Ý thức (Consciousness) là gì? Ý thức tiếng Anh là gì? Nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức?
Bạn đang xem bài: Ý thức là gì? Nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức?
Ý thức là một trong hai phạm trù thuộc vấn đề cơ bản của triết học. Nó là hình thức cao của sự phản ánh của thực tại khách quan, hình thức mà riêng con người mới có. Tác động của ý thức đối với đời sống xã hội là vô cùng to lớn. Nó không những là kim chỉ nam cho hoạt động của thực tiễn mà còn là động lực của thực tiễn. Sự thành công hay thất bại của thực tiễn, tác dụng tích cực hay tiêu cực của ý thức đối với sự phát triển của tự nhiên, xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo của ý thức mà biểu hiện ra là vai trò của khoa học văn hóa và tư tưởng. Vậy, ý thức là gì, nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức.
1. Ý thức là gì?
Theo Phân tâm học, tâm của con người chia làm hai là ý thức và vô thức. Duy thức học thì phân làm tám và ý thức là một trong tám phần đó. Như vậy, nhìn theo quan điểm nào thì ý thức cũng chỉ là một phần của tâm. Tuy vậy, ý thức rất năng động và có phạm vi hoạt động rất lớn.
Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác – Lenin là một phạm trù được quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan biện chứng với vật chất.
Ý thức theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.
Ý thức và tâm lý đều là sự phản ánh hiện thực khách quan của não, có bản chất và mang tính chủ thể. Tuy nhiên, ý thức cũng là tâm lý nhưng ở cấp độ cao hơn. Ý thức giúp con người có khả năng tự phản ánh lại (phản ánh của phản ánh) và chỉ có khi con người ở trong trạng thái khỏe mạnh và tỉnh táo.
2. Ý thức tiếng Anh là gì?
Ý thức tiếng Anh có nghĩa là: Consciousness.
Consciousness is defined as the highest form of psychological reflection found only in humans. Consciousness is a reflection in language what people have absorbed in the process of interacting with the objective world.
3. Nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức:
3.1. Nguồn gốc của ý thức:
Chúng ta được nghe đến rất nhiều về “ý thức”, vậy nguồn gốc của ý thức là xuất phát từ đâu. Hiện nay có rất nhiều quan điểm cho giải thích cho nguồn gốc của ý thức. Tuy nhiên theo quan điểm của tác giả tống hợp được thì nguồn gốc của ý thức xuất phát từ hai nguồn gốc trên:
Thứ nhất, nguồn gốc tự nhiên
Cụm từ “tự nhiên” đã dần khái quát cho nội dung của ý thức sẽ xuất phát từ sự hình thành của bộ óc con người, do con người tự hình thành trong bộ não dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như hoàn cảnh, giáo dục,…Hoạt động của bộ óc con người sẽ dân dần giúp cho con người hình thành các mối quan hệ giữa con người thế giới khách quan, từ đó chính những sự vật, sự việc xuất phát từ thực tiễn sẽ tạo ra cho con người sự sáng tạo, năng động. Trên bộ phận của con người thì não bộ chính là bộ phận điều chỉnh, hành vi của con người. Và ý thức chính là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả sau quá trình liên kết, hoạt động của não bộ để tạo ra kết quả là hành vi con người. Chính vì vậy mà một bộ não hoàn thiện và phát triển đầy đủ sẽ tác động đến ý thức của con người cũng sẽ trở nên phong phú và sâu sắc hơn.
Đồng thời những mối quan hệ xoay quanh giữa con người với nhau trong thế giới khách quan cũng sẽ tạo nên và tác động sâu sắc đến việc suy nghĩ của con người. Trong mối quan hệ này thế giới khách quan sẽ thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc con người, hình thành nên quá trình phản ánh. Một hành vi được thực hiện chính là sự phản ánh rõ rệt nhất đối với ý thức.
Thứ hai, nguồn gốc xã hội
Xã hội ở đây được hiểu là những hành vi lao động, hành vi ứng xử và ngôn ngữ của con người được sử dụng để thể hiện những nội dung của ý thức một cách chi tiết và chân thực nhất.
- Lao động chính là những hoạt động của con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp cới nhu cầu của con người. Lao động sẽ tác động đến ý thức của con người cần phải làm gì và làm như thế nào để có thể thực hiện công việc một cách có hiệu quả nhất, vừa tiết kiệm được thời gian và công sức. Do đó, lao động có một tác động rất lơn đến việc hình thành suy nghĩ của con người.
- Hành vi ứng xử giữa người với người cũng chính là yếu tố tác động sâu sắc đến việc hình thành, thay đổi ý thức của mỗi người. Khi một đứa trẻ được giáo dục và sinh sống tại một môi trường sống lành mạnh, văn minh sẽ vô tình giúp đứa trẻ nhận thức được bản thân cũng phải có những hành vi ứng xử như thế thì mới đúng và giống với mọi người xung quanh. Như vậy, việc con người đối xử với nhau chân thật hay lừa dối lẫn nhau cũng sẽ khiến cho người rơi vào hoàn cảnh đó nhận thức được việc làm như thế là sai hay đúng, có lợi cho bản thân hay không và dần dần hình thành nên suy nghĩ của bản thân.
- Ngôn ngữ cũng tương tự như hành vi con người. Con người sử dụng chung một loại ngôn ngữ trong một quốc gia sẽ nhận thức được đây là một dân tộc và cần có những hành vi ứng xử phù hợp hơn. Đồng thời khi con người sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ ra quan điểm của bản thân cũng sẽ khiến cho đối phương nhận thức được những hàm ý trong lời nói và hình thành nên ý thức của bản thân về một vụ việc nào đó. Do đó, ngôn ngữ chính là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức, không có ngôn ngữ thì thì ý thức không thể tồn tại được.
Như vậy, chúng ta có thể thấy ý thức được hình thành dựa trên hai nguồn gốc trên. Những yếu tố trên sẽ tác động mạnh mẽ đến việc hình thành ý thức của con người. Nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai chất kích thích chủ yếu làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển hóa thành bộ óc người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức.
3.2. Bản chất của ý thức:
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não con người thông qua hoạt động thực tiễn vì vậy mà bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Và chính vì vậy, ý thức sẽ phản ánh thực tế khách quan thế giới của con người.
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là những nội dung mà ý thức đều xuất phát từ thực tiễn, những yếu tố xuất hiện trong thực tiễn sẽ là cơ sở để ý thức được hình thành ;
- Sự phán ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn cần sử dụng mà bắt buộc phải tạo ra những giá trị, phát minh thiết kế hiện đại và hữu ích hơn để đáp ứng cho nhu cầu thực tế của xã hội.
- Phản ánh ý thức là sự sáng tạo, vì phản ánh đó bao giớ cũng dựa trên hoạt động thực tiễn và là sản phẩm của các quan hệ xã hội. Là sản phẩm của các quan hệ xã hội, bản chất ý thức có tính xã hội.
Vậy, bản chất của ý thức chính là sự phản ánh chân thật và đầy đủ nhất của ý thức. Hành vi con người cũng chính là yếu tố thể hiện bản chất cúa ý thức. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội.
3.3. Vai trò của ý thức:
Vai trò của ý thức có một tầm quan trọng đối với thực tiễn cuộc sống và khẳng định vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý thức chỉ là sản phẩm, là sự phản ánh chân thật về thế giới khách quan. Và hành động của con người chỉ xuất phát từ những yếu tố tác động của thế giới khách quan.
Điều này đã tạo cho con người sự thông minh, nhạy bén để có thể ứng phó kịp thời với các tác động của môi trường xung quanh. Từ đó giúp tạo nên các giá trị thực tiễn cho đời sống xã hội, nhiều công trình kiến trúc được tạo nên, nhiều phát minh khoa học được hình thành do ý thức của con người dự đoán được những thiên tai, hay những thay đổi của tương lai…
Không những vậy, việc ý thức tốt về một vấn đề nào đó giúp cho con người hạn chế được những hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng hậu quả xấu đến sự phát triển của quốc gia. Các quốc gia có thể mở rộng mối quan hệ ngoại giao với nhau về kinh tế để cùng nhau hợp tác phát triển, xây dựng đất nước và thị trường thế giới ngày càng phát triển hiện đại hơn.
Như vậy, nói tới vai trò của ý thức thực chất là nói tới vai trò của con người, vì ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả. Do đó, muốn thực hiện tư tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn. Nghĩa là con người muốn thực hiện quy luật khách quan thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn những quy luật đó, phải có ý chí và phương pháp để tổ chức hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ chỉ đạo hoạt động của con người, có thể quyết định làm cho con người hành động đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất định.
Do đó, con người càng phản ánh đầy đủ, chính xác thế giới khách quan thì càng cải tạo thế giới có hiệu quả. Vì vậy, phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động, cải tạo thế giới khách quan.
Bản quyền bài viết thuộc Tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá (tmdl.edu.vn)
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục