Giáo dục

Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm

Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm với 10 bài mẫu hay nhất do Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá biên soạn sẽ giúp các em làm tốt bài tập làm văn trên lớp.

Đề bài: Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm

Bạn đang xem bài: Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm

Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm
Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm

Viết một đoạn văn kể chuyện sử dụng cả hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm – Mẫu 1

Chủ nhật vừa rồi, tôi đang trên đường đi học về, đang tung tăng vui vẻ bước vào ngõ vì cuối cùng cũng đã kết thúc một ngày đi học mệt nhoài thì bỗng nhiên em nhìn thấy một bà cụ đang loay hoay bên vỉa hè. Em tự nghĩ liệu bà đang muốn sang đường sao? Bà cụ đã lớn tuổi, mái tóc đã bạc phơ, tay xách một cái giỏ trông khá nặng. Nhìn khuôn mặt bà, tôi thấy một nét mặt lo lắng, hoảng sợ.

Em bèn tiến tới cạnh bà và cất tiếng hỏi:

– Bà ơi! Bà có cần cháu giúp sang đường không ạ?

Nghe tôi nói hết câu, bà liền nở một nụ cười, đáp lại:

– Cảm ơn cháu, cháu giúp bà với!

Nghe bà nói vậy, em liền giúp bà qua đường. Bà cảm ơn tôi rất nhiều rồi đi trong niềm hân hoan của tôi. Nhìn bóng lưng bà dần khuất, lòng tôi cảm thấy vui sướng đến lạ, tuy có thể chỉ là một việc nhỏ nhưng tôi đã giúp được một người khác. Tôi thấy tâm trạng mình rất tốt và tự nhủ với bản thân mình sẽ kàm nhiều việc tốt hơn nữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.

– Đối thoại: là lượt lời giữa em và bà “Bà ơi! Bà có cần cháu giúp sang đường không ạ?” , “Cảm ơn cháu, cháu giúp bà với!”

– Độc thoại: “em tự nghĩ liệu bà đang muốn sang đường sao? ”

– Độc thoại nội tâm: ” lòng tôi cảm thấy vui sướng đến lạ, tuy có thể chỉ là một việc nhỏ nhưng tôi đã giúp được một người khác”

Viết một đoạn văn kể chuyện sử dụng cả hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm – Mẫu 2

Tôi lớn lên luôn là đứa con mà ba mẹ và mọi người trong gia đình luôn luôn kỳ vọng. Nhưng có một lần tôi đã mắc lỗi làm mẹ rất buồn. Hôm đó là một gần cuối tháng 11, do hôm đó tôi đã trốn học để cùng cái bạn ra ngoài đồng thả diều. Tôi rất vui vẻ và không hề nghĩ đến việc mình làm là sai trái. Khi về đến nhà tôi thấy mẹ ngồi trong nhà tôi chào hỏi mẹ, nhưng thấy mẹ ngồi và không không gì? Tôi có suy nghĩ hay là có thể mẹ đã biết việc gì? Tôi nói với bản thân hay là nói với mẹ. Mẹ chưa kịp nói gì tôi đã nói luôn

– ” Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ, vì hôm nay các bạn rủ con đi thả diều nên con đã trốn học. Nhưng con hữa chỉ lần này thôi. Con sẽ không tái phạm nữa.”

Mẹ nhìn tôi và gật đầu đồng ý. Vậy nên từ đó tôi luôn tự nhắc bản thân sẽ không bao giờ làm mẹ buồn nữa.

– Đối thoại: ” Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ, vì hôm nay các bạn rủ con đi thả diều nên con đã trốn học. Nhưng con hữa chỉ lần này thôi. Con sẽ không tái phạm nữa.”

– Độc thoại: ” Tôi có suy nghĩ hay là có thể mẹ đã biết việc gì? ”

– Độc thoại nội tâm: “Tôi nói với bản thân hay là nói với mẹ.”

Viết một đoạn văn kể chuyện sử dụng cả hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm – Mẫu 3

Như thường lệ, 20/11 năm nào trường em cũng tổ chức viết báo tường để tri ân thầy cô. Năm nay, sớm hơn mọi năm một tuần, lớp trưởng đã hô hào:

– Lớp mình năm nay viết báo tường theo đề tài “Uống nước nhớ nguồn” nhé, mỗi người viết một bài thơ, bài văn và kèm theo một hình ảnh để minh họa. Sau đó, mọi người nộp cho tớ vào thứ bảy tuần sau trong giờ sinh hoạt lớp.

Cả lớp đồng thanh:

– Đã rõ.

Mọi người bắt đầu nghiên cứu chủ đề của mình. “Chuyến này lại cực rồi đây, với một đứa không có năng khiếu vẽ vời, lại không giỏi văn như mình thì quả là khó khăn, một tuần tới e là phải vật lộn với bài báo tường này”, em thầm nghĩ trong đầu.

– Chà, khó đấy nhỉ. Nhưng mỗi năm có một lần thôi mà, phải cố gắng để không thua kém mới được.

Về nhà, em bắt tay vào việc nghiên cứu, lên ý tưởng cho bài báo tường của mình. Cuối cùng, sau bao nỗ lực, em cũng hoàn thành với kết quả như ý. Đây là một hoạt động vô cùng ý nghĩa với các bạn học sinh trong quãng thời gian cắp sách đến trường, chúng ta cùng nhau cố gắng một chút để có một ngày ý nghĩa, tri ân thầy cô.

Đối thoại: khi lớp trưởng thông báo đề tài báo tường đến cho mọi người và mọi người đồng ý chấp hành.

Độc thoại: – Chà, khó đấy nhỉ. Nhưng mỗi năm có một lần thôi mà, phải cố gắng để không thua kém mới được.

Độc thoại nội tâm: “Chuyến này lại cực rồi đây, với một đứa không có năng khiếu vẽ vời, lại không giỏi văn như mình thì quả là khó khăn, một tuần tới e là phải vật lộn với bài báo tường này”

Viết một đoạn văn kể chuyện sử dụng cả hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm – Mẫu 4

Ai cũng có những việc đáng tự hào về bản thân mình. Đối với tôi, việc làm tốt mà tôi tự hào nhất chính là nhặt được của rơi trả lại người mất.

Thứ năm vừa rồi trên đường đi học về tôi nhìn thấy chiếc ví trên đường. Trời nắng thế này, ai lại làm rơi ví được nhỉ? Không biết người đó có đang cuống cuồng đi tìm nó không?

Tôi nhặt chiếc ví, cầm lên nhìn một lượt, sau đó mở ví ra, bên trong có thông tin, số điện thoại của chủ nhân chiếc ví:

– Ồ, may quá, người ta có để lại thông tin liên lạc.

Nói rồi, tôi mang ví về nhà, mượn điện thoại của mẹ và bấm gọi theo số đó, khi đầu bên kia cất tiếng, tôi hỏi:

– Cho em hỏi có phải chị Phương không ạ? Em nhặt được chiếc ví của chị trên đường, lát em nhắn cho chị địa chỉ nhà em rồi chị qua lấy lại nhé!

– Ôi chị cảm ơn em, chị đi tìm nãy giờ cứ tưởng làm mất rồi, chị sẽ qua lấy sớm nhất có thể. Chị rối rít cảm ơn tôi.

Chiều hôm đó, chị đến nhà tôi lấy lại cái ví và còn mang tặng tôi mấy cuốn vở rất xinh. Thiết nghĩ, cuộc sống sẽ tươi đẹp, nhiều niềm vui hơn nếu mình làm việc tốt mỗi ngày.

Đối thoại: cuộc gọi điện của tôi và chị Phương.

Độc thoại: Ồ, may quá, người ta có để lại thông tin liên lạc.

Độc thoại nội tâm: Trời nắng thế này, ai lại làm rơi ví được nhỉ? Không biết người đó có đang cuống cuồng đi tìm nó không?

Viết một đoạn văn kể chuyện sử dụng cả hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm – Mẫu 5

Sáng hôm ấy là thứ hai, mọi thứ đều thay đổi rất nhiều, tâm trạng của tôi cũng như vậy, tôi vui tươi lắm. Bởi tôi vui tươi nên những thứ gì mà đập vào mắt tôi cũng sinh động, nhộn nhịp lắm, mọi thứ sao nay đẹp đến lạ thường.

Bước vô lớp thì mọi thứ dường như khác với tôi nghĩ, bao nhiêu ánh mắt nhìn tôi với cảm giác ghê rợn. Tôi vào chỗ ngồi, Phương vội ghé sát vào tai tôi khẽ nói:

– Trời ơi, cậu mà lại đi làm chuyện đó ư?

– Ủa? Chuyện gì vậy? – Tôi ngạc nhiên, hốt hoảng.

Phương tiếp lời:

– Hôm qua ông có giữ dùm cặp của Trân, hôm nay bạn ấy mất cái túi tiền quỹ của lớp bỏ trong cái cặp đó (Trân là thủ quỹ của lớp) nên bây giờ ai cũng nghi ngờ cậu đấy, nhưng tôi chơi với cậu lâu nay tôi nghĩ ông không làm như vậy.

Tôi sẵn lúc ấy định đến bên Trân cố giải thích nhưng bạn ấy cứ một mực lảng tránh tôi. Cả lớp ai ai thấy tôi cũng mặc cảm im lặng. Tôi gục xuống bàn, mình không có làm như vậy mà, mình không có làm như vậy mà, sao các bạn không tin mình. Tôi chạy xuống phòng vệ sinh rửa mặt và thốt lên:

– Trời ơi ! Sao các bạn không tin mình?

Chạy liền lên lớp các bạn nói rằng túi tiền ấy Trân đã kiếm ra rồi, tôi đã được minh oan, các bạn đã xin lỗi tôi. Tôi vui lắm, cuối cùng mọi chuyện cũng được sáng tỏ. Bây giờ, ai ai nhìn tôi cũng cười tít mắt, vui vẻ. Tôi vui trong lòng mà không nói ra, vui vì mình không còn đấu tranh nội tâm như trước nữa, mọi nỗi lo sợ, lo các bạn sẽ xa lánh đã bay đi. Tôi thầm nhủ rằng:

Cảm ơn các bạn đã hiểu cho tôi.

Viết một đoạn văn kể chuyện sử dụng cả hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm – Mẫu 6

Tôi vừa phải nằm viện một tuần vì bị ốm. Hôm nay là ngày tôi được ra viện. Trên đường về nhà, xen với nỗi vui mừng là nỗi lo. Lo vì không biết phải xoay xở sao đây để bù đắp bài vở trong những ngày qua. Tôi vừa bước vào nhà thì bé Hoa, em tôi, nhảy cẫng ra và bi bô:

– Anh Hưng ơi! Có chị nào nho nhỏ, chị nói với bố là bạn của anh. Ngày nào chị ấy cũng đến lấy vở về chép bài cho anh. Chị ấy còn cho em kẹo nữa cơ đấy!

– Ừ.

Rồi không kịp nhìn những viên kẹo trên tay em, tôi lao ngay vào phòng học. Tay tôi run run giở vội những tờ giấy trắng. Không lẽ lại là cái Hà? Có phải là Hà không nhỉ? Thôi đúng Hà rồi. Tôi lặng đi. Chính Hà đã âm thầm giúp tôi trong những ngày qua. Vậy mà đã có lúc tôi nghĩ xấu về Hà. Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:

– Hà ơi! Cảm ơn bạn nhé!

Viết một đoạn văn kể chuyện sử dụng cả hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm – Mẫu 7

Kết thúc buổi liên hoan chia tay, tôi mang trong lòng một nỗi buồn nặng trĩu. Ngày mai tôi sẽ rời xa Hà Nội để đi du học, vậy mà người bạn thân nhất của tôi là Hằng lại không đến tham dự. Đang lan man suy nghĩ, bỗng có tiếng nói của Lan cất lên từ phía sau:

– Cậu đang suy nghĩ điều gì mà nhìn tâm trạng thế?

Tôi quay lại nhìn Lan và trả lời:

– Ừ, không có gì đâu.

– Tớ biết cậu đang buồn vì Hằng không thể tới, nhưng hãy thông cảm cho bạn ấy nhé, mẹ bị ốm phải vào viện.

Hằng có gửi cho cậu một lá thư và một món quà kỉ niệm đây.

Tôi mở lá thư ra đọc, từng dòng chữ khiến tôi bồi hồi xúc động. Hằng vẫn nhớ tất cả những kỉ niệm giữa chúng tôi ư? Dù bận chăm sóc mẹ ốm nhưng Hằng vẫn rất chu đáo, phải chăm tôi đã trách lầm Hằng? Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:

– Hằng ơi! Cậu mãi là người bạn tốt của tớ trong cuộc đời này.

Viết một đoạn văn kể chuyện sử dụng cả hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm – Mẫu 8

Chiều hôm ấy đi học về, lòng tôi man mác buồn vì một người bạn mới chuyển đi. Về nhà tôi chẳng thiết ăn uống, cứ thế nằm vật ra giường. Mẹ gọi xuống ăn cơm, tôi cũng chỉ nói vọng xuống nhà:

– Con hơn mệt nên không muốn ăn. Bố mẹ cứ ăn trước ạ.

Tôi cứ thế vùi mình vào trong chăn và trách Hoa, sao lại đi mà chẳng báo trước. Cậu thật vô tâm, thật ích kỉ, giá nói trước với tớ, tớ đã không buồn đến mức này. Nghĩ đến đó tôi lại khóc nức nở, rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Sáng hôm sau, ngủ dậy tôi bỗng thấy một lá thư đặt ngay bên cạnh mình, tôi nhìn nét chữ và nhận ra ngay:

– Trời ơi, là thư của Hoa!

Từng dòng chữ Hoa viết khiến cho tôi hiểu hơn quyết định chuyển trường của bạn và cả lí do bạn không nói với tôi. Tôi không còn trách Hoa nữa. Bạn ấy mãi mãi là người mà tôi yêu quý.

Viết một đoạn văn kể chuyện sử dụng cả hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm – Mẫu 9

Hôm đó, An đến trường sớm hơn mọi ngày. Nó nhìn thấy một gói giấy nhỏ nằm trên sân trường, gần gốc cây bàng. Nó nhặt gói giấy và mở ra xem. Chao ôi, đó là cả một xấp tiền! An nhìn quanh sân trường. Tất cả vẫn im ắng và vắng vẻ. Nó bật lên một tiếng reo thích thú:

– Mình có thể tự mua một chiếc điện thoại mới rồi!

An nhét xấp tiền vào trong cặp. Nó nhanh chóng vào lớp và ngồi vào chỗ của mình. Một niềm hân hoan trào dâng trong lòng nó. An thầm nghĩ: “Bây giờ mình có thể cho cái điện thoại cục gạch vào dĩ vãng rồi!”. Đang say sưa trong niềm hạnh phúc, chợt nó nghe tiếng hỏi nghẹn ngào của Minh vang bên tai:

– An à, hôm nay cậu đến sớm thế!

Nó nhìn đôi mắt đỏ hoe của Minh và trả lời:

– Ừ, vì hôm nay tớ phải trực nhật. Có chuyện gì mà mắt cậu đỏ thế?

Minh nói trong nước mắt:

– Sáng nay tớ đến trường sớm để gặp cô thủ quỹ nộp tiền mua sách ôn tập cho lớp mình. Tớ nhớ là đã gói số tiền và để vào trong ngăn cặp. Chắc lúc ở ngoài sân trường mở ra để lấy tiền vào căng tin mua đồ ăn sáng, gói tiền đã rơi ra mà tớ không biết. Tớ đã tìm khắp mọi ngóc ngách mà vẫn không thấy…

An mỉm cười:

– May cho cậu rồi nhé! Xem này, có phải gói giấy này không?

An lục cặp và đưa trả cho Minh gói tiền. Nhìn nét mặt rạng rỡ của Minh, An cũng thấy thật hạnh phúc…

Viết một đoạn văn kể chuyện sử dụng cả hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm – Mẫu 10

Gần nhà tôi có một cụ già, xóm giềng thường gọi ông là ông hai. Ông ấy sống trong một căn nhà lá xơ xác và tồi tàn… Con nhà ông ấy đâu sao để ông ấy cô đơn sống một mình như thế? Liệu cuộc sống hắng ngày của ông hai có đủ để lo cho bản thân càng ngày một yếu của mình? Tôi rất muốn giúp đỡ ông lắm, nhưng hoàn cảnh nhà tôi cũng chẳng hơn gì ông nên đành ngậm ngùi nhìn vậy.

Có lần mẹ tôi nhờ đem thức ăn qua cho ông, khi đó tôi đã trò chuyện với ông. Tôi có hỏi rằng :

– Ông ở một mình, thế có thấy cô đơn không ?

Ông ấy cười bảo :

– Cuộc sống này đã quen rồi cháu, nếu cô đơn mà có thể thay đổi cuộc đời của già thì già đã không cười, nói với cháu thế này. Vì vậy vui vẻ dù cuộc sống này có bạc bẽo với cháu.

Trước những lời nói của ông tôi có cái gì đó nghẹn lại. Mọi suy nghĩ về niềm vui, tiếng cười, sự cô đơn dồn nén.

Đến lúc ra về từ là ông tôi nói nhỏ với bản thân

– Ông quả là một người lạc quan

***************

Trên đây là 10 bài mẫu Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm. Hy vọng sẽ giúp các em làm tốt bài tập trong SGK Ngữ Văn 9 trên lớp. Chúc các em học tốt và luôn đạt điểm cao trong mọi kì thi nhé.

Đăng bởi: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/viet-mot-doan-van-ke-chuyen-theo-de-tai-tu-chon-trong-do-su-dung-ca-hinh-thuc-doi-thoai-doc-thoai-va-doc-thoai-noi-tam/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button