Phân tích các tác phẩm văn học lớp 9Phân tích tác phẩmVăn Học

Top 3 mẫu phân tích khổ 2 bài Đoàn thuyền đánh cá siêu hay

Tổng hợp tài liệu top 3 Phân tích khổ 2 bài Đoàn thuyền đánh cá siêu hay – Khổ 2 bài Đoàn thuyền đánh cá chính là sự ca ngợi về sự giàu có của biển cả và tinh thần lao động hăng say của người dân. Sau đây là tổng hợp các bài văn mẫu phân tích 2 khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá, phân tích Đoàn thuyền đánh cá khổ 2 hay và chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo Ngữ văn 9 cho các bạn học sinh. Mời các bạn cùng TMDL theo dõi nhé.

Đề bài: Phân tích khổ 2 bài Đoàn thuyền đánh cá

Bạn đang xem bài: Top 3 mẫu phân tích khổ 2 bài Đoàn thuyền đánh cá siêu hay

bài văn Đoàn thuyền đánh cá
bài văn Đoàn thuyền đánh cá

Dàn ý phân tích khổ 2 bài Đoàn thuyền đánh cá

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Huy Cận (những nét khái quát về cuộc đời, con người, các sáng tác tiêu biểu, đặc điểm sáng tác,…)

– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)

– Giới thiệu vấn đề: phân tích khổ 2 bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.

2. Thân bài

– Hai câu thơ đầu:

+ “Hát rằng”: gợi lên niềm vui sướng, hạnh phúc ngập tràn của những người dân làng chài và là sự hứa hẹn một chuyến ra khơi bội thu.

+ Thủ pháp liệt kê: “cá bạc”, “cá thu” cùng biện pháp so sánh cá thu với “đoàn thoi” dường như tác giả đã cất lên lời ca về sự giàu có của biển cả.

– Câu thơ “Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”:

+ “Đêm ngày” đặt ở đầu câu thơ như khẳng định tính liên tục.

+ Không kể ngày đêm những loài cá ấy vẫn cùng nhau “dệt” nên một tấm lưới với “muôn luồng sáng” giữa biển cả mênh mông.

+ Gợi lên những vệt nước lấp lánh được tạo nên khi đoàn cá bơi lội dưới ánh trăng.

+ Thể hiện được không khí lao động hăng say của người lao động

– Câu thơ kết thúc khổ thơ:

+ Câu thơ như một ca, một lời mời gọi thiết tha và trìu mến đối với những đàn cá

+ Ẩn sau lời mời gọi thiết tha ấy chính là ước mơ, là mong muốn đánh bắt được nhiều hải sản của những người dân làng chài.

3. Kết bài

Khái quát những giá trị đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của khổ thơ và nêu cảm nhận của bản thân.

Phân tích khổ 2 bài Đoàn thuyền đánh cá

Huy Cận là một trong số những cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Nếu trước cách mạng tháng Tám năm 1945, những vần thơ của ông luôn mang cảm hứng vũ trụ và nỗi sầu nhân thế thì sau cách mạng tháng Tám, ông có nhiều tìm tòi, khám phá mới với đề tài mang cảm hứng vũ trụ nhưng tràn đầy niềm vui. Và có thể nói, bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, sáng tác năm 1958, là một trong số những sáng tác tiêu biểu của ông sau cách mạng. Mỗi khổ trong bài thơ gợi lên trong lòng người đọc những cảm nhận rất riêng và đặc biệt, khổ thơ thứ 2 trong tác phẩm đã cất lên lời ca ngợi ca sự giàu có của biển cả và hình ảnh của những người dân nơi miền biển.

Hai câu thơ mở đầu khổ thơ thứ hai của bài thơ tác giả viết:

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển đông như đoàn thoi

Từ “hát rằng” mở đầu khổ thơ đã gợi lên niềm vui sướng, hạnh phúc ngập tràn của những người dân làng chài và đó còn là sự hứa hẹn một chuyến ra khơi bội thu. Và để rồi, trong lời hát ngập tràn niềm vui ấy, với việc thủ pháp liệt kê – kể ra hai loài cá có giá trị kinh tế cao – “cá bạc”, “cá thu” cùng biện pháp so sánh cá thu với “đoàn thoi” dường như tác giả đã cất lên lời ca về sự giàu có của biển cả.

Thêm vào đó, trong khổ thơ, tác giả sử dụng hình ảnh nhân hóa độc đáo, từ đó gợi lên trong lòng người đọc nhiều ý nghĩa.

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Từ “đêm ngày” đặt ở đầu câu thơ như khẳng định tính liên tục, không kể ngày đêm những loài cá ấy vẫn cùng nhau “dệt” nên một tấm lưới với “muôn luồng sáng” giữa biển cả mênh mông. Đồng thời, hình ảnh này còn gợi lên những vệt nước lấp lánh được tạo nên khi đoàn cá bơi lội dưới ánh trăng. Đặc biệt, qua hình ảnh này cũng thể hiện được không khí lao động hăng say, không kể ngày đêm của người lao động. Và để rồi, từ sự cảm nhận, ngợi ca sự giàu có, trù phú của biển cả, câu thơ khép lại khổ thơ như một ca, một lời mời gọi thiết tha và trìu mến đối với những đàn cá “Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”. Nhưng có lẽ, ẩn sau lời mời gọi thiết tha ấy chính là ước mơ, là mong muốn đánh bắt được nhiều hải sản của những người dân làng chài và những điều đó xét đến cùng là ước mơ, là khao khát muốn chinh phục thiên nhiên, chinh phục biển cả của họ.

Tóm lại, khổ thơ thứ hai của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” với việc sử dụng nhiều hình ảnh độc đáo cũng các biện pháp tu từ hấp dẫn đã cất lên lời ca, tiếng hát ngợi ca sự giàu có của biển cả. Đồng thời, khổ thơ cũng thể hiện không khí lao động hăng say và niềm mong ước của những người lao động làng chài.

Phân tích Đoàn thuyền đánh cá khổ 2

Huy Cận là một trong số những cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Nếu trước cách mạng tháng Tám năm 1945, những vần thơ của ông luôn mang cảm hứng vũ trụ và nỗi sầu nhân thế thì sau cách mạng tháng Tám, ông có nhiều tìm tòi, khám phá mới với đề tài mang cảm hứng vũ trụ nhưng tràn đầy niềm vui. Và có thể nói, bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, sáng tác năm 1958, là một trong số những sáng tác tiêu biểu của ông sau cách mạng. Mỗi khổ trong bài thơ gợi lên trong lòng người đọc những cảm nhận rất riêng và đặc biệt, khổ thơ thứ 2 trong tác phẩm đã cất lên lời ca ngợi ca sự giàu có của biển cả và hình ảnh của những người dân nơi miền biển.

Hai câu thơ mở đầu khổ thơ thứ hai của bài thơ tác giả viết:

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển đông như đoàn thoi

Từ “hát rằng” mở đầu khổ thơ đã gợi lên niềm vui sướng, hạnh phúc ngập tràn của những người dân làng chài và đó còn là sự hứa hẹn một chuyến ra khơi bội thu. Và để rồi, trong lời hát ngập tràn niềm vui ấy, với việc thủ pháp liệt kê – kể ra hai loài cá có giá trị kinh tế cao – “cá bạc”, “cá thu” cùng biện pháp so sánh cá thu với “đoàn thoi” dường như tác giả đã cất lên lời ca về sự giàu có của biển cả.

Thêm vào đó, trong khổ thơ, tác giả sử dụng hình ảnh nhân hóa độc đáo, từ đó gợi lên trong lòng người đọc nhiều ý nghĩa.

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Từ “đêm ngày” đặt ở đầu câu thơ như khẳng định tính liên tục, không kể ngày đêm những loài cá ấy vẫn cùng nhau “dệt” nên một tấm lưới với “muôn luồng sáng” giữa biển cả mênh mông. Đồng thời, hình ảnh này còn gợi lên những vệt nước lấp lánh được tạo nên khi đoàn cá bơi lội dưới ánh trăng. Đặc biệt, qua hình ảnh này cũng thể hiện được không khí lao động hăng say, không kể ngày đêm của người lao động. Và để rồi, từ sự cảm nhận, ngợi ca sự giàu có, trù phú của biển cả, câu thơ khép lại khổ thơ như một ca, một lời mời gọi thiết tha và trìu mến đối với những đàn cá “Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”. Nhưng có lẽ, ẩn sau lời mời gọi thiết tha ấy chính là ước mơ, là mong muốn đánh bắt được nhiều hải sản của những người dân làng chài và những điều đó xét đến cùng là ước mơ, là khao khát muốn chinh phục thiên nhiên, chinh phục biển cả của họ.

Tóm lại, khổ thơ thứ hai của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” với việc sử dụng nhiều hình ảnh độc đáo cũng các biện pháp tu từ hấp dẫn đã cất lên lời ca, tiếng hát ngợi ca sự giàu có của biển cả. Đồng thời, khổ thơ cũng thể hiện không khí lao động hăng say và niềm mong ước của những người lao động làng chài.+

Phân tích 2 khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá

Phân tích cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi (2 khổ đầu)

a. Mở bài

Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ hiện đại Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám,thơ ông giàu chất triết lí, thấm thía bao nỗi buồn, tràn ngập cái sầu nhân thế. Sau cách mạng, thơ ông tập trung ca ngợi thiên nhiên đất nước và niềm vui của con người trong cuộc sống mới. Đoàn thuyền đánh cá là thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận sau cách mạng. Bài thơ là một khúc tráng ca khỏe khoắn, hào hùng về thiên nhiên và con người lao động. Điều này được thể hiện sâu sắc, tinh tế ở 2 khổ đầu bài thơ.

b. Thân bài

1. Hoàn cảnh sáng tác:

Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Chuyến đi này đã khiến hồn thơ Huy Cận nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác trong thời gian đó và được in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”(1958).

2. Phân tích:

Mở đầu bài thơ là cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Bốn câu thơ có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệt: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói về con người. Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp, cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của một bức tranh – bức tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu. Hai câu thơ đầu tả cảnh hoàng hôn trên biển, cũng là thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”.

Phép tu từ so sánh “mặt trời xuống biển – hòn lửa”, mặt trời như một quả cầu lửa– đỏ rực, khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương. Bức tranh hoàng hôn mang một vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, và ấm áp. Phép nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” khiến người đọc cảm nhận thiên nhiên, vũ trụ,biển cả như đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn. Vũ trụ giờ đây như một ngôi nhà khổng lồ. Những lượn sóng dài như chiếc then cài, còn màn đêm đang buông xuống là cánh cửa. Hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ bao la mà gần gũi với con người – biển cả hay đó cũng chính là ngôi nhà thân thuộc của mỗi ngư dân.
Thiên nhiên vũ trụ là nền cho con người xuất hiện:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Câu thơ đã làm nổi bật khí thế lao động đầy hăng hái, tươi vui của những con người lao động “Tập làm chủ, tập làm người xây dựng/Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên!”. Hình ảnh hoán dụ “đoàn thuyền đánh cá” và phụ từ “lại” diễn tả nhịp điệu lao động quen thuộc, hàng ngày, thường xuyên, trở thành một nếp sống quen thuộc của những người ngư dân vùng biển. Đoàn thuyền lại ra khơi, tuần tự, nhịp nhàng như cái nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Hình ảnh ẩn dụ “câu hát căng buồm” diễn tả tiếng hát khỏe khoắn tiếp sức cho gió làm căng cánh buồm, đẩy con thuyền lao nhanh ra khơi xa. Tiếng hát làm nổi bật khí thế hồ hởi của người lao động trong buổi xuất quân chinh phục biển cả.

Tiếng hát ấy còn thể hiện niềm mong ước của người đánh cá: mong ước một chuyến ra khơi đánh bắt được thật nhiều hải sản, nhiều cá tôm giữa sự giàu đẹp của biển khơi:

“ Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng,
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”

Bằng những liên tưởng thực tế kết hợp với phép so sánh “cá thu – đoàn thoi” khiến người đọc hình dung hình ảnh những con cá thu mình lấp lánh ánh trăng lướt rất nhanh trên biển như con thoi chạy đi chạy lại trên khung cửa dệt vải. Trong sự tưởng tượng của những người đánh cá yêu quý biển cả quê hương của mình, cá đi trên biển là cá dệt biển, cá vào lưới là cá dệt lưới, “đến dệt lưới ta”. Từ ” ta” vang lên đầy tự hào kiêu hãnh trong suốt bài thơ, không còn là cái tôi nhỏ bé, đơn côi như ngày xưa nữa mà là cái” ta” tập thể đầy sức mạnh.

3. Đánh giá, khái quát

Với việc xây dựng hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tưởng tượng, âm hưởng hào hùng, lạc quan, cùng những phép so sánh, nhân hóa, hai khổ thơ đầu đã khắc họa cảnh biển đêm vô cùng lung linh và hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá với niềm say sưa lạc quan tin tưởng của người dân chài, đó là niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống mới.

c. Kết bài:

Đoạn thơ là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng. Bài ca ấy dành cho biển hào phóng, cho những con người cần cù, gan góc, đang làm giàu cho đất nước. Những người lao động đã thật sự làm chủ cuộc sống của mình, làm chủ vùng biển thân yêu của Tổ quốc. Đọc những dòng thơ, độc giả như. cùng chia sẻ niềm vui to lớn với nhà thơ, với tất cả những người lao động mới đang kiêu hãnh ngẩng cao đầu trên con đường đi đến tương lai tươi sáng.

Kết luận:

Các bạn vừa tham khảo Top 3 mẫu phân tích khổ 2 bài Đoàn thuyền đánh cá siêu hay do TMDL tổng hợp và chọn lọc hay nhất, nếu thấy hay thì theo dõi TMDL nhiều hơn để có nhiều kiến thức hay hơn nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học – Tài liệu của Tmdl.edu.vn.

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Phân tích các tác phẩm văn học lớp 9

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button