Tổng hợp

Thủ tục nghỉ hưu đối với công chức, viên chức

Cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu thì thủ tục thực hiện được quy định như thế nào?

Trả lời:

Bạn đang xem bài: Thủ tục nghỉ hưu đối với công chức, viên chức

Về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu như sau:

1. Xác định thời điểm nghỉ hưu

1.1. Thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 của tháng liền kề sau tháng công chức đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Trường hợp trong hồ sơ của công chức không ghi rõ ngày, tháng sinh trong năm thì thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm công chức đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

1.2. Thời điểm nghỉ hưu được lùi theo một trong các trường hợp sau:

a) Không quá 01 tháng đối với một trong các trường hợp: thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán; công chức có vợ hoặc chồng, bố, mẹ (vợ hoặc chồng), con bị từ trần, bị Tòa án tuyên bố mất tích; bản thân và gia đình công chức bị thiệt hại do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn;

b) Không quá 03 tháng đối với một trong các trường hợp: bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện;

c) Không quá 06 tháng đối với trường hợp đang điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, có giấy xác nhận của bệnh viện.

1.3. Công chức được lùi thời điểm nghỉ hưu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì chỉ được thực hiện theo quy định đối với một trường hợp có thời gian lùi thời điểm nghỉ hưu nhiều nhất.

1.4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức quyết định việc lùi thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp công chức không có nguyện vọng lùi thời điểm nghỉ hưu.

2. Thông báo nghỉ hưu

Trước 06 tháng tính đến ngày cán bộ, công chức đủ tuổi nghỉ hưu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức ra thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu cho cán bộ, công chức được nghỉ hưu biết; đồng thời báo cáo cơ quan thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức.

3. Quyết định nghỉ hưu

3.1. Trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức phải ra quyết định nghỉ hưu theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

3.2. Căn cứ quyết định nghỉ hưu quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức phối hợp với tổ chức bảo hiểm xã hội tiến hành các thủ tục theo quy định để công chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu.

3.3. Công chức được nghỉ hưu có trách nhiệm bàn giao hồ sơ tài liệu và những công việc đang làm cho người được phân công tiếp nhận trước thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu.

3.4. Kể từ thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu, công chức được nghỉ hưu và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

3.5. Đối với công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập có trình độ đào tạo của ngành chuyên môn, đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này được thực hiện như sau:

a) Nếu có nguyện vọng và đủ tiêu chuẩn, điều kiện về kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với viên chức thì trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức ra quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo, quản lý để chuyển sang viên chức và thực hiện các thủ tục kéo dài thời gian công tác theo quy định của pháp luật về viên chức. Thời điểm thôi giữ chức vụ quản lý kể từ thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu;

b) Nếu không có nguyện vọng kéo dài thời gian công tác khi đủ tuổi nghỉ hưu thì cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức thực hiện thủ tục nghỉ hưu theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 11 Nghị định này.

Hướng dẫn thủ tục nghỉ hưu đối với công chức, viên chức:

1) Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận giao dịch một cửa.

– Bước 2: Bộ phận giao dịch một cửa nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn lần 1.

– Bước 3: Bộ phận giao dịch một cửa chuyển hồ sơ cho Phòng Tổ chức cán bộ để kiểm tra. Nếu chưa hoàn chỉnh thông qua bộ phận giao dịch một cửa yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung.

– Bước 4: Nếu hợp lệ Bộ phận giao dịch một cửa viết phiếu hẹn lần 2.

– Bước 5: Phòng Tổ chức cán bộ nhận hồ sơ và giải quyết.

– Bước 6: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận giao dịch một cửa.

2) Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại trụ sở cơ quan.

3. Thành phần hồ sơ:

– Công văn trình của đơn vị (kèm theo bản lý lịch trích ngang công chức, viên chức).

– Công văn đề nghị của Sở, ngành có liên quan.

– Thông báo nghỉ hưu của Thường vụ Tỉnh ủy (nếu có).

– Dự thảo Quyết định.

4. Thời hạn giải quyết:

– 6 ngày làm việc.

5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Cá nhân.

6) Yêu cầu, điều kiện nghỉ hưu:

– Nam từ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi.

– Nữ từ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi.

– Không đảm bảo công tác hoặc sức khỏe yếu.

7) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định số 143/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu.

(Kích nút Tải về để tải nghị định này)

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/thu-tuc-nghi-huu-doi-voi-cong-chuc-vien-chuc/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button