Ở các bài học trước các em đã biết cách nhận biết một số ion trong dung dịch hay nhận biết một số chất khí.
Bài viết này nhằm cùng cố kiến thức và kỹ năng nhận biết một số chất vô cơ (nhận biết một số ion trong dung dịch và một số chất khí).
Bạn đang xem bài: Bài tập luyện tập: Nhận biết một số hợp chất vô cơ – Hóa 12 bài 42
I. Kiến thức cần nhớ để nhận biết một số ion trong dung dịch và chất khí
• Phản ứng nhận biết Cation
• Phản ứng nhận biết Anion
• Phản ứng nhận biết chất khí
II. Bài tập nhận biết một số chất vô cơ
* Bài 1 trang 180 SGK Hóa 12: Trình bày cách nhận biết các ion trong các dung dịch riêng rẽ sau: Ba2+, Fe3+, Cu2+.
* Lời giải:
– Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào có kết tủa màu nâu đỏ thì mẫu thử đó chứa ion Fe3+
Fe3+ + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3↓(nâu đỏ) + 3NH4+
– Mẫu thử nào lúc đầu xuất hiện kết tủa màu xanh lục, sau đó kết tủa tan ra cho dung dịch màu xanh lơ thì mẫu thử đó chứa ion Cu2+
Cu2+ + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓(xanh lơ) + 2NH4+
Cu(OH)2 ↓ + 4NH3→ [Cu(NH3)4](OH)2
– Cho dung dịch H2SO4 vào mẫu thử còn lại nếu có kết tủa trắng, không tan trong axit dư, mẫu thử đó chứa ion Ba2+
Ba2+ + H2SO4 → BaSO4↓(trắng) + 2H+
* Bài 2 trang 180 SGK Hóa 12: Có 5 lọ hóa chất không nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết dãy dung dịch nào sau đây?
A. 2 dung dịch : NH4Cl, CuCl2
B. 3 dung dịch : NH4Cl, MgCl2, CuCl2
C. 4 dung dịch: NH4Cl, AlCl3, MgCl2, CuCl2
D. Cả 5 dung dịch.
* Lời giải:
– Chọn đáp án: D. Cả 5 dung dịch.
Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa năm dung dịch chứa ion: NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2:
• Cho dung dịch NaOH vào dd NH4Cl có hiện tượng thoát khí mùi khai.
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O
• Cho dung dịch NaOH vào dd MgCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Mg(OH)2
MgCl2 + NaOH → NaCl + Mg(OH)2↓(trắng)
• Cho dung dịch NaOH vào dd FeCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng xanh Fe(OH)2 bị hóa nâu trong không khí (do tạo Fe(OH)3)
FeCl2 + NaOH → NaCl + Fe(OH)2↓(trắng xanh)
Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Fe(OH)3↓(nâu đỏ)
• Cho dung dịch NaOH vào dd AlCl3 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 rồi tan trong kiềm dư.
AlCl3 + NaOH → NaCl + Al(OH)3↓(trắng)
Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]
• Cho dung dịch NaOH vào dd CuCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa xanh lơ Cu(OH)2
CuCl2 + NaOH → NaCl + Cu(OH)2↓(xanh lơ)
* Bài 3 trang 180 SGK Hóa 12: Có 4 ống nghiệm không nhãn mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau (nồng độ khoảng 0,1 M) : NaCl, Na2CO3, KHSO4, CH3NH2. Chỉ dùng giấy quỳ tím cho vào từng dung dịch, quan sát sự thay đổi màu của nó có thể nhận biết dãy dung dịch nào ?
A. 1 dung dịch NaCl
B. 2 dung dịch NaCl và KHSO4
C. 2 dung dịch KHSO4 và CH3NH2.
D. 3 dung dịch NaCl, KHSO4 và Na2CO3
* Lời giải:
Cho quỳ tím vào từng chất:
– Qùy tím chuyển sang màu đỏ là KHSO4
– Qùy tím chuyển sang màu xanh là Na2CO3 và CH3NH2
– Qùy tím không chuyển màu là NaCl
Vậy có thể phân biệt được cả 4 dãy chất ở A, B, C, D
* Bài 4 trang 180 SGK Hóa 12: Hãy phân biệt hai dung dịch riêng rẽ sau : (NH4)2S và (NH4)2SO4 bằng một thuốc thử.
* Lời giải:
– Cho dung dịch Ba(OH)2 vào hai mẫu thử, mẫu thử nào có khí và kết tủa trắng là (NH4)2SO4, chỉ có khí là (NH4)2S.
(NH4)2S + Ba(OH)2 → BaS + 2NH3↑ + 2H2O
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NH3↑ + 2H2O
* Bài 5 trang 180 SGK Hóa 12: Có hỗn hợp khí gồm SO2, CO2, H2. Hãy chứng minh sự có mặt của từng khí trong hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng.
* Lời giải:
– Cho dung dịch brom vào hỗn hợp khí, thấy dung dịch brom mất màu chứng tỏ trong hỗn hợp có SO2
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.
– Thêm tiếp dung dịch brom vào hỗn hợp cho đến khi dung dịch Br2 hết bị mất màu như vậy hết SO2.
– Dẫn hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch nước vôi trong có dư thấy có kết tủa trắng chứng tỏ có CO2.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
– Dẫn khí còn lại qua bình đựng CuO (màu đen) đun nóng thấy có xuất hiện Cu màu đỏ thì khí đó là H2.
CuO + H2 → Cu + H2O
Hy vọng với bài viết Bài tập luyện tập: Nhận biết một số hợp chất vô cơ ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Tmdl.edu.vnghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
Bản quyền bài viết thuộc trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Tmdl.edu.vn (tmdl.edu.vn)
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục