Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lào Cai trong những năm gần đây nhận được sự đánh giá cao của giáo viên, học sinh.
Cấu trúc đề thi Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Lào Cai thường có 3 phần. Trong đó: câu 1: Đọc hiểu nhưng là câu hỏi tích hợp nhiều vấn đề, chỉ cần đọc và hiểu học sinh đã có thể làm trọn vẹn các câu hỏi; câu 2: nghị luận xã hội, nêu cụ thể bằng từ ngữ có hình ảnh minh họa cụ thể; câu 3: Nghị luận văn học. Vậy dưới đây là đề thi vào lớp 10 môn Văn Lào Cai năm 2022, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bạn đang xem bài: Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Lào Cai
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2022
I. Đọc hiểu:
Câu 1: Nghị luận
Câu 2: Theo tác giả, lợi ích khi nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học” là bổ sung được nhiều kiến thức mới
Câu 3: “Phá vỡ các giới hạn của nhận thức” là vượt qua những rào cản, những hiểu biết hạn hẹp, tầm thường của mình và mọi người để hướng tới một suy nghĩ tích cực hơn, nhân văn hơn, hoàn thiện hơn.
Câu 4: Qua đoạn trích trên, có thể rút ra bài học là: mỗi con người không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức cho bản thân để có thể biết được nhiều điều mới mẻ,. Bên cạnh đó, mỗi người cũng nên bước ra khỏi vùng an toàn của mình, tìm cho bản thân những kiến thức rộng lớn bao la ngoài xã hội.
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1:
1. Giới thiệu chung
Giới thiệu vấn đề nghị luận: cách để nâng cao kiến thức cho bản thân
2. Bàn luận
– Kiến thức: Kiến thức là những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục, có nhiều cách để lĩnh hội được kiến thức khác nhau nhưng cùng chung mục đích là hiểu biết rộng hơn và phát triển hơn. Tiếp thu kiến thức cho bản thân là điều cần thiết với mỗi người.
– Đề bản thân có kiến thức mỗi con người cần:
+ Ra sức học tập, trau dồi kiến thức cho bản thân ở mọi lĩnh vực.
+ Luôn có tinh thần học hỏi, tìm tòi và khám phá với những điều mình chưa biết.
+ Gia đình, trường học, xã hội nên có các chương trình đào tạo học sinh hợp lý, trau dồi về cả kiến thức và kĩ năng sống.
+ Mỗi cá nhân cần có ý thức học tập cho chính bản thân mình và giúp đỡ mọi người cùng phát triển, tiến bộ.
3.Phản đề:
+ Những kẻ lười biếng, không muốn học hỏi, chỉ dậm chân tại chỗ.
+ Những người ích kỉ, chỉ biết bản thân mình mà không muốn giúp đỡ người khác học hỏi, tiến bộ.
Câu 2
a) Mở bài
– Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
- Viễn Phương (1928 – 2005) là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
- Bài thơ Viếng lăng Bác (1976) không chỉ là nén hương thơm thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu mà còn là khúc tâm tình sâu nặng của Viễn Phương thay mặt đồng bào miền Nam gửi đến Bác trong những ngày đầu thống nhất.
– Dẫn dắt, giới thiệu 2 khổ thơ đầu: Hai khổ thơ đã bộc lộ tâm trạng nhà thơ khi nhìn thấy hàng tre bên lăng Bác, cảnh vật quanh lăng và đoàn người vào viếng lăng.
b) Thân bài
* Khái quát về bài thơ
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1976 khi Viễn Phương được vinh dự cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thủ đô Hà Nội viếng lăng Bác sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất và lăng Bác vừa được hoàn thành.
- Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.
* Phân tích hai khổ thơ đầu
Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác
– “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” -> lời tự giới thiệu như lời tâm tình nhẹ nhàng.
- Cách xưng hô “con – Bác” thân thương, gần gũi, diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.
- “Con” ở đây cũng là cả miền Nam, là tất cả tấm lòng của đồng bào Nam Bộ đang hướng về Bác, hướng về vị cha già kính yêu của dân tộc với một niềm xúc động lớn lao.
- Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” một cách tinh tế -> Cách nói giảm, nói tránh nhằm làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát.
=> Bác đã mãi mãi ra đi nhưng hình ảnh của Người vẫn còn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc.
– Cảnh quang quanh lăng Bác:
“…Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
+ Hình ảnh hàng tre
- Trong màn sương trắng, hình ảnh gây ấn tượng nhất đối với tác giả là hàng tre.
- Từ “hàng tre” được điệp lại hai lần trong khổ thơ gợi lên vẻ đẹp đẽ vô cùng của nó.
- Phép nhân hóa trong dòng thơ: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giúp hình ảnh hàng tre hiện lên càng thêm đẹp đẽ vô cùng.
=> Hình ảnh hàng tre là hình ảnh thực hết sức thân thuộc và gần gũi của làng quê, đất nước Việt Nam; bên cạnh đó còn là một biểu tượng con người, dân tộc Việt Nam kiên trung bất khuất.
- Thành ngữ “bão táp mưa sa” nhằm chỉ những khó khăn thử thách của lịch sử dân tộc tộc.
- Dáng “đứng thẳng hàng” là tinh thần đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất phục của một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ.
=> Niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc, con người Nam Bộ, những cảm xúc chân thành, thiêng liêng của nhà thơ và cũng là của nhân dân đối với Bác kính yêu.
Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ trước dòng người vào lăng
– Hình ảnh vĩ đại khi bước đến gần lăng Bác:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân.
+ Cụm từ chỉ thời gian “ngày ngày” được lặp lại như muốn diễn tả hiện thực đang vận chuyển của thiên nhiên, vạn vật mà sự vận chuyển của mặt trời là một điển hình.
+ Hình ảnh “mặt trời”
- “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực: mặt trời thiên tạo, là nguồn sáng của vũ trụ, gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống và ánh sáng.
- “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ sáng tạo và độc đáo: hình ảnh của Bác Hồ vĩ đại. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh của dân tộc ta.
– Hình ảnh dòng người đang tuần tự tiến vào thăm lăng Bác:
+ Tác giả đã liên tưởng đó là “tràng hoa” được kết từ dòng người đang tuần tự, trang nghiêm bước vào viếng lăng, như đang dâng hương hoa lòng thơm ngát lên Bác kính yêu.
=> Sự tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc và nỗi tiếc thương vô hạn của muôn dân đối với Bác.
* Đặc sắc nghệ thuật trong khổ 1, 2
- Cảm xúc dâng trào, cách diễn đạt thật chân thật, tha thiết
- Hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ
- Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng.
- Hình ảnh ẩn dụ – biểu tượng vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm, tạo nên niềm đồng cảm sâu sắc trong lòng người đọc.
c) Kết bài
- Đánh giá khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của 2 khổ thơ
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lào Cai 2022
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 Điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kĩ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tại sao…? Tại sao không…?” và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi đã biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”. Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới.
Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu vũ, chơi đàn, hội họa hay tập luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn chọn cho mình bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Đừng chỉ “chạm đến một lần rồi bỏ xó”. Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần trong cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn.
(Trích Tìm kiếm niềm đam mê, theo Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, Nhà xuất bản Thế giới, 2017, tr17-18)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, chúng ta sẽ có lợi ích gì khi “nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học”?
Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu thế nào là “phá vỡ các giới hạn của nhận thức”?
Câu 4 (1,0 điểm). Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ đoạn trích trên?
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1: Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về cách để nâng cao kiến thức cho bản thân.
Câu 2: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân …
Từ đó, nhận xét về tình cảm của nhân dân Việt Nam dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bài viết trên là những đề Ngữ văn thi vào lớp 10 của một số tỉnh năm 2022 – 2023. Chúc các bạn có một ngày vui vẻ ^^.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Mẫu