Kết luận của tiểu luận là gì?
Đầu tiên, bạn phải hiểu rằng, phần kết luận của bài tiểu luận không đơn giản chỉ là một bản tóm tắt sơ lược lại những gì bạn đã trình bày ở các phần chính của bài tiểu luận. Mà hãy suy nghĩ rằng: Nếu như chúng ta coi bài tiểu luận như một món quà thì phần kết luận tiểu luận sẽ được ví như chiếc nơ cột lại món quà, giúp cho “món quà” của bạn thêm chặt chẽ và đẹp mắt. Đó là cơ hội để tác giả của bài luận gây ấn tượng cho người đọc, khẳng định lại lý do vì sao bài tiểu luận của bạn lại quan trọng, có giá trị. Nói một cách dễ hiểu, phần kết luận của tiểu luận sẽ trả lời cho câu hỏi “So what?” ( Vậy thì sao?).
Đối với người đọc, nếu như Bìa tiểu luận là bộ mặt gây ấn tượng đầu tiên cho bài tiểu luận thì kết luận là chìa khóa cung cấp thông tin quan trọng nhất vì vậy nó phải thật ấn tượng và thuyết phục.
Bạn đang xem bài: Cách viết kết luận bài tiểu luận. Lưu ý khi viết kết luận cho bài tiểu luận
3 bước tạo nên kết luận bài tiểu luận hay
Bước 1: Trình bày lại luận điểm bằng cách đưa ra một quan điểm có nội dung tương tự nhưng sử dụng từ ngữ khác. Trong phần này, để câu văn mạch lạc, mới mẻ, bạn nên tránh sử dụng lặp lại các cụm từ “Tóm lại là”, “Kết thúc lại”, “Cuối cùng”…
Bước 2: Xem xét lại các luận điểm có trong bài tiểu luận. Củng cố lập luận bằng cách tóm lược nội dung lập luận của từng luận điểm bằng 1 – 2 câu. Việc này sẽ nhắc người đọc hồi tưởng lại những vấn đề đã được đề cập trong bài tiểu luận.
Bước 3: Liên kết phần kết luận của bạn với đề tài tiểu luận, khẳng định lại vấn đề một cách ấn tượng, thu hút người đọc
Cách viết kết luận bài tiểu luận
Trong một bài tiểu luận gồm 3 phần. Mỗi phần đóng một vai trò và nội dung riêng. Riêng đối với kết luận tiểu luận thì có khá nhiều bạn bỏ qua phần này. Tuy nhiên, đây lại là phần đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Phần kết luận sẽ không chiếm quá nhiều độ dài của bài viết. Phần kết luận tiểu luận thường trình bày 2 nội dung:
- Kết luận lại những nội dung trọng tâm
Phần này phụ thuộc vào độ dài và số chương của bài luận. Từ đó, bạn sẽ xem xét trình bày cân đối, hợp lý. Tuy nhiên, do đây là phần tổng kết nên bạn cần trình bày thật ngắn gọn súc tích. Tránh viết dài dòng lan man. Nhưng vẫn phải làm nổi bật được những nội dung quan trọng nhất của bài luận.
- Đề xuất, đưa ra các giải pháp
So với phần kết luận nội dung thì đây là đóng vai trò quan trọng hơn nhiều trong bài tiểu luận. Bởi vì đây là lúc bạn thể hiện sự nhạy bén và sáng tạo trong tư duy. Bên cạnh đó thì đây chính là phần giúp bài luận của bạn tạo nên ấn tượng và sự khác biệt so với những bài khác.
Do đó bạn nên dành thời gian đầu tư nhiều hơn vào phần này. Đặc biệt với một số ngành như du lịch, marketing, nhà hàng,… thì đây là phần đặc biệt quan trọng.
Lưu ý khi viết kết luận cho bài tiểu luận
Cung cấp cho khán giả một điều gì đó để họ phải suy nghĩ sau khi đọc xong bài tiểu luận của bạn.
Phần kết luận tuyệt đối không phải là phần để nêu ý tưởng mới! Trong phần này bạn chỉ nên tóm tắt lại bài viết một cách tổng quát, kết luận suy nghĩ, gây ấn tượng cuối cùng với người đọc.
Tiểu luận nên bắt đầu bằng một cái gì đó chung chung, và kết luận của bạn kết thúc bằng một cái gì đó cụ thể.
Kết luận tiểu luận nên được trình bày một cách dễ hiểu, quyết đoán, rõ ràng bằng những câu văn súc tích, nổi bật.
Không nên trích dẫn trong phần kết luận
Không có một quy chuẩn nào cho độ dài phần kết luận của bài tiểu luận. Độ dài kết luận sẽ phụ thuộc vào nội dung của tiểu luận. Tuy nhiên, đối với các bài tiểu luận đại học, độ dài lý tưởng của kết luận tiểu luận nên là 5 – 7 câu. Tối thiểu là 3 câu.
Không nên viết kết luận chung chung không rõ ý: Kết luận tiểu luận là phần quan trọng giúp đề tài của bạn ấn tượng sâu tới người đọc. Nếu như bạn viết một cách chung chung sẽ khiến người đọc hoang mang. Điều này sẽ làm đề tài của bạn không đọng lại được điều gì sau khi đọc giả nghiên cứu đề tài của bạn.
Kết luận nên trình bày dễ hiểu, rõ ràng, súc tích: Nó phải khẳng định được các vấn đề nêu trong lập luận của mỗi luận điểm trong bài. Bởi vì đây là phần tổng kết, không phải phần thân bài. Nên bạn chỉ cần trình bày thật súc tích ngắn gọn nhưng vẫn phải đủ quan điểm, lập luận.
Viết kết luận phải gây ấn tượng cho người đọc: Kết luận ấn tượng sẽ khiến người đọc suy ngẫm về bài tiểu luận. Như chúng tôi đã trình bày thì đây là phần giúp bài luận để lại ấn tượng nhất. Bởi vậy, hãy dành thời gian nhất định để trau chuốt phần này. Không nên cho những nội dung không liên quan đến phần kết luận.
Độ dài viết kết luận lý tưởng: Độ dài để viết kết luận là 5-7 câu hoặc tối thiểu 2-3 câu. Độ dài kết luận tiểu luận thường sẽ phụ thuộc vào độ dài và số đoạn của bài viết. Tuy nhiên, đây là độ dài hợp lý cho một bài luận thông thường.
Mẫu kết luận tiểu luận tham khảo
Đề tài: Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty A
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, vấn đề bán hàng có ý nghĩa rất quan trọng trong quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào thực hiện tốt công tác bán hàng sẽ đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp được chi phí, xác định đúng kết quả bán hàng, có điều kiện để tồn tại và phát triển. Để thực hiện tốt công tác kế toán bán hàng thì việc hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là không thể thiếu.
Trong thời gian thực tập tại công ty A, em đã tìm hiểu đi sâu vào công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của công ty. Qua đó, thấy được những ưu điểm song bên cạnh đó còn một số vấn đề còn tồn tại. Để khắc phục phần nào những vấn đề chưa hoàn thiện em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp với mục đích hoàn thiện thêm phần kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế và bước đầu áp dụng lý luận vào thực tiễn nên bài báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong quá trình viết bài. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của thầy cô, công ty và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty A, các cô chú, anh chị trong phòng kế toán đã hướng dẫn và cung cấp đầy đủ số liệu cần thiết cho đề tài của em.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa kế toán trường, đặc biệt cho em gửi tới ThS. B lời biết ơn sâu sắc đã giúp đỡ em tận tình để hoàn thành tốt đề tài này.
Đề tài: Công nghệ nuôi trồng nấm
Qua những phân tích trên đây, chúng ta thấy được nấm là đối tượng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho con người nói chung và cho người sản xuất nói riêng. Do đó, tuy ngành sản xuất nấm còn gặp nhiều khó khăn nhưng hứa hẹn một tiềm năng phát triển cực lớn. Đặc biệt là đối với nước ta, một đất nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm với trên 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đề tài: Ảnh hưởng của truyền thống dân tộc đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam là nguồn gốc tư tưởng lý luận quan trọng đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; hành trang đầu tiên khi Người ra đi tìm đường cứu nước; tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển giá trị truyền thống dân tộc lên tầm cao mới. Đây là một trong những quy luật, nguyên tắc cơ bản của quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhận thức đầy đủ, sâu sắc mối quan hệ trên là cơ sở để khẳng định tính đúng đắn, cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu, vận dụng, phát triển sáng tạo, bảo vệ có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam trong tình hình mới.
********************
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/cach-viet-ket-luan-bai-tieu-luan-luu-y-khi-viet-ket-luan-cho-bai-tieu-luan/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp