H2S + FeCl3 → S + FeCl2 + HCl là phương trình phản ứng oxi hóa khử khi sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 sau phản ứng thu được kết tủa màu vàng. Các bạn theo dõi bài viết phía dưới để biết thêm chi tiết.
Phương trình phản ứng H2S ra S
H2S + 2FeCl3 → S↓(vàng) + 2FeCl2 + 2HCl.
Bạn đang xem bài: H2S + FeCl3 → S + FeCl2 + HCl
Điều kiện thí nghiệm Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3
Nhiệt độ thường.
Cách tiến hành thí nghiệm phản ứng H2S tác dụng FeCl3
Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3.
Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 sau phản ứng có hiện tượng
Màu vàng nâu của dung dịch Sắt III clorua (FeCl3) nhạt dần và xuất hiện kết tủa vàng Lưu huỳnh (S).
Ứng dụng của H2S
Dùng làm nguyên liệu để sản xuất axit sunfuric và nguyên tố lưu huỳnh. Sản xuất các chất sulfide vô cơ trung gian dùng làm nguyên liệu cho các quy trình sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, da và dược phẩm. Dùng để sản xuất nước nặng trong một số nhà máy điện hạt nhân
Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 hiện tượng xảy ra là
A. không hiện tượng gì.
B. kết tủa trắng hóa nâu.
C. xuất hiện kết tủa đen.
D. có kết tủa vàng.
Đáp án D
Câu 2. Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?
A. dung dịch HCl
B. dung dịch FeCl3
C. dung dịch K2SO4
D. dung dịch NaCl
Đáp án B
Câu 3. Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brom?
A. N2
B. CO2
C. H2
D. H2S
Đáp án D
Câu 4. Cho các chất sau: SO2, H2S, NH3, CO2, Cl2 số chất làm mất màu dung dịch Br2 là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án C
Câu 5. Nhúng 1 thanh Mg vào 100ml dung dịch Fe(NO3)3 1M, sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra cân thấy khối lượng dung dịch giảm đi 0,4 gam. Số gam Mg đã tan vào dung dịch là?
A. 4,8 g
B. 2,4 gam
C. 1,2 gam
D. 9,6 gam
Đáp án B
Phương trình ion thu gọn
Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+
0,05 0,1 0,1
Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe
x x x
mdung dịch giảm = mkim loại tăng = 56x – 24. (0,05 + x) = 0,4 g
→ x = 0,05
→ mMg tan = 0,1. 24 = 2,4 gam
Câu 6. Cho Cu (dư) tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 được dung dịch X. Cho AgNO3 dư tác dụng với dung dịch X được dung dịch Y. Cho Fe (dư) tác dụng với dung dịch Y được hỗn hợp kim loại Z. Số phương trình phản ứng xảy ra là
A. 6
B. 7
C. 5
D. 4
Đáp án C
1) Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
X: Cu2+; Fe2+ (trong dung dịch không tính Cu dư)
(2) Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
Y: Fe3+; Cu2+; Ag+
(3) Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
(4) Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
(5) Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Câu 7. Cho vài giọt dung dịch H2S vào dung dịch FeCl3 hiện tượng xảy ra là:
A. không hiện tượng gì.
B. kết tủa trắng hóa nâu.
C. xuất hiện kết tủa đen.
D. có kết tủa vàng.
Đáp án D
Phương trình phản ứng: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + 2HCl + S
Câu 8. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch FeCl3 là:
A. Fe, Mg, Cu, Ag, Al
B. Fe, Zn, Cu, Al, Mg
C. Au, Cu, Al, Mg, Zn
D. Cu, Ag, Au, Mg, Fe
Đáp án B
Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
Zn +2Fe3+ → Zn2+ + 2Fe2+
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
Al+ 3Fe3+ → Al3+ + 3Fe2+
Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + Fe2+
Au, Ag không tác dụng với FeCl3
Trên đây Tmdl.edu.vn đã giới thiệu bộ tài liệu H2S + FeCl3 → S + FeCl2 + HCl. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Công thức Hóa Học