Đường bình độ là gì?
Đường bình độ (hay còn gọi là đường đồng mức) là đường được thể hiện trên bản đồ địa hình. Đây là những đường nối những điểm có cùng độ cao tạo thành những đường cong khép kín. Hay nói cách khác đường bình độ là giao tuyến giữa mặt đất tự nhiên và mặt phẳng song song với mặt thủy chuẩn.
Tùy theo tỷ lệ của bản đồ so với địa hình thực tế. Bản đồ tỷ lệ càng lớn, càng chi tiết, thì khoảng cao đều càng nhỏ. Khoảng cách thưa hay mau của các đường bình độ trong bản đồ địa hình nói lên độ dốc. Hay thoải của vùng địa hình mà bản đồ thể hiện, càng mau càng dốc và ngược lại.
Bạn đang xem bài: Đường bình độ là gì? Đặc điểm của đường bình độ
Đặc điểm quy ước
Cao độ của một điểm nằm ở khoảng giữa hai đường đồng mức được thể hiện trên bản đồ địa hình (không nằm trên đường đồng mức), được xác định gần đúng bằng cách dựng một đường vuông góc nhất tại điểm này với cả hai đường đồng mức.
Khoảng cách hai giao điểm của đường này với hai đường đồng mức nói trên, được gọi là khoảng cách giữa hai đường tại vị trí điểm đang xét.
Dùng tam giác đồng dạng để xác định độ chênh cao của điểm đang xét với đường đồng mức thấp hơn trong hai đường đồng mức, qua khoảng cách của điểm đó tới đường đồng mức thấp và khoảng cách giữa hai đường đồng mức. Từ đó xác định được cao độ tuyệt đối của điểm.
Đặc điểm của đường bình độ
- Các đường đồng mức không song song nhưng không cắt nhau
- Đường Bình độ luôn là những đường cong khép kín.
- Hai đường Bình độ đối xứng nhau có cùng độ cao.
- Độ dốc càng xít thì càng lớn và ngược lại.
- Các điểm nằm trên cùng một điểm đồng mức thì có cùng cao độ.
- Đường đồng mức cách đều nhau biểu thị độ dốc đều.
- Đường Bình độ lúc thưa lúc xít trên một sườn dốc biểu thị sườn dốc hình lồi lõm
- Các đường đồng mức chênh nhau một giá trị cao độ cố định, được gọi là khoảng cao đều.
- Đường Bình độ ở chân núi xít càng lên đỉnh càng thưa biểu thị mặt dốc lồi. Ngược lại chân núi thưa càng lên đỉnh càng xít, biểu thị mặt dốc lõm.
Công dụng của các đường bình độ trong khảo sát
Trong một bản đồ lớn, các đường đồng mức chỉ số ít hơn để giữ cho bản đồ dễ đọc. Trong trường hợp này, để tìm ra độ cao điểm trung gian, các đường đồng mức được sử dụng.
Ước tính đo đạc điện tích đất cho bất kỳ loại cấu trúc nào như: cầu, đập hoặc đường có thể được tìm thấy với sự trợ giúp của các đường đồng mức trong bản đồ.
Vì các đường đồng mức là để tính độ cao dọc của một khu vực, cùng một cách để tính khoảng cách ngang.
Quy định về khoảng cao đường bình độ
Nhóm lớp dữ liệu địa hình tại bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000
Tại tiểu mục 2.6 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bản đồ địa hình Quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về nhóm lớp dữ liệu địa hình tại bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 cụ thể rằng nhóm lớp dữ liệu địa hình mô tả hình dạng, đặc trưng của bề mặt trái đất và bề mặt địa hình đáy biển bao gồm: điểm độ cao, điểm độ sâu, đường bình độ, đường bình độ sâu, các dạng đặc biệt của địa hình và địa hình đáy biển.
Quy định về khoảng cao đường bình độ và đường bình độ sâu cơ bản tại bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000
Khoảng cao đều đường bình độ cơ bản được quy định tương ứng theo độ dốc địa hình, cụ thể ở Bảng 2 dưới đây:
Khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ bản được quy định cho từng vùng địa hình đáy biển, phụ thuộc vào độ dốc của bề mặt địa hình và độ sâu của đáy biển được quy định theo Bảng 3 dưới đây:
Trong một mảnh bản đồ chỉ sử dụng một khoảng cao đều đường bình độ cơ bản và một khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ bản phù hợp nhất với độ dốc của bề mặt địa hình và độ sâu của đáy biển.
Trường hợp trong phạm vi mảnh bản đồ các khu vực có độ dốc địa hình, độ sâu của đáy biển chênh lệch nhau quá lớn, có thể sử dụng hai khoảng cao đều đường bình độ cơ bản để thể hiện nhưng phải quy định rõ trong Thiết kế kỹ thuật – dự toán và phải ghi chú ở ngoài khung.
Đường bình độ cái, đường bình độ sâu cái là đường bình độ cơ bản, đường bình độ sâu cơ bản được thể hiện với lực nét đậm hơn để dễ phân biệt, nhận biết. Cứ sau 4 đường bình độ cơ bản hoặc 4 đường bình độ sâu cơ bản thể hiện một đường bình độ cái hoặc một đường bình độ sâu cái. Đường bình độ 0 m thể hiện là đường bình độ cái.
Đường bình độ nửa khoảng cao đều là đường bình độ có độ cao thấp hay cao hơn độ cao đường bình độ cơ bản 1/2 giá trị khoảng cao đều. Khi đường bình độ cơ bản không mô tả hết được đặc trưng của dáng đất hoặc các yếu tố đặc biệt của địa hình như (yên ngựa, đồi thấp, dốc, bậc thang, thung lũng, v.v…) và khoảng cách giữa hai đường bình độ cơ bản kề nhau từ 2 cm trên bản đồ thì phải thể hiện thêm đường bình độ nửa khoảng cao đều hoặc bình độ phụ.
Đường bình độ phụ là đường bình độ có độ cao thích hợp giữa đường bình độ cơ bản và đường bình độ nửa khoảng cao đều, dùng mô tả những trường hợp nghiêng thoải đặc biệt của địa hình mà đường bình độ nửa khoảng cao đều chưa thể hiện rõ ràng. Đường bình độ phụ phải ghi chú độ cao, khi độ cao đường bình độ phụ có trị số bằng bội số của 1/4 khoảng cao đều cơ bản có thể không ghi chú độ cao.
Đường bình độ nháp là đường bình độ có giá trị độ cao tương đương với đường bình độ cơ bản, dùng để thể hiện ở khu vực độ cao địa hình không ổn định như cồn cát, đụn cát… hoặc dữ liệu thu nhận không đủ độ tin cậy.
Đường bình độ sâu nửa khoảng cao đều là đường bình độ sâu có độ sâu thấp hay cao hơn độ sâu của đường bình độ sâu cơ bản 1/2 giá trị khoảng cao đều. Khi đường bình độ sâu cơ bản không mô tả hết được đặc trưng của địa hình đáy biển và khoảng cách giữa hai đường bình độ sâu cơ bản kề nhau từ 2 cm trở lên trên bản đồ thì phải thể hiện thêm đường bình độ sâu nửa khoảng cao đều.
Đường bình độ sâu phụ là đường bình độ sâu có độ cao thích hợp giữa đường bình độ sâu cơ bản và đường bình độ sâu nửa khoảng cao đều, dùng mô tả những trường hợp nghiêng thoải đặc biệt của địa hình đáy biển mà đường bình độ sâu nửa khoảng cao đều chưa thể hiện rõ ràng. Đường bình độ sâu phụ phải ghi chú độ cao, khi độ cao đường bình độ sâu phụ có trị số bằng bội số của 1/4 khoảng cao đều cơ bản của đường bình độ sâu có thể không ghi chú độ cao.
Những sườn dốc có thể thể hiện được bằng đường bình độ thì dùng đường bình độ để thể hiện. Giãn cách giữa 2 đường bình độ trên mặt dốc nhỏ hơn 0.2 mm thì có thể vẽ gộp, nếu mặt dốc đó vừa rộng, vừa dài thì giữa 2 đường bình độ cái có thể vẽ trốn đường bình độ (2 hoặc 3 đường bình độ con).
Đối với khu vực đáy biển có địa hình thay đổi đột ngột, có độ dốc quá lớn, các bãi đá, bãi san hô lớn, các thảm thực vật mà địa hình quá phức tạp không thể hiện được bằng đường bình độ sâu thì dùng ký hiệu để thể hiện, các đường bình độ sâu được phép dừng tại vị trí ký hiệu và ranh giới bãi, ranh giới thảm thực vật đó.
Quy định về ghi chú tại bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000
Đối với những lưu ý về ghi chú tại bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 thì tại tiểu mục 2.6 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bản đồ địa hình Quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định cụ thể như sau:
Ghi chú giá trị độ cao, độ sâu các đường bình độ cái, đường bình độ sâu cái với số lượng và vị trí ghi chú phù hợp, sao cho có thể xác định được độ cao, độ sâu của một điểm bất kỳ trên bản đồ một cách thuận tiện và nhanh chóng.
Nét chỉ dốc chỉ được thể hiện ở những nơi khó xác định hướng dốc của địa hình và địa hình đáy biển như các đỉnh núi, hố lõm, các sống/khe núi, các đường bình độ, đường bình độ sâu ở gần cạnh khung mảnh bản đồ… Nét chỉ dốc được vẽ bắt đầu và vuông góc với đường bình độ, bình độ sâu và kéo về hướng thấp của địa hình, điểm cuối của nét chỉ dốc không được giao với đường bình độ nào (để tránh nhầm lẫn hướng dốc).
Các ghi chú điểm độ cao thể hiện trên bản đồ chẵn tới mét, đối với độ cao dưới 1 mét ghi chú độ cao chính xác đến 0.1 mét. Ghi chú điểm độ cao được thể hiện trên bản đồ với mật độ trung bình từ 10 đến 15 điểm trên 1 dm2. Ở các khu vực địa hình bằng phẳng, ngoài khu dân cư thể hiện 15 điểm trên 1 dm2; Đối với khu vực vùng dân cư dày đặc, vùng có nhiều đối tượng kinh tế – xã hội thể hiện 8 điểm trên 1 dm2 ở vùng đồi núi và thể hiện 10 điểm trên 1 dm2 ở vùng bằng phẳng.
Các ghi chú điểm độ sâu thể hiện trên bản đồ chính xác đến 0,1 m. Mật độ trung bình của điểm ghi chú độ sâu từ 20 đến 25 điểm trên 1 dm2 bản đồ. Đối với vùng địa hình đáy biển bằng phẳng thì mật độ điểm ghi chú độ sâu không được ít hơn 25 điểm trên 1 dm2 bản đồ.
Điểm ghi chú độ cao, độ sâu phải được chọn vào những chỗ đặc trưng nhất của địa hình như: ngã ba đường, điểm ngoặt của bờ sông và bờ kênh mương, chân vật định hướng, đỉnh núi, yên ngựa, thung lũng, cửa hang, miệng hố…
Các dạng đặc biệt của địa hình gồm khe rãnh xói mòn, sườn dốc đứng, sườn đất sụt, sườn sụt lở, sườn đất trượt, vách đá, vùng núi đá, lũy đá, đá độc lập, dòng đá sỏi, miệng núi lửa, cửa hang, địa hình castơ, gò đống, các loại hố, địa hình bậc thang, bãi cát thể hiện theo quy định của ký hiệu.
Thể hiện ghi chú tên các núi, dãy núi, đồi, dốc, hang, động, miệng núi lửa nổi tiếng, có ý nghĩa định hướng. Riêng tên dãy núi bố trí ghi chú theo hướng dãy núi và trong giới hạn dãy núi nhưng không đè lên sống núi và đỉnh núi.
Thể hiện ghi chú các đối tượng có tỉ cao, tỉ sâu có độ cao từ 3 mét trở lên và ghi chú chẵn đến mét. Chỉ ghi chú tỉ cao, tỉ sâu trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000.
Các đối tượng nội dung nhóm lớp dữ liệu địa hình thể hiện bằng ký hiệu tương ứng tại mục IV Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
********************
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/duong-binh-do-la-gi/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp