Đoạn văn ngắn cảm nghĩ về hình ảnh bếp lửa
Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa
Bài thơ Bếp lửa của tác giả Bằng Việt là một bài thơ hay xúc động về những kí ức tuổi thơ khi được sống bên bà cũng như tình cảm bà cháu thiêng liêng. Trong bài viết này Tmdl.edu.vn xin chia sẻ một số đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ để các bạn hiểu rõ hơn về hình ảnh chiếc bếp lửa được tác giả nhắc đến trong bài.
Bạn đang xem bài: Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ
1. Đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ
Bếp lửa là một hình ảnh rất quen thuộc trong mỗi ngôi nhà ở làng quê Việt Nam, gợi nên hơi ấm gia đình, bàn tay tần tảo sớm hôm của người bà, người mẹ. Bếp lửa rất gần gũi, thân thiết với những người con nông thôn phải xa quê. Bếp lửa ấy ấp iu, nồng đượm, nhóm niềm yêu thương, và dang rộng vòng tay để vỗ về an ủi, để đưa người cháu trở về với những kỉ niệm yêu thương nhất của cuộc đời. Bếp lửa ấy đã âm ỉ cháy mãi, nuôi nấng tình yêu quê hương trong lòng người cháu, bếp lửa ấy đã ấp ủ mãi tình bà cháu thiêng liêng. Có thể nói, bếp lửa trong bài thơ chính là biểu tượng cho cội nguồn gia đình, quê hương, đất nước; cho những gì gần gũi thân thiết đối với tuổi thơ mỗi người và có sức mạnh tỏa sáng, nâng đỡ tâm hồn con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tóm lại, bếp lửa vừa là hình ảnh thực đồng thời và là một hình tượng nghệ thuật độc đáo của tác phẩm.
2. Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt là một hình ảnh thơ đẹp. Hình ảnh bếp lửa gắn với người bà tần tảo sớm hôm. Và hơn hết, bếp lửa ấy là cả tuổi thơ trong người cháu. Nó gắn với sương sớm, gắn với những yêu thương và cả những tháng ngày bố mẹ mẹ vất vả nơi chiến trường, bên cháu chỉ có bà và bếp lửa. Ký ức có phần đau thương bởi gắn với mùi hương của lửa, gắn với những tháng ngày xa nhà, thiếu vắng tình yêu thương của bố mẹ. Nhưng bù lại người cháu được sống trong tình yêu thương lớn lao của bà. Tám năm dòng cùng bà nhóm lửa là tám năm người cháu cháu được nghe những tiếng tu hú kêu, được sống trong tình yêu thương lớn lao của bà. Và dù bếp lửa có trải qua gian khó vẫn ấm áp mãi tình yêu thương. Ngay cả khi giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi thì bếp lửa ấy vẫn là nơi sưởi ấm tình thương của bà và cả niềm tin trong cháu. Điệp từ một ngọn lửa, một bếp lửa được lặp đi lặp lại trong toàn bài thơ như một sự khẳng định, một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ dòng cảm xúc trong lòng tác giả. Bếp lửa là sự vất vả của bà nhưng những vất vả của bà đã làm nên tình thương lớn lao cho người cháu và trở nên: Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa! Hình ảnh bếp lửa không chỉ là hình ảnh của làng quê, không chỉ là hình ảnh của những năm tháng thiếu thốn mà bếp lửa trở thành những ký ức trong tâm hồn của cháu. Và dù để ở nước Nga xa xôi chúa vẫn mãi nhớ về bà, mãi nhớ về bếp lửa trong tất cả yêu thương nồng đượm.
3. Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ
Trong bài thơ “Bếp lửa”, hình ảnh bếp lửa chính là hình ảnh giản dị mà thiêng liêng, cao quý, là biểu tượng của tình bà cháu và lưu giữ những kỷ niệm ấu thơ tươi đẹp của tác giả. Thật vậy, bếp lửa chính là hình ảnh của một thời ấu thơ gian khó mà tràn ngập tình yêu thương của tác giả Bằng Việt. Ông sống cùng bà bên bếp lửa, đã quen với những “chờn vờn sương sớm”, với những “ấp iu nồng đượm” bên bếp lửa và bên người bà kính yêu của mình. Đó là những tháng ngày vất vả mà “khói hun nhèm mắt cháu”, “sống mũi còn cay” mà tác giả đã từng trải qua. Thế nhưng, cũng chính ở bếp lửa, người đọc thấy được tình bà cháu sâu đậm. Trong suốt những năm tháng ấu thơ đó, tác giả đã sống cùng với bà, được bà chăm sóc, chỉ bảo tận tình. Đặc biệt nhất, đó là hình ảnh “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm/Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi/Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui/Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” đều cho thấy được tình yêu mà bà dành cho cháu, dành cho gia đình qua bếp lửa. Trong bếp lửa, người đọc thấy được tình yêu, tấm lòng bao la mà bà dành cho con cháu. “Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn/Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng” cho ta thấy được bếp lửa hay cũng chính là ngọn lửa mà bà luôn ấp ủ dành cho tương lai hạnh phúc của con cháu. Trong những năm tháng chiến tranh, bà chính là chỗ dựa tinh thần và là người mang đến hơi ấm cho con cháu của mình tựa như bếp lửa bập bùng. Để rồi, sau này, hình ảnh bếp lửa mãi mãi là ký ức thật đẹp mà tác giả lưu giữ trong tâm trí. Dù có đi đến những cahan trời mới thì bếp lửa và ký ức về bà vẫn mãi mãi ngự trị trong tim của tác giả. Đó chính là thứ thiêng liêng, kỳ diệu và ấm áp nhất “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng, bếp lửa”. Tóm lại, hình ảnh bếp lửa là hình ảnh nghệ thuật thành công, để lại ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Tmdl.edu.vn.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học