Chữ Nhẫn trong tiếng Trung Quốc 忍 rěn
Bạn đang xem bài: Chữ Nhẫn trong tiếng Trung Quốc 忍 rěn
“Một điều nhịn chín điều lành” lời răn này luôn đúng dù là trong thời xưa hay thời nay. Lối sống nhẫn nhịn để dung hòa mọi thứ, để mọi điều được bình an đã được truyền từ thời xưa, vì vậy có thể nói chữ Nhẫn có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống của người Việt. Hãy cùng tiếng Trung Ánh Dương đi tìm ý nghĩa đặc biệt này nhé!
Dĩ hòa vi quý
Chữ tín trong tiếng Trung
Giải thích ý nghĩa chữ Nhẫn
Chữ nhẫn mà chúng ta sẽ đi tìm hiểu sau đây không phải là 忍心 rěnxīn nhẫn tâm hay 残忍 cánrěn tàn nhẫn mà là nhẫn trong nhẫn nại, nhẫn nhịn 忍耐 rěnnài. Có rất nhiều cách hiểu chữ nhẫn thông qua hình thức chiết tự. Có người hiểu rằng, chữ nhẫn được tạo bởi bộ đao (刀) chỉ con dao ở trên và bộ tâm (心) chỉ trái tim ở dưới. Con dao ấy ở ngay trên trái tim, nếu gặp phải mâu thuẫn gì đó mà không biết giữ tâm yên ổn, không biết nhẫn nhịn thì lưỡi dao ấy sẽ ập xuống và không tránh khỏi sự đau đớn.
Cũng có người hiểu rằng, chữ nhẫn được tạo bởi ba bộ, bộ đao (刀) , bộ phiệt (丿) , hai bộ này tạo thành chữ nhận (刃) có nghĩa là một vũ khí. Chữ nhận (刃) kết hợp với chữ tâm (心) ở dưới tạo thành chữ nhẫn. Vũ khí mà đâm vào tim thì đau đến mức nào nhưng người ta vẫn có thể tồn tại chính là nhờ sự nhẫn nhịn, nhẫn nại đến khoan dung.
Cho dù hiểu theo cách nào thì chữ nhẫn này vẫn dạy chúng ta về một đức tính biết nhẫn nại.
“忍一时風平浪, 退一歩海阔天空”
Rěn yì shí fēng píng làng, tuì yí bù hǎi kuò tiān kōng
Nhẫn một bước gió yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao.
Chữ nhẫn trong cuộc sống của người Việt
Chữ nhẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Đông Nam Á nói chung và đời sống người Việt nói riêng. Nó đã trở thành quy tắc ứng xử giữa người với người. Bởi suy cho cùng mỗi cá nhân là một cá thể riêng biệt với những tính cách và tư tưởng khác nhau, để có thể hòa hợp thì “nhẫn” là điều không thể thiếu.
“Cái gốc trăm nết
Nết nhẫn nhịn là cao
Cha con nhẫn nhịn nhau
Vẹn tròn đạo lý
Vợ chồng nhẫn nhịn nhau
Con cái khỏi bơ vơ
Anh em nhẫn nhịn nhau
Trong nhà thường êm ấm
Bạn bè nhẫn nhịn nhau
Tình nghĩa chẳng phai mờ.”
Nhẫn nhịn khác với nhẫn nhục. Chữ nhẫn không nên được hiểu là sự nhịn nhục, cam chịu để đạt được mục đích. Chữ nhẫn vốn dĩ có ý nghĩa là nhẫn để bình yên, bớt phiền muộn tâm an lạc, vì vậy bất cứ sự nhịn nhục, luôn cúi nào không nhằm mục đích mang lại sự bình yên cho tâm hồn thì không nên được hiểu là “nhẫn”
“Nhẫn đi, cuộc sống mới bình yên
Tranh cãi nhau chi, tự chuốc phiền
Bình tâm an lạc, vui vẻ sống
Thế sự cuộc đời…hãy thản nhiên.
Nhẫn đi, sẽ thấy được bình an”
Một số thành ngữ tiếng Trung liên quan đến chữ nhẫn trong tiếng Trung
Sau khi hiểu được ý nghĩa của chữ nhẫn rồi thì chúng ta cùng học một số thành ngữ liên quan đến chữ nhẫn này nhé!
• 忍无可忍/ rěn wú kě rěn
( không thể chịu đựng được)
人的一生中会遇到很多意想不到的困难,在忍无可忍时,让头脑冷静下来,好好想办法,再坚持一会,胜利一定属于我们。
Rén de yì sheng zhōng huì yùdào hěn duō yìxiǎng bú dào de kùnnán, zài rěn wú kě rěn shí ,rang tóunǎo lěngjìng xià lái, hǎo hǎo xiǎng bànfǎ, zài jiānchí yíhuì, shènglì yídìng shǔyú wǒmen.
(Đời người nhất định sẽ gặp phải những khó khăn không ngờ tới, vào những lúc tưởng chừng không thể chịu đựng được đó, hãy để đầu óc bình tĩnh lại, từ từ nghĩ cách, chỉ cần kiên trì thắng lợi nhất định thuộc về chúng ta.)
• 能忍自安/ néng rěn zì ān
(Nhẫn nại sẽ thấy được bình an)
很多时候,平心静气,能忍自安,少些戾气却是最大的安定。
Hěn duō shíhou , píng xīn jìng qì , réng rěn zì ān, shǎo xiē lìqì què shì zuì dà de āndìng.
Có nhiều lúc, bình tâm, nhẫn nại, bớt chút cao ngạo lại là sự bình yên lớn nhất.
Chữ nhẫn trong thư pháp chữ Hán
Tranh chữ nhẫn thường được treo trong nhà với ý nghĩa nhắc nhở mọi người trong gia đình phải biết nhẫn nại, nhường nhịn nhau để giữ hạnh phúc gia đình. Tranh chữ nhẫn trong thư pháp cũng là một món quà ý nghĩa với cả người tặng và người nhận, nó thể hiện sự vị tha, thêm bạn bớt thù.
( ảnh sưu tầm)
(ảnh sưu tầm)
(ảnh sưu tầm)
“Nhẫn” là một đức tính mà ai cũng cần nuôi dưỡng cho mình. Hi vọng với những chia sẻ ngắn ngọn của Ánh Dương về chữ nhẫn đã mang đến cho các bạn kiến thức bổ ích trên hành trình chinh phục tiếng Trung của mình. Chúc các bạn học tốt tiếng Trung.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tiếng Trung