Văn Học

Top 5 bài nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ siêu hay

Nghị luận về tính tự phụ, tự ti

Tự ti và tự phụ là hai thái độ sống trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến tính cách của mỗi con người. Trong bài viết này Tmdl.edu.vn xin chia sẻ tổng hợp những bài văn mẫu nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ hay và sâu sắc để mỗi người có thể suy ngẫm về thái độ sống tự ti và tự phụ.

Sau đây là nội dung chi tiết các bài văn mẫu nghị luận về tính tự phụ, tự ti. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang xem bài: Top 5 bài nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ siêu hay

1. Tự ti là gì

Tự ti là tự đáng giá thấp mình, là trạng thái mà con người cảm thấy mình luôn yếu kém trước người khác về một sự việc nào đó. Chính vì vậy người tự ti luôn thu mình vào vỏ ốc nhỏ bé, không dám thể hiện mình trước người khác, càng không dám thể hiện trước đám đông. Tự ti là một dấu hiệu của tâm lý mặc cảm về thân phận nên không dám tranh luận, thi thố,thể hiện mình trước người khác. Những người tự ti rất khó thành công trong cuộc sống, tự ti làm cho họ khó có thể hòa nhập được với tập thể, đồng đội, cộng đồng.

Tự ti đôi khi chỉ mang tính tương đối, có nghĩa là trong một lĩnh vực nào đó, người ta rất tự ti, nhưng ngược lại ở một lĩnh vực khác thì không. Đôi khi cái gì khá quen thuộc, diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian dài làm cho người ta quen dần thì người ta sẽ không cảm thấy tự ti, và ngược lại.

Tự ti làm ảnh hưởng đến sự phát triển con người, đặc biệt là sự phát triển các mối quan hệ cá nhân, hạn chế các cơ hội học hỏi, giao lưu, trao đổi, cũng như khả năng hiểu và diễn đạt trong mối quan hệ. Không những thế, tự ti không những làm ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ mà còn ảnh hưởng đến thể chất, có thể nói tự ti là bức tường lớn gây trở ngại cho sự phát triển nhân cách, phát triển toàn diện.

2. Tự phụ là gì

Tự phụ là thái độ cao ngạo , coi mình là nhất , lúc nào cũng thấy bản thân tài giỏi hơn người khác và không coi ai ra gì , khinh thường và xem nhẹ năng lực của người khác.

3. Dàn ý nghị luận về tự ti và tự phụ

1. Mở bài:

Trong thời buổi hiện nay, khi đất nước ta đang trên con đường hội nhập,thì đòi hỏi phải cần có những người thật sự tài năng để đưa đất nước đi lên ngang tầm với bạn bè năm châu như lời Bác Hồ đã dạy.

Nhưng điều đó không phải dễ khi thực tế bây giờ vẫn còn tồn tại nhiều thái độ sống chưa thực sự đúng đắn.

Trong đó có hai thái độ tự ti và tự phụ.

2. Thân bài:

a. Khái quát (dẫn dắt vào bài)

– Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng xấu đến tính cách, lối sống của con người.

b. Giải thích

“Tự ti”: Thiếu tự tin, không tin vào khả năng của bản thân, sống mặc cảm, thu mình.

“Tự phụ”: Kiêu căng, ảo tưởng về bản thân, xem mình luôn là nhất, là đúng, mà coi thường mọi người xung quanh.

c. Phân tích, bàn luận

– Tự ti

* Biểu hiện

Nói về tự ti, đó là thái độ tự xem mình thấp hơn người khác, thua kém người khác.

Người tự ti luôn sống khép kín, thu mình, không tin tưởng vào khả năng của bản thân.

Thiếu ý chí,không dám nghĩ, không dám làm.

Họ luôn sợ sệt, trốn tránh, nhút nhát trước chỗ đông người. (nêu một vài dẫn chứng)

* Nguyên nhân

– Nhận thức, suy nghĩ sai lầm, thiếu làm chủ bản thân.

Thiếu trình độ về nhận thức, hiểu biết và năng lực.

Thiếu bản lĩnh sống, không tin tưởng vào bản thân, sợ hỏng, sợ sai -> mặc cảm luôn nghĩ là người bỏ đi…

*Tác hại: Tự ti mang lại tác hại rất lớn

Hình thành một lối sống không tốt.

Không có ý thức vươn lên.

Sống khép mình trước tập thể.

Không tạo cho mình cơ hội và điều kiện để học tập và công tác tốt.

– Tự phụ

* Biểu hiện

Nói về tự phụ lại là một thái độ hoàn toàn trái ngược với tự ti. Nếu người tự ti cứ xem mình thấp hơn người khác thì người tự phụ lại luôn tự đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác, trong mắt họ thế giới thật nhỏ bé.

Người tự phụ luôn chủ quan tự cho mình là đúng.

Khi làm được việc gì đó thì tỏ ra coi thường người khác => Biểu hiện của căn bệnh “ngôi sao”. (nêu một vài dẫn chứng tiêu biểu).

* Nguyên nhân:

Do chủ nghĩa cá nhân, hay tự đề cao cái “tôi” của bản thân.

Do bản tính thiếu khiêm tốn trước mọi người.

* Tác hại: Thật sự rất tai hại cho một người tự phụ sống trong tập thể. Bản chất chẳng xem ai ra gì rất dễ bị người khác ghét bỏ, không mến trọng. Do tự xem mình là tài giỏi nên chẳng quan tâm gì đến cách làm của người khác, sẽ không học hỏi được những bài học quý báu, dẫn đến tầm nhìn hạn hẹp, rất khó để có thể phát triển và vươn ra xa hơn.

d. Ý kiến đánh giá

– Tóm lại cả tự ti và tự phụ đều có tác hại rất xấu. Con người có những thái độ như thế sẽ rất khó hoà nhập cùng với người khác, khó nhận được thiện cảm từ người khác và quan trọng hơn là chất lượng công việc ngày càng thấp kém

– Cách khắc phục:

Mỗi cá nhân cần khiêm tốn để học tập người khác, đồng thời biết tiếp thu những lời phê bình nhận xét từ người khác để có thể hoàn thiện bản thân hơn

Năng động trong học tập cũng như trong công việc, không né tránh khi có chuyện mà ngược lại phải nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt công việc

Cần biết đánh giá đúng bản thân mình, phát huy được những điểm mạnh đồng thời khắc phục những điểm yếu.

Biết hoà mình cùng với tập thể, sống học tập và làm việc cùng mọi người để xây dựng xã hội phát triển và ngày càng tiến bộ.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Liên hệ bản thân, mở ra những suy nghĩ mới.

4. Nghị luận về tính tự phụ

Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác. Tự phụ hoàn toàn trái ngược với tự ti. Nếu người tự ti cứ xem mình thấp hơn người khác thì người tự phụ lại luôn tự đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác, trong mắt họ thế giới thật nhỏ bé.

Tự phụ cũng hoàn toàn khác với tự hào. Tự hào là niềm kiêu hãnh, hãnh diện về bản thân vì đã thành công, niềm vui sướng hạnh phúc khi giúp ích cho bản thân. Ngược lại kẻ tự phụ luôn tự đề cao quá mức bản thân nên rất dễ bị xa lánh, chủ quan và thường bị thất bại trong công việc kể cả học tập.

Người tự phụ luôn tự cho mình là đúng ở mọi việc thì họ không bao giờ nghe những ý kiến của người khác để khác phục thường hay bảo thủ. Khi làm được việc gì đó lớn lao thậm chí tỏ ra coi thường, lên mặt với người khác, tự cho mình là giỏi giang. Những tính xấu này thường có ảnh hướng rất lớn đến bản thân làm họ bị mọi người xa lánh tẩy chay, chủ quan nên dẫn đến thất bại, bảo thủ không nghe ý kiến người khác để khắc phục bản thân. Chia rẽ mất đoàn kết gây ảnh hướng xấu đến học tập và công việc.

Thật sự rất tai hại cho một người tự phụ sống trong tập thể. Bản chất chẳng xem ai ra gì rất dễ bị người khác ghét bỏ, không mến trọng. Do tự xem mình là tài giỏi nên chẳng quan tâm gì đến cách làm của người khác, sẽ không học hỏi được những bài học quý báu, dẫn đến tầm nhìn hạn hẹp, rất khó để có thể phát triển và vươn ra xa hơn.

5. Nghị luận xã hội về tự ti và tự phụ – Mẫu 1

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người luôn cần phải có sự tự tin để thử sức trong rất nhiều các lĩnh vực, vượt qua khó khăn mới có thể vươn tay tới thành công. Tuy nhiên, hiện nay lại có rất nhiều người thiếu tính tự tin trong cuộc sống, họ trở nên khép kín, lo sợ về khả năng của mình và đôi khi lại trở nên tự phụ khi đánh giá sai về năng lực thật sự của mình.

Vậy tự ti là gì? Tự ti là những người luôn có tâm thế, suy nghĩ rằng mình thua kém người khác về mọi mặt. Họ trở nên khép kín, thu mình và không dám thể hiện bản thân. Suy nghĩ tự ti làm cho họ không trở nên quyết đoán, cũng không dám thử sức ở các lĩnh vực, cơ hội mới vì tâm lý sợ thất bại.

Bản thân mỗi người nếu không có thời gian tôi luyện, rèn giũa thì không thể nhanh chóng trở nên tài giỏi. Nếu bạn không dám lăn xả, tích cực thử sức, học tập những điều mới, môi trường mới thì cơ hội để bạn trở thành người thành công càng trở nên bé lại. Thế nhưng, tự ti như một tấm lá chắn làm cho ý chí của bạn bị thui chột, không dám đảm đương những vị trí quan trọng. Điều này làm họ mãi mãi quẩn quanh trong chiếc hộp an toàn của mình mà thiếu đi những bước đi đột phá. Những cơ hội và điều kiện để học tập và phát triển sẽ bị bỏ qua, thay thế bằng thời gian chỉ suốt ngày lo nghĩ: Tôi không có khả năng, tôi rất kém, tôi không học được. Ngay khi học một ngôn ngữ mới, nếu bạn tự ti, lo sợ mình nói sai, nói kém thì chẳng bao giờ bạn có thể học thật tốt, nói thật hay được. Sẵn sàng lắng nghe góp ý, sẵn sàng luyện tập, bỏ qua mặc cảm xấu hổ thì bạn mới có thể tiến bộ được.

Trái ngược với tự ti là tự tin. Thế nhưng, nếu sự tự tin không đúng chừng mực thì lại biến bạn thành một con người tự phụ. Họ luôn đề cao tầm quan trọng và sự tồn tại của bản thân trong một nhóm, hay một cộng đồng xã hội. Những ý kiến chủ quan, suy nghĩ của họ luôn bị áp đặt là đúng, là không bao giờ sai. Nhiều người được xem là mắc bệnh ngôi sao khi mọi hành động, việc làm đều chỉ xoay quanh cuộc sống, lời nói của họ. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến căn bệnh tự phụ. Do được nhiều người xu nịnh, thích sống bằng những lời mật ngọt, nịnh hót. Đặc biệt, yếu tố xã hội cũng là một phần khiến con người trở nên tự phụ, khi họ bị sống trong những danh vọng ảo, bằng cấp giả, làm họ suy nghĩ rằng họ thực sự tài giỏi, được mọi người tôn sùng. Hiện tượng này dễ dẫn đến những tác hại nghiêm trọng trong cuộc sống và các mối quan hệ của họ. Bạn bè xa lánh, đồng nghiệp không muốn hợp tác vì cái tôi của họ quá lớn. Quan trọng nhất là họ không có tâm lý muốn nhận thất bại. Trong khi thất bại là mẹ thành công, thì đối với họ chỉ cần thất bại một chút hay nhận một lời chê bai sẽ khiến cho họ bị dằn vặt, khó chịu, dễ gây ra những hành động mất kiểm soát.

Mỗi người cần phải tích cực rèn luyện những phẩm chất tốt và bài trừ những tệ nạn, đức tính xấu. Tự ti và tự phụ đều là hai trong số rất nhiều tính cách cần được loại bỏ, bởi nó sẽ như những tảng đá to ghìm giữ sự phát triển của mỗi người trong cuộc sống.

6. Nghị luận xã hội về tự ti và tự phụ – Mẫu 2

Tự ti nghĩa là tự cho mình hèn kém không bằng người. Tự phụ là tự cho mình tài giỏi, tốt đẹp hơn người. Người có bệnh tự ti không dám nói to, sống âm thầm lặng lẽ, không dám nói lên tư tưởng, ý kiến của mình. Người có bệnh tự ti luôn luôn sợ hãi, sợ bị người đời chê về sự hèn kém của mình, lúc nào cũng sống trong vỏ bọc. Trước đám đông, người tự ti rụt rè, mặc cảm. Học thì phải hành, học thì phải hỏi thầy, hỏi bạn để hiểu sâu rộng những điều đã học. Nhưng vì tự ti nên không dám, hoặc ngại bày tỏ ý kiến của mình. Trên lớp trong giờ học, người tự ti thường không dám giơ tay phát biểu ý kiến. Nếu thầy cô có hỏi thì anh ta đỏ mặt đứng trơ ra hoặc chỉ nói lắp ba lắp bắp như đang bị hành tội. Người có bệnh tự ti thì dù phải cũng không dám nói, dù sai cũng không dám giải thích, lúc nào cũng sợ bị người cười chê. Học tập sẽ chậm tiến, làm ăn thì không có sáng kiến, thiếu năng động, thiếu tinh thần tự chủ, cầu tiến.

Trái lại, với bệnh tự phụ càng không kém phần nguy hại. Người có bệnh tự phụ thường rất chủ quan, coi minh là tài giỏi, là thông minh, là nhất thiên hạ, hơn người một cái đầu. Vì thế, kẻ tự phụ kiêu căng, coi thường mọi người, không khiêm tốn học hỏi và công tác. Người thông minh hoặc có một ít thành tích dễ sinh lòng tự phụ, lúc nào cũng chủ quan tự mãn cho mình là tài giỏi, cổ nhân có câu: ‘Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh dã’ (tuổi trẻ mới đi thi một lần mà đã đỗ đạt đó là điều bất hạnh) vì dễ sinh kiêu căng, như ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung, phúc đâu chẳng thấy, họa đã sẵn chờ.

Như vậy, tự ti và tự phụ đều là những tật xấu, làm méo mó nhân cách, làm sa đọa tâm hồn, kìm hãm bước tiến, làm chùn ý chí vươn lên của chúng ta, tác động tiêu cực đến việc học tập và công tác. Vì thế, chúng ta cần phải khiêm tốn không tự phụ, phải vững tin không tự ti, sống năng động, lạc quan cầu thị và yêu đời đế trở thành người lao động có tri thức trong xã hội hiện đại, văn minh.

7. Nghị luận xã hội về tự ti và tự phụ – Mẫu 3

Con người chúng ta sinh ra đều có những tính cách khác nhau, nó chính là cơ sở tạo ra sự phát triển, và thành công ở mỗi người là khác nhau. Không ai giống ai trong xã hội cả. Trong những đức tính của con người thì đức tính tự tin là vô cùng quan trọng. Nó giúp con người ta hoàn thiện bản thân mình, tự tin đứng trước đám đông, giao tiếp tạo ra những mối quan hệ có lợi cho công việc, học tập của mình.

Những người tự tin thường dễ dàng gặt hái được thành công hơn những người khác bởi họ dám theo đuổi ước mơ, dám làm việc theo cách riêng của mình và chịu trách nhiệm về công việc. Tuy nhiên tự tin như thế nào cho đúng lại không phải việc làm dễ bởi nhiều khi tự tin thái quá con người lại dễ rơi vào tình trạng tự phụ.

Nếu tự tin đưa con người tới sự thành công được người khác kính nể, yêu mến thì tự phụ lại khiến con người gặp thất bại, bị bạn bè đồng nghiệp ghét bỏ, xa lánh, cô độc.

Tự tin là gì? Tự tin chính là một phẩm chất trong tính cách của con người nó thể hiện ra bằng những hành động quyết đoán, thái độ cương quyết, hành động mau lẹ không do dự. Tự tin là sự tin tưởng vào năng lực của bản thân mình, rằng mình có thể làm được một việc gì đó và thuyết phục người khác tin vào mình.

Tự phụ là gì? Tự phụ là việc vỗ ngực tự cho ta đây là tài giỏi, không nghe người khác can ngăn, cứ nhất quyết cho rằng mình đúng. Nói theo một cách nào đó tự phụ chính là mức độ tự tin quá cao, tới mức làm mờ ý chí suy nghĩ, phân tích của bản thân. Người tự phụ thường là những người luôn cho mình là giỏi nhất không ai giỏi hơn mình, nên thường có thái độ hống hách coi thường ý kiến người khác, rồi bảo thủ luôn cho ý kiến của mình là chính xác bắt người khác phải làm theo ý mình.

Người tự phụ thường khiến người khác vô cùng khó chịu nên họ thường bị cô độc, lẻ loi một mình.

Nếu như tự tin đưa chúng ta tới thành công thì tự phụ lại dẫn ta tới thất bại. Bởi một người mắc bệnh tự phụ thì không nhìn thấy người khác tài giỏi không mở rộng kiến thức, tích lũy thêm kinh nghiệm mà chỉ nghĩ ta đã giỏi nhất vì vậy việc thất bại là điều dễ hiểu.

Bởi trong cuộc sống muôn màu nếu chúng ta giỏi thì lại có người khác giỏi hơn ta, đòi hỏi con người chúng ta phải không ngừng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để không bị tụt hậu. Những người tự phụ không nhìn ra điều đó nên họ thường bị bỏ lại phía sau một mình đơn độc.

Là một học sinh còn ngồi trong ghế nhà trường mỗi bạn học sinh chúng ta cần phải tự rèn luyện tính cách tự tin cho mình. Tự tin giúp chúng ta có thể trả lời lưu loát các câu hỏi trước đám đông. Tự tin giúp chúng ta năng động hơn trong học tập và cuộc sống hàng ngày.

Tự tin cần một quá trình rèn luyện mới có được chứ không thể nào có trong một hai ngày do đó chúng ta hãy tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ từ để có thể có được sự tự tin.

Tuy nhiên, chúng ta cần đặt cho mình những giới hạn riêng để sự tự tin của mình không thành quá lố bịch, biến thành tự phụ. Trong một cuộc thảo luận nên lắng nghe ý kiến người khác, phân tích tình hình chu đáo tránh việc bảo vệ ý kiến của mình một cách mù quáng, không nhận ra sai lầm của mình.

Một người tự tin đúng lúc đúng chỗ sẽ dễ dàng gặp thành công trong cuộc sống, được bạn bè yêu quý nể phục vì vậy ngay từ hôm nay chúng ta hãy rèn luyện đức tính tự tin để hoàn thiện mình ngày càng tốt hơn.

8. Nghị luận xã hội về tự ti và tự phụ – Mẫu 4

Bản thân mỗi con người ai cũng có lối sống, phẩm chất, năng lực… khác nhau. Nhưng điều đó được thể hiện ra bên ngoài khác nhau. Có người quá tự ti luôn nghĩ năng lực mình thấp kém, có người thì tự phụ nghĩ năng lực mình hơn nhiều người khác. Đó là hai căn bệnh có ảnh hưởng đến học tập và công tác.

Vậy tự ti là gì và biểu hiện của nó như thế nào?. Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin trong công việc. Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn. Khiêm tốn là nhún nhường, không khoe khoang. Khiêm tốn là một đức tính tốt, giúp người ta được lòng mọi người, được mọi người ủng hộ nên rất dễ thành công trong công việc. Ngược lại kẻ tự ti thương không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường sự hiểu biết, kiến thức của mình. Họ nhút nhát thường tránh xa những chỗ đông người. Không dám mạnh dạng đảm nhận trách nhiệm được giao. Vì thế họ thường lo sợ thất bại nên họ phải chịu nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì sợ thất bại nên họ thường không có sự mạnh dạn trong công việc nên không bao giờ họ thành công. Vì tính nhút nhát tránh xa chỗ đông người nên họ rất ít bạn và không nhận được sự giúp đỡ của mọi người khi thất bại. Những kẻ ti thường nhút nhát không dám đảm nhận công việc, làm ảnh hưởng đến tập thể chung và bản thân…

Còn tự phụ là gì và biểu hiện của tự phụ như thế nào. Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác. Tự phụ hoàn toàn khác với tự hào. Tự hào là niềm kiêu hãnh, hãnh diện về bản thân vì đã thành công, niêm vui sướng hạnh phúc khi giúp ích cho bản thân. Ngược lại kẻ tự phụ luôn tự đề cao quá mức bản thân nên rất dễ bị xa lánh, chủ quan và thường bị thất bại trong công việc kể cả học tập. Người tự phụ luôn tự cho mình là đúng ở mọi việc thì họ không bao giờ nghe những ý kiến của người khác để khắc phục thường hay bảo thủ. Khi làm được việc gì đó lớn lao thậm chí tỏ ra coi thường, lên mặt với người khác, tự cho mình là giỏi giang. Những tính xấu này thường có ảnh hưởng rất lớn đến bản thân làm họ bị mọi người xa lánh tẩy chay, chủ quan nên dẫn đến thất bại, bảo thủ không nghe ý kiến người khác để khắc phục bản thân, chia rẽ mất đoàn kết gây ảnh hưởng xấu đến học tập và công việc.

Tóm lại chúng ta cần phải đánh giá đúng khả năng bản thân. Tự tin nhưng không tự ti, tự hào nhưng không tự phụ có như thế mới là con người văn minh tiến bộ và mỗi người mới phát huy tốt sở trường của mình.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Tmdl.edu.vn.

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button