Dàn ý phân tích 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Nhớ rừng
Bạn đang xem bài: Dàn ý phân tích 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Nhớ rừng
I. Dàn ý phân tích 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Nhớ rừng (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu bài thơ: “Nhớ rừng” là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Thế Lữ. Đặc biệt, khổ hai của bài thơ như nốt nhạc ngân nga về những năm tháng của quá khứ vàng son, là một đoạn thơ hay và đặc sắc nhất.
2. Thân bài
– Con hổ hồi tưởng, sống lại với những năm tháng hào hùng của ngày xưa:
+ Thuở hống hách với cảnh núi rừng bao la hùng vĩ
+ Tung hoành giữa thiên nhiên, nguồn cội mình
+ Tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, ầm vang cả một khung trời
→ Vẻ đẹp dữ dội, mạnh mẽ, hào hùng
+ Bước đi dõng dạc, hiên ngang, táo bạo, không nao núng, lo sợ điều gì
+ Vươn mình kiêu hãnh, mang vẻ đẹp và dáng dấp khiến muôn loài phải nể phục, khiếp sợ
+ Tấm thân dẻo dai, uyển chuyển vô cùng như những làn sóng cuộn ấy thật đẹp đẽ biết bao giữa màu xanh của rừng già.
+ Lấy núi rừng cỏ cây làm bạn
– Tạo sự đối lập giữa quá khứ vàng son ở khổ 2, huy hoàng với thực tại nhục nhằn tù túng ở khổ 1
– Thông qua dòng hồi tưởng của hổ→ Giá trị sống của con người → Khát khao tự do
3. Kết bài
Khái quát giá trị khổ thơ: Tiếng lòng xót xa luyến tiếc về những quá khứ đẹp đẽ đây hy vọng, đồng thời là niềm khát khao tự do mãnh liệt của bao thế hệ xưa được thể hiện qua đoạn thơ.
II. Bài văn mẫu phân tích 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Nhớ rừng (Chuẩn)
Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi bật của phong trào thơ Mới. Không mang nét buồn thương như thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên; không rạo rực, vồ vập như thơ Xuân Diệu, thơ Thế Lữ là những vần thơ với xúc cảm đầy lãng mạn, dạt dào niềm khát khao sống, khát khao tự do thoát khỏi thực tại chán chường, tù túng. Bài thơ “Nhớ rừng” là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ ấy. Đặc biệt, khổ hai của bài thơ như nốt nhạc ngân nga về những năm tháng của quá khứ vàng son, là một đoạn thơ hay và đặc sắc nhất.
“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thưở tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,….
Nếu như trong khổ đầu, tác giả giới thiệu về hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú với những nỗi tù túng, nhục nhằn thì sang khổ hai là hình ảnh hổ hồi tưởng, sống lại với những năm tháng hào hùng của ngày xưa. Sống trong cảnh tù hãm với những kẻ dở hơi, vô tư khiến con hổ chỉ nhớ về những thuở hống hách của ngày xưa, khi còn được là chính mình, sống với con người thật của mình. Đó là những ngày vị chúa tể ấy còn được tự do giữa rừng hoang rộng lớn mênh mông, được tung hoành giữa thiên nhiên, nguồn cội mình.
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Nhớ rừng tại đây.
———————HẾT———————–
Bên cạnh bài Dàn ý phân tích 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Nhớ rừng, các em có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 8 khác để có thêm thông tin và nội dung đặc sắc cho bài phân tích của mình: Sơ đồ tư duy Nhớ rừng, Cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ Nhớ rừng, Cảm nhận về hình tượng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng, Phân tích tâm trạng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
Bản quyền bài viết thuộc Tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá (tmdl.edu.vn)
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Phân tích tác phẩm