Tiếng Việt vô cùng phong phú và đôi khi khiến chúng ta nhầm lẫn trong cách dùng từ. Đặc biệt là phân biệt nên dùng “s” hay “x”, “ch” hay “tr”. Điển hình là khá nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa sai sót hay sai xót. Hãy cùng Tmdl.edu.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bạn đang xem bài: Sai Sót Hay Sai Xót Mới Là đúng Chính Tả
Sai sót hay sai xót
Đây là hai cụm từ rất dễ gây nhầm lẫn trong tiếng việt. Thậm chí cả trong khi nói và viết thì người Việt cũng hay nói nhầm giữa hai từ.
Sai sót là gì?
Trong từ điển tiếng việt, sai sót có nghĩa là những thiết sót, sai lầm mắc phải cần phải sửa đổi…
Sai có nghĩa là hành động, lời nói hay suy nghĩ không đúng. Từ sai thường là ám chỉ các lỗi hay khuyết điểm.
Sót có thể hiểu là những thiếu sót, không có đầy đủ, xảy ra do sơ ý hay quên. Từ sót có thể đi kèm với các ngữ cảnh như là thiết sót thông tin, bỏ sót dữ liệu…
Sai xót là gì?
Từ xót thường được sử dụng để nói về cảm giác đau rát khi bị thương hay là khi xát muối. Nó còn có nghĩa để chỉ sự thương cảm và tiếc nuối. Từ xót thường đi kèm với các từ như là thương xót, xót con, đau xót,…
Tuy nhiên từ sai xót lại là một từ sai và không có trong từ điển tiếng việt. Tức là từ này không được công nhận và không được sử dụng trong văn viết hay văn nói.
Nhưng từ sai xót đôi khi ta vẫn bắt gặp được sử dụng trong cuộc sống. Bởi vì người Việt khi phát âm hai từ “sai sót” hay “sai xót” khá giống nhau. Khi diễn đạt thì người nghe có thể vẫn hiểu được ý người nói là gì.
Nhưng trong văn viết thì cần phải viết đúng từ, tránh trường hợp dùng sai. Do đó chúng ta cần phải thường xuyên tiếp cận và đọc nhiều sách báo hơn, để có thể hạn chế được các lỗi sai chính tả.
Sai sót hay sai xót
Từ các phân tích ở trên ta có thể đưa ra nhận định từ “sai sót” mới là từ viết đúng chính tả. Còn từ “sai xót” là sai.
Có thể đôi khi khi nói thì chúng ta sẽ khó có thể phân biệt và vẫn hiểu được ý nghĩa kể cả khi nói sai. Nhưng trong văn viết thì cần phải có sự chỉn chu trong câu chữ và đúng chính tả.
Trong các văn bản quan trọng thì việc viết sai chính tả là điều tối kỵ. Do đó bạn cần phải có sự cẩn thận trong cách dùng từ ngay cả khi nói và viết để hình thành thói quen.
Cách phân biệt x và s
Trong tiếng việt thì x và s là hai chữ rất khó phân biệt. Chúng ta thường có thói quen đọc s cũng nhẹ nên nghe gần giống như là x. Nên gần như hai chữ này rất hay bị nhầm, đọc s thành x mà đọc x lại thành s.
X thường xuất hiện trong các tiếng có âm đệm. Ví dụ như là xuề xòa, xoay xở,…
S ít khi xuất hiện trong các tiếng có âm đệm. Ví dụ như là soát, suất, soạt….
Bạn đọc cũng cần lưu ý là 2 chữ x và s không cùng xuất hiện trong cùng một từ láy.
Việc phân biệt hai chữ này rất khó vì không có quy luật riêng cụ thể nào cả. Do đó để khắc phục, bạn đọc cần phải nắm được nghĩa của từ, luyện đọc là luyện viết thật nhiều để rèn luyện trí nhớ.
Một số lỗi chính tả thường gặp khác
Trong tiếng việt có lẽ bạn sẽ gặp rất nhiều tình huống dở khóc dở cười vì viết sai chính tả. Nguyên nhân là bởi vì cách phát âm của các từ này khá giống nhau và gây ra nhầm lẫn.
Điển hình trong số đó là các từ như:
- “Đường sá” hay “đường xá”
- “Cục súc” hay “cục xúc”
- “Mất mác” hay “mất mát”
- “Xuất sắc” hay “suất xắc”
- “Sơ xuất” hay “ sơ suất”
Hầu hết các lỗi chính tả chúng ta thường gặp là khó phân biệt giữa các chữ:
- “s” với “x”
- “ch” với “tr”
- “d” với “gi”
Cách giảm thiểu lỗi chính tả
Việc viết đúng chính tả là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong các văn bản mang tính trang trọng.
Điều này thể hiện sự tôn trọng cũng như nâng cao tính chuyên nghiệp của bạn hơn rất nhiều. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một số cách như là:
- Tập luyện để viết chắc đúng chính tả
Mỗi khi viết, bạn cần chắc chắn là mình viết đúng chính tả, nếu từ nào không chắc thì có thể tra từ đó.
Rất nhiều người có thói quen viết xong thường không đọc lại, hay là ngờ ngợ từ mình viết không biết đúng hay sai. Dù có sự nghi ngờ nhưng lại không kiểm tra lại nên lâu dần nó đã trở thành một thói quen.
- Luôn cố gắng ghi nhớ những từ khó
Có rất nhiều từ khiến chúng ta dễ bị nhầm lẫn và dùng sai. Với những từ bạn không chắc chắn thì hãy tra và cố gắng ghi nhớ chúng.
Có thể đọc các lỗi sai chính tả của người khác để rút kinh nghiệm cho mình.
Nhiều người có tâm lý không quan tâm đến việc mình viết sai chính tả mà cho rằng mình vẫn hiểu đúng là được. Đây là một thói quen không tốt và lâu dần có thể sẽ không sửa được.
- Sửa lỗi chính tả ngay cả trong khi nói
Lỗi chính tả không chỉ xuất hiện trong văn viết mà là cả khi nói. Đôi khi lúc nói bạn vô tình nói sai chính tả mà mình không biết.
Hay là khi nói từ sai thì có thể dẫn đến việc viết theo cũng sai luôn. Việc này khiến cho bạn nghĩ rằng bạn đang viết đúng mà không hề biết mình sai.
- Ghi nhớ một số mẹo chính tả
Bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có một hệ thống quy tắc để học. Đối với tiếng việt cũng vậy. Ví dụ điển hình là với chữ “s” hay “x”.
Chữ “S” không đi với các vần oa, oă, oe, uê, chữ “x” mới đi với vần này.
Ví dụ có các từ như là xoa, xoăn, xoay, xoan….Tuy nhiên có một số từ như là “soát” thì ngoại lệ.
Hay là chỉ có chữ “x” mới láy âm với các âm đầu khác, còn chữ “s” thì không.
Ví dụ như là bờm xờm, lòa xòa, liêu xiêu….
Chữ “x” còn thường được sử dụng với các từ liên quan đến nấu nướng, ăn uống như là xôi, xúc xích…
Còn chữ “s” thì thường đi kèm với hầu hết danh từ như là cây sen, sông, sấm sét… Dĩ nhiên vẫn có một số ngoại lệ chữ “x” đi kèm danh từ như là cái xẻng, mùa xuân…
Xem thêm:
Hi vọng bài viết trên đây đã phần nào giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm hiểu thêm thông tin về sử dụng sai sót hay sai xót. Nếu thấy bài viết trên hữu ích hãy like, share, comment để ủng hộ Tmdl.edu.vn có thể tiếp tục ra thêm nhiều nội dung thú vị hơn nữa nhé.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Là gì?