Đề bài: Hình tượng người anh hùng và tiêu chí Nghĩa trong Tam quốc diễn nghĩa
Bạn đang xem bài: Hình tượng người anh hùng và tiêu chí Nghĩa trong Tam quốc diễn nghĩa
Bài văn mẫu Hình tượng người anh hùng và tiêu chí Nghĩa trong Tam quốc diễn nghĩa
Bài mẫu: Hình tượng người anh hùng và tiêu chí Nghĩa trong Tam quốc diễn nghĩa
Nếu văn học Việt Nam có Truyện Kiều của Nguyễn Du, văn học Pháp có Nhà thờ đức bà Paris của Victor Hugo,văn học Nga có Chiến tranh và hòa bình của Lev Nikolayevich Tolstoy thì đến với văn học Trung Quốc ta không thể không nhắc tới bộ tiểu thuyết lịch sử Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, là một trong tứ đại danh tác của tiểu thuyết Trung Quốc. Hình tượng người anh hùng và tiêu chí nghĩa trong Tam quốc diễn nghĩa cũng là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và độc đáo của bộ tiểu thuyết này.
Hình tượng những người anh hùng qua từng trang sách của cuốn tiểu thuyết trở nên lí tưởng và cao đẹp hơn bao giờ hết. Đó là những người anh hùng với những vẻ đẹp riêng, mang trong mình lí tưởng chung, là sức sống trường tồn của tác phẩm. Đó là những người anh hùng được gây dựng nên từ khát vọng và mong ước của nhân dân, mang trong mình lí tưởng của nhân dân. Một Lữ Bố dũng mãnh, tài ba, một Vân Trường oai phong lẫm liệt khiến chư hầu mến phục, dùng thanh long đao chém chết tên cầm đầu Sái Dương khiến quân, tướng Tào khiếp đảm. Đó là một Trương Phi tính tình khảng khái, hào hiệp, bộc trực. Là một võ tướng trắng đen rõ ràng, phân minh, căm ghét cái ác, hết lòng vì một chữ “trung”, một vị tướng tài năng, sức khỏe hơn người, trở thành nỗi khiếp đảm của kẻ thùvới hàng loạt những chiến công lừng lẫy như trận Xích Bích hay dẹp giặc Khăn Vàng. Một Triệu Vân thao lược tài ba, dũng cảm trên chiến trận, bình tĩnh trong suy tính, hết lòng tận tụy với vua. Một Khổng Minh mưu cao, trí lược. Một Lưu Bị thương dân và vì dân, một vị vua anh minh mang chữ ” nhân” cao quý. Đó là một ông vua lí tưởng mang trong mình sức mạnh nhân dân, một vị vua hết lòng vì dân, vì nước, mong ước yên ổn hạnh phúc cho nhân dân.
Những vị anh hùng đó không chỉ dũng cảm, gan trường mà mang trong mình chữ ” Nghĩa” cao đẹp. Nó trở thành một yếu tố của lí tưởng anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa. Những vị tướng tài ba anh hùng là nơi tập trung của tinh thần trung nghĩa và tín nghĩa. Đó là mối quan hệ khăng khít giữa vua tôi Lưu Bị. Là tinh thần sắt đá trên dưới một lòng vì sự nghiệp cao cả: Khôi phục lại nhà Hán. Một Quan Công đứng trước mội cám dỗ của cải vật chất, chức tước, vàng bạc, mĩ nữ vẫn một lòng hướng về nhà Hán “thân tại Tào Doanh, tâm tại Hán”. Một Trương Phi thẳng thắn, hết mực trung thành: “Trung thần thà chịu chết chứ không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trương phu lại thờ hai chủ” hay “Nếu mày quả có lòng trung tực ta đánh ba hồi trống, mày phải chém được tên tướng ấy”. Dường như tinh thần trung với nước, hiếu với dân trở thành một quan niệm bất diệt trong lí tưởng của người anh hùng. Một kẻ bại trận và rơi vào tay kẻ thù vẫn sẵn sàng đón nhận cái chết chứ không chịu hàng phục, đó là một người anh hùng có nghĩa khí, một lòng trung thành với chủ. Kẻ bất tín hay bội nghĩa không thể là diện mạo dành cho một vị anh hùng. Không chỉ có trung nghĩa, người anh hùng trong Tam quốc còn là những người tín nghĩa hết mực, nó như một nét đẹp sâu xa cho tình bạn bè, tình anh em. Lời thề cũ trong vườn đào quyết sống chết có nhau cùng giúp đỡ nhà Hán trở thành một biểu tượng mà người người ca tụng. Tình huynh đệ bền chặt khăng khít như ruột thịt, anh em.
Bằng lời nói và thông qua hành động để biểu hiện nên tính cách nhân vật, La Quán Trung với ngòi bút tài hoa và điêu luyện đã xây dựng nên hình tượng những người anh hùng bước ra từ trang văn bất tử với thời gian. Đó là vẻ đẹp của những con người lý tưởng muôn đời được nhân dân kính yêu và tôn thờ.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/hinh-tuong-nguoi-anh-hung-va-tieu-chi-nghia-trong-tam-quoc-dien-nghia/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục