Giáo dục

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 7 năm 2021 – 2022

Đề thi giữa kì 2 môn Vật lý 7 năm 2021 – 2022 là tài liệu cực kì hữu ích mà Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 7 tham khảo.

Đề kiểm tra giữa kì 2 Vật lý 7 gồm 3 đề thi giữa kì 2 có đáp án chi tiết kèm theo. Qua đó giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề kiểm tra cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 7, đề thi giữa học kì 2 môn tiếng Anh 7.

Bạn đang xem bài: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 7 năm 2021 – 2022

Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Vật lý 7

Tên chủ đề Nhận biết Thông Hiểu Vận dụng Cộng
TN TL TN TL Vận dụng Vận dụng cao
TN TL TN TL
1. Sự nhiễm điện do cọ xát- Hai loại điện tích -Biết được biểu hiện của các vật đã nhiễm.

-Biết vật bị nhiễm điện khi nào? khi bị nhiễm điện thì có khả năng gì?

-Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.

-Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử.

Vận dụng giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.

-Vật nhiễm điện cùng loại và khác loại khi đặt gần nhau có hiện tượng gì?

Số câu

Điểm

Tỉ lệ

2

0,5

5%

0,5

1,5

15%

1

0,25

2,5%

0,5

0,75

7,5%

4

3,0

30%

2. Dòng điện-nguồn điện-chất dẫn điện và chất cách điện, sơ đồ mạch điện – Biết được dòng điện là gì, dòng điện có khả năng gì? Phân biệt được chất dẫn điện và chất cách điện.

– Biết quy ước về chiều dòng điện.

-Hiểu được tác dụng chung của nguồn điện, kể tên các nguồn điện thông dụng, các cực của nguồn điện.

-Hiểu được dòng điện trong kim loại

Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã mắc sẵn bằng các kí hiệu đã quy ước. Vẽ được sơ đồ của mạch điện và xác định chiều của dòng điện.
Số câu

Điểm

Tỉ lệ

2

0,5

5%

0,5

2,0

20%

2

0,5

5%

1

0,25

2,5%

0,5

0,75

7,5%

6

4,0

40%

3. Các tác dụng của dòng điện Biết được tác dụng nhiệt, phát sang, từ, hóa học và sinh lý của dòng điện. Lấy ví dụ các tác dụng của dòng điện. Ứng dụng của các tác dụng của dòng điện.
Số câu

Điểm

Tỉ lệ

2

0,5

5%

1

0,25

2,5%

0,5

1,25

12,5%

1

0,25

2,5%

0,5

0,75

7,5%

5

3,0

30%

Tổng số câu

Điểm

Tỉ lệ

6,5

3,5

35%

4

3,5

35%

4

2,25

22,5%

 

0,5

0,75

7,5%

15

10,0

100%

Đề thi giữa học kì 2 Vật lí 7

I/ Trắc nghiệm (3đ):

Chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất

Câu 1. Hai vật nhiễm điện cùng loại đặt thì……

A. đẩy nhau

B. hút nhau

C. không tác dụng lên nhau

D. vừa hút vừa đẩy nhau

Câu 2. Theo qui ước thanh thủy tinh cọ xát vào mảnh vải lụa thì thanh thủy tinh sẽ mang điện tích gì?

A. Không bị nhiễm điện

C. Chúng nhiễm điện khác loại

B. Nhiễm điện dương

D. Nhiễm điện âm

Câu 3. Trước khi cọ xát, trong thủy tinh và mảnh lụa đều có điện tích dương và điện tích âm vì:………….

A. chúng đều chưa bị mất điện tích âm và điện tích dương

B. chưa có sự dịch chuyển qua lại của các êlectron

C. mỗi nguyên tử của chúng đều ở trạng thái trung hòa về điện

D. mỗi nguyên tử đều được cấu tạo từ hạt nhân mang điện tích dương và các êlectron mang điện tích âm. Chưa cọ xát thì số các hạt mang điện trong nguyên tử vẫn không đổi.

Câu 4. Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị điện hoạt động khi……….

Chọn câu trả lời sai.

A. có dòng điện chạy qua chúng

B. có các hạt mang điện chạy qua

C. có dòng các electron chạy qua

D. chúng bị nhiễm điện

Câu 5. Dòng điện đang chạy trong vật nào dưới đây?

A. Một mảnh nilông đã được cọ xát

B. Máy tính bỏ túi đang hoạt động

C. Chiếc pin tròn đặt trên bàn

D. Dòng điện trong gia đình khi không sử dụng bất kì một thiết bị điện nào

Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Mỗi nguồn điện đều có hai cực.

B. Hai cực của pin hay ăcqui là cực dương (+) và cực âm (-).

C. Nguồn điện là thiết bị dùng để cung cấp dòng điện lâu dài cho các vật dùng điện hoạt động.

D. Vật nào nhiễm điên vật ấy là nguồn điện.

Câu 7. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau.

B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện.

C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện cùng dây nối.

D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch kín nối các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện.

Câu 8. Chiều dòng điện là chiều….

A. chuyển dời có hướng của các điện tích

B. dịch chuyển của các êlectron

C. từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện

D. từ cực âm qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện

Câu 9. Khi có dòng điện chạy qua, bộ phận của đèn bị đốt nóng mạnh nhất là….

Chọn câu trả lời sai.

A. dây tóc.

B. bóng đèn.

C. dây trục

D. cọc thủy tinh

Câu 10. Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Cơ co giật là do tác dụng sinh lí của dòng điện

B. Tác dụng hóa học của dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện

C. Hoạt động của chuông điện dựa trên tác dụng từ của dòng điện

D. Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện

Câu 11. Tác dụng nhiệt của dòng điện là không có ích đối với dụng cụ nào sau đây?

A. Ấm điện

B. Tivi

C. Bàn là

D. Máy sưởi điện

Câu 12. Bóng đèn nào sau đây khi phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí?

A. Bóng đèn đui ngạnh

B. Đèn điốt phát quang

C. Bóng đèn pin

D. Bóng đèn xe gắn máy

II/ Tự luận: 7 điểm

Câu 13. Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa số hay màn hình tivi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao? Muốn cho khi lau chùi các vật trên không bị chính bụi của khăn bám vào thì chúng ta phải làm thế nào?(2,25đ)

Câu 14. a/ Dòng điện là gì? Trong mạch điện kín chiều dòng điện đi từ cực nào đến cực nào? (2,0đ)

b/ Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 pin, 1 bóng đèn, 1 khóa và biểu diễn mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch. ( 0,75đ)

Câu 15. Người ta sử dụng ấm điện để đun nước là dựa vào tác dụng nào của dòng điện?

Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra? Vì Sao?(2,0đ)

Đáp án đề thi giữa kì 2 Vật lý 7

I/TRẮC NHIỆM KHÁCH QUAN (3đ) Mỗi câu đúng được 0,25đ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án A B D A B D A C A D B B

II/TỰ LUẬN:

CÂU Đáp án Biểu điểm
13 – Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa số hay màn hình tivi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng vì: càng lau chùi các bề mặt trên thì càng bị nhiễm điện do ma sát với khăn bông khô.  

0,75đ

Vì thế các bề mặt càng có khả năng hút bụi từ khăn. 0,5đ
– Muốn cho khi lau chùi các vật trên không bị chính bụi của khăn bám vào thì chúng ta phải làm cho khăn lau ẩm rồi mới lau chùi thì sẽ sạch. 1,0đ
14

 

a/ Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. 1,0đ
– Trong mạch điện kín chiều dòng điện đi từ cực dương qua vật dẫn về cực âm của nguồn điện. 1,0đ
b/ -Vẽ đúng, đủ các yếu tố 0,75đ
15 – Người ta sử dụng ấm điện để đun nước là dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện 0,5đ
– Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì ấm điện bị cháy, hỏng. 0,5đ
Vì khi cạn hết nước, do tác dụng nhiệt của dòng điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao. 0,25đ
Dây nung nóng(ruột ấm) sẽ nóng chảy, không dùng được nữa. Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy, gây hỏa hoạn. 0,75đ

………………………………..

Đề thi giữa học kì 2 Vật lý 7 – Đề 2

Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Vật lý 7

Tên chủ đề Nhận biết Thông Hiểu Vận dụng Cộng
TN TL TN TL Vận dụng Vận dụng cao
TN TL TN TL
1. Sự nhiễm điện do cọ xát- Hai loại điện tích -Biết được biểu hiện của các vật đã nhiễm.

-Biết vật bị nhiễm điện khi nào? khi bị nhiễm điện thì có khả năng gì?

 

-Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.

-Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử.

Vận dụng giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.

-Vật nhiễm điện cùng loại và khác loại khi đặt gần nhau có hiện tượng gì?

Số câu

Điểm

Tỉ lệ

2

0,5

5%

 

0,5

1,5

15%

1

0,25

2,5%

0,5

0,75

7,5%

4

3,0

30%

2. Dòng điện-nguồn điện-chất dẫn điện và chất cách điện, sơ đồ mạch điện -Biết được dòng điện là gì, dòng điện có khả năng gì? Phân biệt được chất dẫn điện và chất cách điện.

-Biết quy ước về chiều dòng điện.

-Hiểu được tác dụng chung của nguồn điện, kể tên các nguồn điện thông dụng, các cực của nguồn điện.

-Hiểu được dòng điện trong kim loại

Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã mắc sẵn bằng các kí hiệu đã quy ước.

 

Vẽ được sơ đồ của mạch điện và xác định chiều của dòng điện.
Số câu

Điểm

Tỉ lệ

2

0,5

5%

0,5

2,0

20%

2

0,5

5%

1

0,25

2,5%

0,5

0,75

7,5%

6

4,0

40%

3. Các tác dụng của dòng điện Biết được tác dụng nhiệt, phát sang, từ, hóa học và sinh lý của dòng điện. Lấy ví dụ các tác dụng của dòng điện. Ứng dụng của các tác dụng của dòng điện.
Số câu

Điểm

Tỉ lệ

2

0,5

5%

1

0,25

2,5%

0,5

1,25

12,5%

1

0,25

2,5%

0,5

0,75

7,5%

5

3,0

30%

Tổng số câu

Điểm

Tỉ lệ

6,5

3,5

35%

4

3,5

35%

4

2,25

22,5%

 

0,5

0,75

7,5%

15

10,0

100%

Đề thi giữa kì 2 Vật lí 7

I/ Trắc nghiệm khách quan (3đ): Chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất

Câu 1. Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách nào?

A. Cọ xát.

B. Hơ nóng vật.

C. Bỏ vật vào nước nóng.

D. Làm cách khác.

Câu 2. Một vật trung hòa về điện sau khi bị cọ xát trở thành nhiểm điện âm vì……….

A. vật đó mất bớt điện tích dương

B. vật đó nhận thêm điện tích dương

C. vật đó mất bớt electron

D. vật đó nhận thêm electron

Câu 3. Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là………….

A. hạt nhân mang điện tích dương, êlectrôn mang điện tích âm.

B. êlectrôn âm và êlectrôn dương.

C. hạt nhân âm và hạt nhân dương.

D. iôn âm và iôn dương.

Câu 4. Vật nào sau đây đang có dòng điện chạy qua?

A. Một thanh thủy tinh đã được cọ xát bằng lụa.

B. Một chiếc đèn pin mà bóng bị đứt dây tóc.

C. Một chiếc tivi đang tường thuật một trận bóng đá.

D. Một chiếc bút thử điện được đặt trong quầy bán đồ điện.

Câu 5. Vật nào sau đây là vật cách điện?

A. Một đoạn ruột bút chì.

B. Một đoạn dây thép.

C. Một đoạn dây nhôm.

D. Một đoạn dây nhựa.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguồn điện?

A. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch điện kín.

B. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.

C. Nguồn có hai cực là cực âm và cực dương.

D. Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó.

Câu 7. Dòng điện trong kim loại là………..

A. dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do.

B. dòng chuyển động tự do của các êlectrôn tự do.

C. dòng chuyển dời của các hạt mang điện

D. dòng chuyển dời có hướng của các vật nhiễm điện

Câu 8. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?

A. Làm nóng dây dẫn

B. Hút các vụn giấy

C. Làm quay kim nam châm

D. Làm tê liệt thần kinh.

Câu 9. Hoạt động của máy sấy tóc dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

A.Tác dụng nhiệt và tác dụng từ.

B. Tác dụng nhiệt.

C. Tác dụng nhiệt và tác dụng hoá học.

D. Tác dụng sinh lí và tác dụng từ.

Câu 10. Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại là do dòng điện có

A. tác dụng hoá học

B. tác dụng từ

C. tác dụng sinh lý

D. tác dụng nhiệt

Câu 11. Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi…..

A. mạch điện bị nối tắt giữa hai cực nguồn điện.

B. mạch điện có dây dẫn ngắn.

C. mạch điện không có cầu chì.

D. mạch điện dùng acquy để thắp sáng.

Câu 12. Để phân loại sắt vụn an toàn, nhanh chóng, trong các khu công nghiệp người ta dùng cần cẩu điện. Vậy cần cẩu điện hoạt động nhờ tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng sinh lý.

B. Tác dụng từ.

C. Tác dụng hóa học.

D. Tác dụng phát sáng.

II/ Tự luận:7 điểm

Câu 13. a/ Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường? (1,5đ)

b/ Giải thích hiện tượng sét? (0,75đ)

Câu 14.

a/ Nguồn điện dủng để làm gì? Em hãy kể tên hai nguồn điện tự nhiên và hai nguồn điện nhân tạo (2đ)

b/ Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 pin, 1 bóng đèn, 1 khóa và biểu diễn mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch ( 0,75đ)

Câu 15. Cầu chì hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Vì sao khi dây chì bị đứt, ta không được thay thế bằng một dây kim loại khác? (2,0đ)

Đáp án đề thi giữa kì 2 Vật lí 7

I/TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Mỗi câu đúng được 0,25đ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án A D A C D D A B B C A B

II/TỰ LUẬN:

CÂU Đáp án Biểu điểm
 

13

 

 

 

 

 

 

 

a/ Ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường vì: Khi xe chạy, do thành xe ma sát với không khí, bánh xe ma sát với mặt đường mà xe được tích điện.  

0,5đ

 

Điều này rất nguy hiểm với các xe chở xăng dầu. Vì vậy người ta thả sợi xích sắt xuống mặt đường để các điện tích đi xuống đường, xe không còn bị nhiễm điện nữa.  

1,0đ

b/ Khi các đám mây bị nhiễm điện lại gần nhau sẽ xuất hiện tia lửa điện từ đám mây xuống mặt đất. Đó là sét.  

0,75đ

14 a/- Nguồn điện dùng để cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.  

1,0đ

– Hai nguồn điện tự nhiên: sấm sét và cơ thể người

( Người là nguồn điện sinh học).

 

0,5đ

– Hai nguồn điện nhân tạo: Pin và acqui

 

0,5đ
b/ -Vẽ đúng, đủ các yếu tố 0,75đ
 

15

– Cầu chì hoạt động dựa trên nguyên tắc: cầu chì hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện.  

0,25đ

 

Khi dòng điện đi qua mạch vượt mức cho phép, dây chì nóng lên, chảy ra và làm mạch điện bị ngắt 0,75đ
– Khi dây chì bị đứt, ta không được thay thế bằng một dây kim loại khác vì dây kim loại này không có tác dụng bảo vệ mạch điện  

1,0đ

…………………………………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung đề thi giữa kì 2 Vật lí 7

tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/bo-de-thi-giua-hoc-ki-2-mon-vat-ly-lop-7-nam-2021-2022/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button