vị tha
Lòng vị tha là biểu hiện cao đẹp nhất của vẻ đẹp tâm hồn con người. Vậy vị tha nghĩa là gì và đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống? Vị tha chính là sống vì người khác, không ích kỉ hay mưu lợi cá nhân với xuất phát điểm không gì khác ngoài một trái tim biết yêu thương đồng loại. Trong công việc, một con người có được đức tính này luôn đặt lợi ích tập thể lên trên tư lợi cá nhân, không lười biếng, ỷ lại hay tránh né, đùn đẩy trách nhiệm. Trong quan hệ với mọi người, họ luôn vui vẻ, hòa nhã, biết đồng cảm sẻ chia và sẵn lòng thứ tha cho lỗi lầm của kẻ khác. Bởi vậy, lòng vị tha giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Nó giúp ta tìm được sự bình an, thanh thản trong tâm hồn, giữ được cảm tình, sự tôn trọng từ những người xung quanh. Đồng thời, lòng vị tha cũng kéo người gần lại với nhau hơn, góp phần kiến tạo một xã hội lành mạnh và bác ái, nơi độc ác mưu toan không còn chỗ đứng. Và còn một điều ta luôn phải nhớ, sống vị tha không đồng nghĩa với việc nuông chiều, dung túng những thói hư tật xấu hay mượn hành động thiện nguyện để đánh bóng tên tuổi. Bởi chỉ những điều xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn mới có thể chạm tới trái tim người khác. Mỗi chúng ta hãy học cách lắng nghe, chia sẻ và tha thứ cho người khác cũng như chính bản thân mình, để lòng vị tha có thể lan tỏa mạnh mẽ và giúp cho cuộc đời đẹp đẽ, hạnh phúc hơn.
2. Đoạn văn về lòng khoan dung – Mẫu 1
Trong các mối quan hệ xã hội, lòng bao dung là một đức tính không thể thiếu. Đó chính là lòng yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ giữa con người và con người. Lòng bao dung thể hiện qua từng cử chỉ, lời nói, hành động trong cuộc sống. Đó là khi chúng ta quan tâm đến người khác với mong muốn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ. Đó là khi chúng ta sẵn sàng chia sẻ khó khăn, giúp đỡ mọi người, nhất là những người bất hạnh và gặp hoạn nạn. Lòng bao dung vốn là đạo lý truyền thống của dân tộc ta và là một trong những phẩm chất đạo đức cần thiết của con người Việt Nam. Mỗi khi có thiên tai xảy ra, người dân cả nước đểu tích cực quyên góp để cứu trợ các đồng bào gặp nạn. Ngày nay, truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi người chúng ta phải có ý thức giúp đỡ nhau trong sinh hoạt, học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các hoạt động xã hội để mang lại Lợi ích cho cộng đồng.
3. Đoạn văn về lòng khoan dung – Mẫu 2
Trong cuộc sống của chúng ta, mở rộng lòng khoan dung, tha thứ độ lượng là một trong những đức tính, phẩm chất vô cùng cao quý, tốt đẹp của con người. Vì vậy, Phật – người được xem là hiện thân của lòng bác ái đã xem đó là một thứ tài sản vô giá: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. “Khoan dung” là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải. Lòng khoan dung là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình. Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người. Còn nữa, khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. Tuy nhiên bên cạnh sự ngợi ca về lòng khoan dung ta cũng cần phê phán lối sống ích kỷ, cố chấp, thù dai. Tác hại của lối sống ấy: làm cho con người sống với nhau chỉ có ích kỷ, hận thù. Có thể nói, lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn. Đúng như một triết gia nào đó đã nói: sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế: “Một sự nhịn, chín sự lành”. Thấm thía lời dạy của Phật, bản thân mỗi chúng ta, phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống.
4. Viết đoạn văn 200 chữ về lòng khoan dung
Ai cũng có thể phạm phải sai lầm trong cuộc sống của mình do vô tình hoặc cố ý. Mỗi sai lầm có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng về vật chất và tinh thần. Lúc đó, rất cần được người khác khoan dung và tha thứ. Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm hoặc sai phạm của người khác đối với mình. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. Người bao dung, độ lượng sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Người không có lòng khoan dung thường hay trách móc, chì chiết hoặc thù hận người khác khi họ gây ra lỗi lầm. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Cuộc sống rất cần biết tha thứ và nhường nhịn người khác. Nhờ biết tha thứ và độ lượng, độ lượng, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Để có lòng khoan dung, mỗi chúng ta cần phải biết tôn trọng, yêu thương người khác; biết thông cảm, sẻ chia, giúp đỡ khi người khác phạm phải lỗi lầm hoặc gặp khó khăn, hoạn nạn. Hơn thế nữa, cần động viên, khuyến khích và hỗ trợ họ khắc phục hậu quả, sửa chữa sai lầm và làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Xử phạt sẽ có được công bằng nhưng chính lòng bao dung mới là động lực để mỗi chúng ta biết quý trọng cuộc sống, không phạm phải sai lầm đáng tiếc, gắn kết con người với nhau trong một cuộc sống thân ái, công bằng và hạnh phúc.
5. Đoạn văn nghị luận về lòng khoan dung
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…” Đúng vậy, mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy sống, yêu thương mọi người và có lòng khoan dung để cuộc đời này ý nghĩa trọn vẹn hơn. Khoan dung là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng khoan dung là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Từ đó, chúng ta có thể khẳng định lòng khoan dung vô cùng quan trọng và là một đức tính tốt đẹp trong cuộc sống mà mỗi con người cần có. Chúng ta sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, khi được người khác khoan dung, tha thứ, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn, thấy rằng việc nhận lỗi và sửa lỗi là điều vô cùng đúng đắn, tương tự như vậy, khi chúng ta khoan dung với người khác tức là ta đang cho họ một cơ hội để sửa đổi, để tốt hơn. Thử tưởng tượng mà xem, nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh, lạnh nhạt với nhau, cuộc sống sẽ trở thành vô cảm. Cuộc sống rất cần biết tha thứ và nhường nhịn người khác. Nhờ biết tha thứ và độ lượng, độ lượng, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Con người với con người hãy đối xử với nhau bằng sự dịu nhàng và yêu thương nhất có thể. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, sẵn sàng quay lưng với người khác khi họ mắc lỗi mà không cho họ cơ hội để sửa đổi; chúng ta không nên sống ích kỉ như thế. Mỗi người chỉ được sống một lần, cuộc đời đôi lúc phải phạm sai lầm thì mới rút ra bài học và hoàn thiện được bản thân, vì vậy, hãy bao dung để thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn.
6. Đoạn văn nêu suy nghĩ của em về lòng khoan dung trong cuộc sống
Trong cuộc sống của chúng ta, mở rộng lòng khoan dung, tha thứ độ lượng là một trong những đức tính, phẩm chất vô cùng cao quý, tốt đẹp của con người. Vì vậy, Phật – người được xem là hiện thân của lòng bác ái đã xem đó là một thứ tài sản vô giá: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. “Khoan dung” là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác (thường là người dưới) đã phạm phải. Như vậy cả câu này có ý nghĩa là: lòng khoan dung là phẩm chất cao quý của con người là thứ tài sản có giá trị cao nhất của con người. Từ cách giải thích này ta thấy lòng khoan dung của con người trong cuộc đời mang lại nhiều ý nghĩa cao đẹp. Trong con người ta, có phần tốt và phần xấu, phần thiện và phần ác, phần người và phần con. Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con, tô đậm thêm phần người, phẩm giá làm người. Mặt khác, lòng khoan dung sẽ là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình. Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người. Còn nữa, khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. (Nhờ chính sách khoan hồng của nhà nước, nhiều tướng cướp đã hoàn lương trở thành con người có ích cho xã hội; Nguyễn Trãi và Lê lợi sau khi đại thắng quân Minh, đã cấp thuyền, ngựa, lương thực cho bại quân trở về chính quốc). Tuy nhiên bên cạnh sự ngợi ca về lòng khoan dung ta cũng cần phê phán lối sống ích kỷ, cố chấp, thù dai. Tác hại của lối sống ấy: làm cho con người sống với nhau chỉ có ích kỷ, hận thù. Có thể nói, lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn. Đúng như một triết gia nào đó đã nói: sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế: “Một sự nhịn, chín sự lành”. Thấm thía lời dạy của Phật, bản thân mỗi chúng ta, phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học – Tài liệu của Tmdl.edu.vn.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học