Tổng hợp

Làm sao để lươn không bị nhớt và tanh? Mẹo làm lươn hết nhớt nhanh chóng lại không còn mùi tanh

Tmdl.edu.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách làm thịt lươn cho bé
  • Cách làm lươn nấu cháo
  • Cách làm lươn xào
  • Cách làm lươn cho bé
  • Cách làm lươn chết nhanh
  • Cách sơ chế lươn cho bé
  • Cách luộc lươn không bị nát
  • Cách làm lươn xào sả ớt

Thịt lươn rất ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng nên được chế biến thành những món ăn ngon, đặc biệt dành cho các em nhỏ. Tuy nhiên, do lươn sống ở ao hồ bùn lầy nên thường nghe mùi bùn và nếu không biết cách, thịt lươn sau khi chế biến xong có thể không ngon. Làm sao để lươn không bị nhớt và tanh? Hãy cùng chia sẻ những bí quyết sau đến các chị em nội trợ.

Cách chọn lươn ngon

Nên chọn những con lươn có độ lớn vừa phải, bụng có màu vàng và lưng có màu đen thì đó là những con lươn sống tự nhiên ở ao hồ… nên thịt rất chắc và thơm ngon. Còn đối với những con lươn có khối lượng lớn, mình đen thường là lươn nuôi nên thịt bị nhão, không thơm như lươn đồng.

Nên chọn những con lươn lớn vừa phải

Giá trị dinh dưỡng của lươn

Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng và 285 calo. Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp,có thể chữa được bệnh kiết lỵ, đau nhức xương sống, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ… Vì thế,trong dân gian,thịt lươn luôn được chọn lựa là thức ăn bồi bổ cho người bệnh, người già và trẻ nhỏ. Ngoài ra, người ta còn chế biến lươn thành nhiều món hấp dẫn khác như: miến lươn, súp lươn,cháo lươn,….

Làm sạch nhớt lươn

Cho lươn vào túi ni lông cùng muối hột

Lươn mua về bạn cho vào túi ni lông, thêm muối, buộc chặt túi lại và lắc mạnh rồi dùng tay chà xát muối lên thân lươn. Làm điều này trong khoảng 2 phút để lươn nhả hết nhớt. Tiếp theo, mở túi rồi dùng nước ấm rửa sạch lươn và lau khô.

Cho lươn vào nước nóng

Bạn có thể dùng nước nóng (không phải nước sôi) vào chậu rồi cho lươn vào. Lươn sẽ vùng vẫy, quẫy đạp để nhả hết nhớt. Sau khi đã hết nhớt, bắt lươn ra mổ bụng, loại bỏ nội tạng rồi rửa lại bằng nước muối.

Cho lươn vào tủ đá

Cho lươn sống vào trong 1 túi ni lông, buộc kín rồi để vào tủ lạnh ngăn làm đá khoảng 2 tiếng. Sau đó lấy ra ngâm chúng vào nước, dùng giẻ rửa chén bát vuốt nhẹ vào lươn, chất nhờn sẽ trôi 1 cách dễ dàng.

Lươn làm sạch với nước cốt chanh

Lươn làm sạch nhớt bằng cách tuốt lươn với nước cốt chanh hay nước vo gạo, không nên dùng giấm, vì giấm sẽ làm cho lươn mất mùi vị đặc trưng riêng. Bạn tuốt lươn tới khi nào thấy không còn nhớt là được. Bạn cũng có thể cho nước nóng vào để lươn tự quẫy đạp cũng có thể sạch nhớt. Khi lươn đã sạch, mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa lại bằng nước muối cho sạch.

Làm sạch lươn bằng tro bếp

Dùng 1 thau tro bếp, cho lươn vào phủ tro lên hết lươn, vuốt từ đầu đến cuối sau đó vuốt bỏ hết tro bếp rồi rửa lại sạch với nước.

Một điều cần lưu ý là khi làm thịt lươn, đừng rửa bằng nước lạnh vì nó sẽ khiến lươn có mùi rất tanh. Thay vào đó, bạn hãy dùng nước ấm nhé. Lươn đã sạch nhớt, giờ thì tha hồ làm các món ăn ngon và bổ dưỡng cho cả gia đình.

Cách chế biến lươn không bị tanh

Nên hấp chín lươn rồi mới gạc lấy thịt. Tuyệt đối không để lươn ngâm chung vào nước khi đã luộc chín vì như vậy sẽ khiến thịt lươn bị tanh.’

Chi tiết cách làm lươn

Bước 1: Rửa sạch lươn

Muốn có món lươn ngon trước hết bạn nên chọn mua con lươn tươi sống, vẫn còn đang bơi.

Để làm sạch nhớt trên mình lươn, bạn có thể dùng vôi, tro bếp hoặc muối. Đơn giản dễ kiếm nhất là dùng muối.

Bạn bốc một nắm muối đầy, bỏ vào chậu lươn, nhanh tay dùng một cái rổ úp chặt vì lươn sẽ quẫy rất khỏe. Bạn xóc đều để lươn tự quẫy nhả nhớt. Dùng vôi hay tro bếp cũng tương tự nha.

 

Bạn tiếp tục vắt chanh 🍋 hoặc giấm vào chậu lươn, đậy kín rổ, xóc đều. Tới khi bạn thấy lươn không ngọ nguậy mạnh nữa thì có thể bắt đầu tuốt rửa.

Bạn tuốt nhiều lần dọc từ đầu xuống đuôi lươn, cảm thấy lươn cầm chắc tay, không trơn tuột nữa là được. Bạn có thể dùng nước nóng 50-70°C dội xả 1 lượt cho sạch hết nhớt, rồi rửa lại bằng nước lạnh nhiều lần.

Thay vì dùng tay tay, bạn dùng miếng lưới rửa bát sạch, hoặc dùng rơm, lá tre để tuốt lươn thì càng sạch hơn đó.

 

Sau khi mổ lươn chúng mình sẽ không rửa lại nước nữa, nên bạn chú ý khâu sơ chế ban đầu này cần làm thật kĩ nha.

Bước 2: Mổ lươn

Lươn không nhất định phải phi lê, có nhiều món có thể để nguyên xương cắt khúc như món lươn om chuối đậu. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải mổ lươn để bỏ phần ruột tanh.

Ở nhà hàng mổ lươn chuyên nghiệp, người ta sẽ dùng một tấm thớt dài như thanh gỗ, đầu thớt có ghim một cây đinh nhọn.

Đầu bếp ghim đầu lươn vào cây đinh để cố định, dùng dao rạch một đường dứt khoát từ cổ xuống đuôi lươn. Sau đó nghiêng dao rạch bỏ phần xương sống (rất nhỏ và mềm) cùng với phần nội tạng.

 

Còn chúng mình mổ lươn ở nhà thì đơn giản nất là bạn ngửa bụng lươn, dùng dao hoặc kéo một đường chính giữa bụng từ dưới đuôi lên cổ. Bạn sẽ dễ dàng lấy bỏ được ruột lươn.

Nếu làm những món như cháo lươn, lươn xào lăn, miến lươn,… thì bạn lóc bỏ xương nữa nhé. Xương lươn đồng nhỏ, có gai ngạnh rất sắc. Khi chế biến cho trẻ nhỏ chưa biết nhằn xương, bạn nên lóc xương thật tỉ mỉ, cẩn thận nha.

 

Khi mổ lươn sẽ có nhiều máu, bạn không nên rửa bằng nước kẻo tanh mà hãy lấy giấy làm bếp thấm khô nhé. Sau khi sơ chế xong, bạn cắt lươn thành khúc vừa ăn để chế biến tiếp.

Cách làm lươn khô để ăn dần

Lươn khô có 2 kiểu: một là thịt lươn sấy khô, hai là lươn chiên khô giòn để ăn chung với miến lươn, cháo lươn. Ở đây Thật Là Ngon xin giới thiệu kiểu thứ 2.

 

Sau khi có thịt lươn phi lê, bạn cắt lươn thành từng khúc khoảng 10 phân, thái sợi mỏng dài. Bước này cần dao bén, thao tác nhẹ tay tránh làm lươn bị nát bạn nhé.

Bạn ướp lươn với một chút hạt nêm, mì chính (không bắt buộc), bột nghệ trong 30 phút đến 1 tiếng trong tủ lạnh.

Bạn bắc một chảo dầu sâu lòng, đổ nhiều dầu. Món lươn này phải chiên ngập dầu mới ngon được.

Khi dầu sôi, bạn vẩy một ít bột ngô (bột bắp, hoặc bột năng, bột khoai tây) vào lươn, trộn đều. Chúng mình chỉ cần một lượng bột vừa đủ áo một lớp mỏng quanh thịt lươn, nhiều bột quá ăn rất ngán.

 

Bạn cho lươn vào chảo, chiên ở lửa vừa tới khi lươn vàng giòn, khô lại. Bạn không nên chiên quá đầy chảo làm lươn dính vào nhau, không giòn được nha.

Khi lươn đã khô giòn, bạn vớt lươn cho vào rổ mắt thưa cho rỏ bớt dầu thừa. Đợi lươn nguội, bạn bảo quản lươn trong hộp kín, cất tủ lạnh là để được 1-2 tuần luôn đó.

Món lươn này vừa thơm giòn, vừa đậm vị, ăn miến hay cháo, thậm chí lai rai nhậu với cốc bia đều không gì bằng.

Cách phân biệt lươn đồng và lươn nuôi

Thịt lươn đồng và lươn nuôi có giá thành khác nhau nhưng đôi khi người mua lại không phân biệt được. Sau đây mình xin gợi ý một vài điểm để bạn có thể tự tin đi chợ hơn nhé.

– Lươn đồng:

  • Dài, thuôn, nhỏ mình.
  • Khi chế biến, thịt lươn có màu vàng đẹp, ăn dai ngọt, thơm.

– Lươn nuôi:

  • Mình tròn, to, ngắn hơn lươn đồng.
  • Khi chế biến, thịt lươn chuyển màu hơi đen không đẹp mắt lắm, ăn kém dai và thơm so với lươn đồng.

Cách phân biệt con lươn và con lịch

Con lịch cũng là một loài cá da trơn sống ở đồng ruộng, ngoại hình rất giống con lươn. Giá thành con lịch rẻ hơn lươn khá nhiều, vì thế chúng mình đi chợ chú ý một chút để không mua nhầm nha.

 

– Con lươn:

  • Mình trơn, phần trên màu đen, phần bụng màu vàng hoặc trắng.
  • Đuôi lươn dài, mảnh nhỏ.

– Con lịch:

  • Mình trơn, phần bụng có đốm đốm màu đặc trưng mà lươn không có.
  • Đuôi lịch to hơn đuôi lươn rất nhiều.

Cách tận dụng hết các phần của con lươn

Ngoại trừ ruột, phần nào của con lươn cũng ăn được. Thật Là Ngon xin gợi ý một vài cách chế biến để bạn không bỏ phí nguyên liệu nha!

 

Đầu lươn bạn có thể nấu canh chua. Bạn nấu canh cá như thế nào thì nấu canh lươn cũng như thế. Bạn chú ý luôn nấu với nước sôi, không dùng nước lạnh để lươn không bị tanh.

Canh chua lươn rất hợp với các phần của cây chuối như bắp chuối, hoa chuối, củ chuối, quả chuối xanh đó.

Xương lươn cũng đừng bỏ phí bạn nhé. Nếu có nhiều xương, lóc đẹp không bị gãy, bạn có thể ướp chút gia vị, vẩy chút tinh bột lên phần xương này và đem chiên ngập dầu. Xương lươn chiên tới độ sẽ giòn rụm, ăn vừa thơm vừa bùi, là một mồi nhậu rất lý tưởng đó.

 

Ngoài ra, bạn còn có thể xay/giã nát xương lươn, lọc như lọc cua lấy nước nấu canh, nấu cháo cũng ngọt ngon cực kì.

Thịt lươn càng khỏi phải nói rồi! Thịt lươn rất hợp với các món chiên, om, xào, nướng nồng nàn gia vị. Trên thị trường có bản cả thịt lươn biển đã làm sẵn, đông lạnh rất tiện lợi.

Những điều cần lưu ý khi ăn thịt lươn.

  • Còn có rất nhiều những món ăn dân dã được chế biến từ lươn.Tuy nhiên bạn cần nhớ,lươn nhất thiết phải làm thật sạch. Nếu không sạch rất dễ gây ngộ độc.
  • Do lươn là động vật thường sống ở sâu dưới bùn lại ăn tạp  nên rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng, vi trùng. Vì vậy,thịt lươn cần được nấu chín kỹ, tránh bị nhiễm vi trùng, ký sinh trùng do xào nấu chưa kỹ.

Chúc các bạn có thể tự tay chế biến cho những người thân yêu nhiều món ngon, bổ dưỡng từ lươn!

Tmdl.edu.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách làm thịt lươn cho bé
  • Cách làm lươn nấu cháo
  • Cách làm lươn xào
  • Cách làm lươn cho bé
  • Cách làm lươn chết nhanh
  • Cách sơ chế lươn cho bé
  • Cách luộc lươn không bị nát
  • Cách làm lươn xào sả ớt


  • #Làm #sao #để #lươn #không #bị #nhớt #và #tanh #Mẹo #làm #lươn #hết #nhớt #nhanh #chóng #lại #không #còn #mùi #tanh

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button