Là gì?

Integrated Marketing Communication Là Gì? Có Vai Trò Ra Sao?

Tìm hiểu Integrated Marketing Communication là gì? Cách xây dựng chiến lược Integrated Marketing Communication hiệu quả và phân tích chiến lược khôn ngoan của Vinamilk trong ví dụ về IMG của doanh nghiệp này trong bài viết của Tmdl.edu.vn dưới đây.

22 3

Bạn đang xem bài: Integrated Marketing Communication Là Gì? Có Vai Trò Ra Sao?

Advertisement

Integrated Marketing Communication là gì?

Integrated Marketing Communications (viết tắt là IMC) là thuật ngữ trong kinh doanh có nghĩa là truyền thông tiếp thị tích hợp.

Định nghĩa cụ thể hơn của IMC là quy trình được sử dụng để hợp nhất các yếu tố truyền thông tiếp thị, chẳng hạn như quan hệ công chúng, truyền thông xã hội, phân tích đối tượng, nguyên tắc phát triển kinh doanh và quảng cáo, thành một bản sắc thương hiệu nhất quán giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

Advertisement

Nó cho phép các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cung cấp trải nghiệm người tiêu dùng hấp dẫn và liền mạch cho một sản phẩm hoặc dịch vụ, đồng thời tối ưu hóa hình ảnh và mối quan hệ của doanh nghiệp với các bên liên quan.

Công cụ truyền thông (communications) là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của IMC. Các công cụ này sẽ mang trọng trách thực hiện chức năng truyền thông sản phẩm đến với khách hàng và chúng bao gồm: Quảng cáo, Marketing trực tiếp, khuyến mãi, PR và bán hàng cá nhân.

Advertisement

1658068279 531 1 1

Vai trò của Integrated Marketing Communication là gì?

Vai trò chính của Integrated Marketing Communication (IMC) có thể kể đến như sau:

  • IMC đóng vai trò là một phương thức truyền thông, rút ngắn khoảng cách giữa sản phẩm của các nhãn hàng, thương hiệu đến tay khách hàng, một cách hiệu quả, tối ưu, đáp ứng đúng và đủ nhu cầu người tiêu dùng.
  • IMC là phương thức truyền thông đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các hình thức marketing với nhau, để tạo ra một chiến dịch quảng bá mang tính nhất quán, có độ chính xác và mục đích cụ thể, lâu dài, tạo tiền đề, duy trì và nâng cao mức độ nhận thức thương hiệu trong khách hàng.
  • IMC được xem là công cụ truyền thông mang tính cạnh tranh cao trong kinh doanh. Giúp các nhãn hàng, thương hiệu xây dựng và phát triển được giá trị của sản phẩm, đề cao uy tín của công ty, duy trì lòng tin đối với khách hàng, từ đó khẳng định vị thế tiên phong trên thị trường.
  • Để chạy một chiến dịch truyền thông tích hợp (IMC), hầu như các phòng ban trong công ty đều cần phải phối hợp nhịp nhàng và có quy trình làm việc cụ thể với nhau.

Điều đặc biệt, quy trình này bắt buộc phải đề cao tính nhất quán trong đầu ra của các thông tin, kế hoạch, mục đích, đảm bảo tính đồng thanh và đồng nhất nhằm tối ưu hóa kết quả  mà chiến dịch IMC mang lại.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng IMC là gì?

Ưu điểm

  • Dễ tiếp cận đến người tiêu dùng.

Một trong những đặc trưng, thế mạnh của IMC chính là truyền tải thông điệp nhất quán. Nhờ đó, nhận thức của khách hàng và niềm tin với thương hiệu cũng sẽ cao hơn.

Mặt khác, trong mỗi một chiến lược IMC, việc tìm hiểu insight khách hàng, khoanh vùng phân khúc khách hàng luôn được thực hiện trước tiên. Điều này giúp các nhãn hàng, thương hiệu có thể tạo ra được thông điệp truyền tải nhất quán với nhu cầu khách hàng, đáp ứng đúng và đủ những gì người tiêu dùng đang cần.

IMC là phương thức truyền thông đòi hỏi tính nhất quán cao, chính vì thế, các video, hình ảnh, banner, content hay slogan đều được tận dụng trong nhiều công cụ truyền thông. Chính vì thế, thương hiệu không cần phải tốn quá nhiều chi phí để thuê các bên agency khác nhau cho mỗi một nền tảng khác nhau.

  • Tạo dựng lòng tin và mối quan hệ với khách hàng.

IMC là phương thức truyền thống chú trọng sự nhất quán, mang đến thông điệp đáp ứng được đúng nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, IMC còn giúp doanh nghiệp đạt được lòng tin cũng như nhận diện thương hiệu ở mức độ cao từ khách hàng.

Không ít các công ty đã áp dụng phương IMC thành công trong chiến dịch truyền thông của mình và có chỗ đứng vững chắc trong phân khúc khách hàng mục tiêu của mình.

truyen thong marketing tich hop 2

Nhược điểm

  • Đề cao tính chuẩn hóa, giảm cơ hội sáng tạo.

Phương thức truyền thông IMC luôn “tôn thờ” tính đồng nhất, chính vì thế mà việc phát triển nội dung trên các công cụ truyền thông sẽ chỉ đi theo một định hướng nhất định xuyên suốt cả quá trình chạy dự án.

Điều này vô tình hạn chế “đất diễn” cho những bộ óc sáng tạo trong việc chạy các công cụ truyền thông.

  • Thời gian dự án có thể kéo dài hơn dự kiến.

Việc chạy một chiến dịch IMC đòi hỏi sự đồng thanh và đồng nhất giữa các phòng ban với nhau. Chính vì thế, quá trình trao đổi, phối hợp, tìm kiếm sự đồng thuận giữa các bộ phận sẽ dễ diễn ra lâu hơn thời gian mong đợi, làm chậm tiến độ dự án.

  • Đòi hỏi đội ngũ quản lý chuyên sâu.

Mặt tối của phương thức truyền thông IMC chính là nó có thể phá hủy toàn bộ danh tiếng của thương hiệu, nhãn hàng nếu không được triển khai và quản lý một cách chặt chẽ.

Chẳng hạn như nếu bạn đang là một trong những thành viên đang chạy chiến dịch IMC cho sản phẩm mới của công ty. Tuy nhiên, khi được người thân hỏi về thông tin sản phẩm thì bạn lại đưa ra một cái nhìn khá tiêu cực và mang tính cá nhân.

Dựa trên trải nghiệm sản phẩm ấy của bản thân thì bạn đã vi phạm vào tính đồng thanh, một trong những điều kiện tiên quyết cho sự thành công của chiến dịch IMC.

cac phuong tien truyen thong hien nay

5 công cụ của truyền thông tích hợp

  • Quảng cáo (Advertising)

Quảng cáo là một hình thức truyền thông mà các doanh nghiệp, công ty, nhãn hàng cần phải trả tiền để quảng bá sản phẩm của mình trên thị trường. Quảng cáo được đánh giá là phương thức truyền đạt thông tin tối ưu về mặt chất lượng, ưu điểm của sản phẩm.

  • Marketing trực tiếp (Direct Marketing)

Marketing trực tiếp (Direct Marketing) là phương thức tiếp thị truyền thông trực tiếp thông qua các nền tảng vật lí như bảng, biển quảng cáo, poster, banner, điện thoại, thư điện tử,… nhằm mục đích truyền tải thông điệp về sản phẩm đến tệp khách hàng tiềm năng.

  • Khuyến mãi (Sales Promotion)

Khuyến mãi là hình thức truyền thông nhằm kích thích “lòng tham” và tạo động lực cho hành vi mua sắm của khách hàng, từ đó cải thiện lợi nhuận cho doanh nghiệp.

  • Quan hệ công chúng (Public Relation)

Quan hệ công chúng là phương thức nhằm “đánh bóng” hình ảnh của các công ty, nhãn hàng. Công cụ truyền thông này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được nhận thức, sự quan tâm của công chúng với sản phẩm của thương hiệu mình.

Từ đó, đưa ra những chiến lược PR hiệu quả nhằm thu hút, tạo ấn tượng đối với tệp khách hàng tiềm năng.

Một số hình thức thường được các nhãn hàng chọn chính là họp báo, sự kiện, tham gia các hoạt động hỗ trợ, quyên góp từ thiện, phục vụ cho cộng đồng,…

  • Bán hàng cá nhân (Personal Selling)

Bán hàng cá nhân là công cụ truyền thông tiếp thị có sự tương tác trực tiếp giữa người bán hàng và khách hàng.

Nhân viên bán hàng sẽ có nhiệm vụ giới thiệu, trình bày về thông tin cũng như ưu, nhược điểm của sản phẩm đến với từng khách hàng tiềm năng nhằm mục đích kích thích hành vi mua sắm của họ.

Bên cạnh đó, những thắc mắc của khách hàng có liên quan đến sản phẩm cũng sẽ được giải đáp cụ thể, chi tiết hơn.

Các bước để lập IMC plan hiệu quả

imc plan la gi 1

IMC plan là gì?

IMC plan là kế hoạch chạy chiến lược IMC nhằm quảng bá sản phẩm của các công ty, nhãn hàng.

Lập IMC plan sẽ là một trong những bước đầu tiên trong dự án truyền thông, quảng bá sản phẩm của công ty.

Một IMC plan khả thi và chặt chẽ cần phải đảm được những nguyên tắc cơ bản của IMC, trong đó, quan trọng nhất là tính đồng nhất và đồng thanh.

Hướng dẫn lập kế hoạch truyền thông tích hợp IMC

Một kế hoạch truyền thông tích hợp khôn ngoan sẽ đi theo lộ trình như sau:

Bước 1: Phân tích thị trường và nhận diện insight của tệp khách hàng mục tiêu.

Việc phân tích thị trường sẽ dựa trên những khảo sát như:

  • Market Size (Độ rộng của thị trường).
  • Nghiên cứu thị trường bao gồm: Competition (Độ cạnh tranh); Market Share (Thị phần),…
  • Nghiên cứu về hoạt động truyền thông của công ty đối thủ.
  • Việc phân tích hành vi của tệp khách hàng mục tiêu sẽ dựa trên các tiêu chí: Vị trí địa lý; Giới tính; Sở thích; Trình độ học vấn; Tình trạng nghề nghiệp; Mức thu nhập; Tình trạng hôn nhân; Ngôn ngữ họ đang sử dụng; Website đối tượng khách hàng của bạn thường xuyên truy cập,…

Phân tích hành vi của khách hàng sẽ giúp công ty nhận diện được chính xác ý định (insight) của khách hàng như chủ đề mà khách hàng quan tâm đến, những trăn trở, băn khoăn của khách hàng cũng như các yếu tố, tác động làm cản trở hành vi mua sắm của họ. Để từ đó, công ty sẽ có chiến lược truyền thông khôn ngoan.

Bước 2: Xác định mục tiêu Marketing và thông điệp truyền thông.

Trong bước này, doanh nghiệp cần vạch rõ ràng và cụ thể mục tiêu marketing của mình là gì? Mức lợi nhuận kỳ vọng là bao nhiêu? Branding thương hiệu như thế nào? Từ đó, doanh nghiệp có thể thống nhất được thông điệp muốn truyền tải.

Bước 3: Lập Media Plan.

Tạo ra một bảng kế hoạch chặt chẽ, nhất quán và chi tiết về chiến dịch truyền thông là một bước vô cùng cần thiết cho dự án truyền thông của một sản phẩm bất kì. Media Plan sẽ thường được thiết kế theo lộ trình:

  • Đi từ ý tưởng tổng thể, đến từng nhánh ý tưởng cụ thể.
  • Lên kế hoạch sản xuất nội dung, trong đó phải đảm bảo tính đồng thanh và đồng nhất giữa các phòng ban về nội dung, thông điệp mà nhãn hàng muốn truyền tải.
  • Chọn phương tiện truyền thông để đăng tải nội dung, quảng bá thương hiệu.
  • Đưa ra thời gian thực hiện một cách có chiến lược, khôn ngoan và tối ưu.

Bước 4: Đo lường hiệu quả.

Việc nghiệm thu chiến lược truyền thông dựa trên các chỉ số Impression và Action là vô cùng cần thiết bởi nó giúp doanh nghiệp có thể đo lường chính xác hiệu quả thực tiễn mà chiến lược mang lại.

Từ đó, có những chỉnh đổi kịp thời để tối ưu hóa hoạt động truyền thông của mình.

IMC plan mẫu

vinamilk

Chiến lược IMC của Vinamilk

Vinamilk là một trong những nhãn hàng đã rất thành công trong việc chạy chiến dịch IMC cho sản phẩm của mình và là công ty đầu tiên thuộc ngành sữa của Việt Nam triển khai hệ thống quản lý toàn diện và đồng bộ tối đa với tổng giá trị ban đầu ước tính khoảng 1 triệu USD.

Cùng Tmdl.edu.vn phân tích những yếu tố trong cách sử dụng công cụ truyền thông đã tạo nên tên tuổi của nhãn hàng Vinamilk trên thị trường như ngày hôm nay nhé.

Quảng cáo trong chiến lược truyền thông của Vinamilk.

Công cụ quảng cáo đã được nhãn hàng Vinamilk đầu tư vô cùng mạnh tay. Có thể thấy, các TVC hay những hình thức quảng cáo khác của Vinamilk đều mang tính sáng tạo không ngừng nghỉ.

Chính vì thế, mà nhận thức của khách hàng về hình ảnh của thương hiệu cũng được nâng cao, từ đó, cái tên “Vinamilk” đã trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu trong hành vi mua sắm mặt hàng sữa tươi của mọi người.

Khuyến mãi trong chiến lược truyền thông của Vinamilk.

Vinamilk đã rất khôn ngoan khi nắm bắt được tâm lý của tệp khách hàng tiềm năng.

Họ đánh trực tiếp vào nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng bằng các hình thức quảng cáo đa dạng từ chiến dịch giảm giá, discount trên các app thương mại điện tử, và đặc biệt là chương trình đính kèm quà tặng đồ gia dụng như ly, tách hay thẻ đổi quà,…

Quan hệ công chúng trong chiến lược truyền thông của Vinamilk.

Bên cạnh những hoạt nhằm phục vụ cho mục đích thương mại của mình. Vinamilk cũng đã rất khôn khéo trong việc lựa chọn hình thức thực hiện công cụ truyền thông quan hệ công chúng.

Những chiến lược PR hình ảnh thương hiệu của Vinamilk đã xuất sắc chạm đến trái tim của đồng bào Việt Nam thông qua những chương trình cộng đồng như “6 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo Việt Nam”, Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam”, Quỹ học bổng Vinamilk “Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam”,…

Bán hàng cá nhân trong chiến lược truyền thông của Vinamilk.

Khả năng đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng của Vinamilk được đánh giá rất cao trên thị trường hiện tại.

Họ nhắm đến nhiều phân khúc khách hàng khác nhau và có những cách thức tiếp cận, tiếp thị truyền thông phù hợp theo từng tệp khách hàng.

Phần lớn các nhân viên bán hàng của hãng Vinamilk đều rất nhạy bén trong việc nắm rõ tâm lý khách hàng, từ đó đã giúp doanh nghiệp thu về nguồn lợi nhuận khủng trong các năm trở lại đây.

Marketing trực tiếp trong chiến lược truyền thông của Vinamilk.

Đây là phương thức marketing giúp thương hiệu thể hiện sự quan tâm, ân cần và tận tình đối với từng khách hàng của mình.

Vinamilk đã thực hiện rất tốt trong việc cập nhật, nắm bắt cũng như xử lý kịp thời những trăn trở, băn khoăn hoặc thậm chí phàn nàn của khách hàng.

Một minh chứng rất cụ thể cho việc này chính là nhãn hàng Vinamilk đã cho dừng tất cả những quảng cáo có liên quan đến thông điệp trong bài hát “trăm phần trăm, trăm phần trăm, sữa tươi nguyên chất trăm phần trăm,…“.

Và khi nhận được phản ánh, chỉ trích từ phía dư luận và ngay lập tức, họ đã triển khai dự án quảng cáo mới ngay sau đó để khẳng định sự tôn trọng khách hàng cũng như phong thái chuyên nghiệp của tập đoàn.

Xem thêm:

Qua bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu Integrated Marketing Communication là gì và những thuật ngữ có liên quan đến phương pháp truyền thông tích hợp. Like & Share bài viết để ủng hộ Tmdl.edu.vn tiếp tục cập nhật thông tin bổ ích nữa nhé.

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Là gì?

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button