Là gì?

Phép thế là gì? Khái niệm, Ví dụ, Phân loại phép thế (Cập nhập 2022)

Trong các phép liên kết câu được học trong chương trình ngữ văn 9, thì phép thế là phép được sử dụng nhiều nhất để làm bài văn nghị luận. Hãy cùng tmdl.edu.vn tìm hiểu phép thế là gì? Phân loại và minh họa bằng nhiều ví dụ cụ thể.

Khái niệm phép thế là gì?

Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương với mục đích giúp tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Hay nói một cách ngắn gọn thì phép thế là cách sử dụng ở câu đứng sau từ có tác dụng thay thế câu đứng trước.Vậy phép thế để liên kết câu nhé !

Bạn đang xem bài: Phép thế là gì? Khái niệm, Ví dụ, Phân loại phép thế (Cập nhập 2022)

Phép thế (Liên kết câu và liên kết đoạn văn)

Ví dụ về phép thế

Ví dụ 1:

Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc vạm vỡ… Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận… Tuy thế người trai làng Phù Đổng chẳng mong nhận bổng lộc gì…

Các từ thay thế Phù Đổng Thiên Vương là: Trang nam nhi, tráng sĩ, người trai làng Phù Đổng.

Ví dụ 2:

Rõ ràng Trống Choai đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn phải quấn quýt quanh chân mẹ nữa rồi.

Từ thay thế Trống Choai là từ Chú.

Phân loại các dạng phép thế

Dưới đây là hướng dẫn phép nối lớp 9 , phép thế lớp 9 hãy cùng tham khảo nhé :

Có 2 dạng phép thế liên kết câu và liên kết đoạn mà các em cần nắm vững là phép thế đại từ và phép thế từ đồng nghĩa.

1. Phép thế từ đồng nghĩa

a. Khái niệm

Là phương thức liên kết bằng cách sử dụng các từ liên kết ở đầu câu thứ hai và các từ ngữ liên kết đó đồng nghĩa với các từ ở câu thứ nhất.

Các từ ngữ dùng để liên kết là từ đồng nghĩa hoặc từ đồng sở chỉ.

Phép thế từ đồng nghĩa có tác dụng giúp liên kết câu, tránh lặp lại từ nhiều lần, cung cấp thông tin phụ và tạo sự đa dạng, phong phú cho đoạn văn.

b. Phân loại phép thế từ đồng nghĩa

Chúng ta có thể phân loại phép thế từ đồng nghĩa thành 3 dạng gồm: thế từ đồng nghĩa từ điển, từ đồng nghĩa phủ định và từ đồng nghĩa miêu tả.

Phép thế từ đồng nghĩa từ điển

Phép thế đồng nghĩa từ điển là phép thế mà cả hai yếu tố liên kết đều là những từ đồng nghĩa với nhau. Nó có tác dụng giúp tránh lặp từ đơn điệu, sử dụng diễn đạt những sắc thái, ý nghĩa khác nhau. Hãy tham khảo phép thế để liên kết câu ví dụ dưới đây nhé !

Ví dụ thế từ đồng nghĩa từ điển

Ví dụ 1: Tin chiến thắng của quân bạn làm cho anh em nức lòng phấn khởi. Cái hào hứng của những người đã góp cả sinh mạng mình vào chiến thắng.

Ta thấy từ phấn khởi được thay thế bằng từ hào hứng, cả 2 từ đều có nghĩa tương đồng nhau là thể hiện niềm vui của người thắng trận.

Ví dụ 2: Thằng con trai của ông Bảy mới chết trận. Nó hy sinh trong trận đánh hôm qua.

Ta thấy từ hy sinh thay thế cho từ chết giúp làm nổi bật cái chết của người chiến sỹ.

Phép thế từ đồng nghĩa phủ định

Là kiểu phép thế ổn định mà một trong hai yếu tố liên kết là cụm từ được cấu tạo từ những từ trái nghĩa của yếu tố kia cộng với từ phủ định.

Ví dụ phép thế từ đồng nghĩa phủ định

Ví dụ 1: Nó phải đi hết chỗ này chỗ nọ, để kiếm cái nhét vào dạ dày. Để nó sống. Vì nó chưa chết.

Ta thấy từ chết trái nghĩa từ từ sống, nhưng trước từ chết là một từ phủ định là từ “chưa”, vì vậy hai từ sống và chưa chết có nghĩa tương đồng nhau.

Ví dụ 2: Người Pháp đã đổ máu nhiều. Dân ta hy sinh cũng không ít.

Tương tự ta thấy từ “ nhiều” trái nghĩa với từ ít nhưng trước từ ít là từ phủ định “không” vì vậy 2 từ nhiều và không ít đồng nghĩa nhau.

Phép thế từ đồng nghĩa miêu tả

Là kiểu phép thế không ổn định nhất, có ít nhất một trong hai yếu tố liên kết là cụm từ miêu tả một thuộc tính điển hình nào đó đủ để đại diện cho đối tượng mà nó biểu thị.

Phép thế là gì

Ví dụ phép thế từ đồng nghĩa miêu tả

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp (…) Chị Dậu nghiến hai hàm răng (…) túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng vẻo trên mặt đất (…)

Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị nắm ngay được gậy của hắn (…) kết cục là anh chàng “ hầu cận ông Lí” yếu hơn chị chàng con mọn; hắn bị chị này túm tóc, lằng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

4 cặp từ thế đồng nghĩa miêu tả trong đoạn văn trên gồm:

  • Chị dậu =  người đàn bà lực điền.
  • Chị Dậu = chị chàng con mọn.
  • Cai lệ = Anh chàng nghiện.
  • Người nhà lí trưởng = anh chàng “ hậu cần ông lí”.

2. Tác dụng của phép thế

  • Phép thế được sử dụng rộng rãi trong văn chương cũng như trong văn nói của chúng ta. Thông qua phép thế sẽ có tác dụng giúp:
  • Cung cấp thông tin phụ, làm cho nội dung văn bản thêm phong phú.
  • Tránh lặp từ đơn điệu, tránh việc lặp đi lặp lại một từ nhiều lần trong câu.
  • Dùng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà còn có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng.
  • Tạo sự đa dạng, phong phú cao độ.Có khả năng duy trì chủ đề như lặp từ ngữ và thế đại từ.

3. Phép thế đại từ

a. Định nghĩa

Là phép thế dùng những đại từ để thay thế cho một từ ngữ, một câu hay một ý gồm nhiều câu… nhằm tạo ra tính liên kết giữa các phần trong văn bản. Các đại từ có thể là đại từ nhân xưng, đại từ phiếm chỉ hay đại từ chỉ định.

Phép thế đại từ có tác dụng giúp liên kết các đoạn trong văn bản mạch lạc hơn, duy trì chủ đề như lặp từ ngữ.

b. Ví dụ phép thế đại từ

Ví dụ 1: Lan là cô hàng xóm nhà tôi. Nhà cô ấy có một vườn hoa rất đẹp.

Ta thấy đại từ cô ấy thay thế cho danh từ Lan.

Ví dụ 2: Lịch sử nước Việt có nhiều nhà thơ tài năng. Họ đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm bất hủ.

Đại từ họ thay thế cho danh từ nhà thơ.

Kết luận: Những lời giải đáp trên là những điều các bạn nên nắm vững để hiểu rõ nhất về khái niệm phép thế là gì? các loại phép thế và cách sử dụng nha. Chúc các bạn một ngày vui vẻ ^^.

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Là gì?

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button