Tiếng Trung

Tìm hiểu về thành ngữ Nhập gia tùy tục 入家随俗 Rù jiā suí sú 

Nhập gia tùy tục 入家随俗 Rù jiā suí sú

Tìm hiểu về thành ngữ Nhập gia tùy tục 入家随俗 Rù jiā suí sú 

Bạn đang xem bài: Tìm hiểu về thành ngữ Nhập gia tùy tục 入家随俗 Rù jiā suí sú 

Trong bài viết hôm nay, Tiếng Trung Ánh Dương tiếp tục cùng các bạn tìm hiểu một lời răn khác của ông cha từ ngàn đời xưa để lại nhưng ý nghĩa của nó vẫn được giữ nguyên đến hiện tại đó là Nhập gia tùy tục 入家随俗 Rù jiā suí sú.

1. Nhập gia tùy tục là gì
2. Cách vận dụng thành ngữ

1. Nhập gia tùy tục là gì

Để tìm hiểu Nhập gia tùy tục nghĩa là gì, chúng ta cùng giải thích ý nghĩa từng chữ trong câu “Nhập gia tùy tục” 入家随俗 Rù jiā suí sú.
– Nhập 入 Rù:nhập trong từ 加入 jiā rù gia nhập.
– Gia 家 jiā:gia trong 家庭 jiātíng gia đình, có thể hiểu rộng hơn đó là một nơi, môt địa điểm, một đất nước nào đó.
– Tùy 随 suí:từ “tùy” có nghĩa của từ 顺从 shùncóng thuận theo, nghe theo
– Tục 俗 sú:từ “tục” trong từ 风俗习惯 fēngsú xíguàn phong tục tập quán. Hay có thể hiểu là văn hóa, lối sống của con người tại một vùng một đất nước nào đó. 

“Nhập gia tùy tục” 入家随俗 Rù jiā suí sú có nghĩa là khi đến một nơi nào đó, có thể là một gia đình, một khu vực hay một quốc gia nào đó, chúng ta cần thuận theo phong tục tập quán văn hóa của con người nơi đó mà cư xử, sinh sống. Có thể nói đây không phải là một lời răn mới nhưng ý nghĩa của nó thì không bao giờ là cũ. Kể cả trong xã hội hiện đại như ngày nay, lời răn ấy vẫn giữ nguyên giá trị.

Trái Đất là ngôi nhà chung của loài người chúng ta. Ở đó có những quốc gia khác nhau, mỗi quốc gia lại có những nét văn hóa, phong tục tập quán riêng biệt. Vì lẽ đó mà một điều ở nước này là đúng nhưng lại có thể là sai đối với văn hóa của một nước khác. Chính vì vậy khi đến một nơi mới, chúng ta cần tôn trọng nền văn hóa cũng như phong tục của nơi đó, không nên so sánh hay kì thị. Ví dụ như “ăn bốc” là một nét văn hóa của Ấn Độ nhưng thói quen này lại không phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước khác trên Thế giới. Thế nhưng nếu đã đến Ấn Độ chúng ta buộc phải tôn trọng nét văn hóa đó của người bản địa. Đó gọi là  “入家随俗” Rù jiā suí sú .

Trong tiếng Trung để diễn đạt ý “nhập gia tùy tục”, còn có một cách nói khác “入乡随俗” Rù xiāng suí sú. Cả hai câu “入家随俗”và “入乡随俗” đều có ý nghĩa giống nhau.

Đa phần chúng ta chỉ biết đến “nhập gia tùy tục”. Vậy các bạn có biết phía sau của câu này vẫn còn một vế câu nữa. Vế câu sau của “入家随俗” đó là “入江随曲” rù jiāng suí qǔ nhập sông tùy khúc. Cả câu “入家随俗,入江随曲”, ông cha xưa muốn răn dậy con người cần phải tôn trọng, và tuân theo những chuẩn mực, quy tắc hành xử, văn hóa và phong tục tập quán nơi mình đang ở.

Hổ phụ sinh hổ tử
Nhàn cư vi bất thiện
Kính lão đắc thọ

2. Cách sử dụng thành ngữ nhập gia tùy tục

Ví dụ có sử dụng câu “Nhập gia tùy tục” 入家随俗 Rù jiā suí sú

既然已经来了,就“入乡随俗”巴。
Jìrán yǐjīng lái le, jiù “rù xiāng suí sú” ba.
Đã đến rồi thì “nhập gia tùy tục” thôi.

到了村里,我们也“入乡随俗”,喝起了大碗的家酿米酒。
Dào le cūn lǐ, wǒ men yě “rù xiāng suí sú”, hē qǐ le dà wǎn de jiā niàng mǐ jiǔ. 
Đến với thôn này, chúng tôi cũng phải “nhập gia tùy tục”, uống một bát lớn rượu nhà ủ.

解放军们每到一个新的地方,都得“入乡随俗”,与当地的老百姓打成一片。
Jiě fàng jūn men měi dào yí gē xīn de dìfang, dōu dèi “rù xiāng suí sú”, yǔ dāngdì de lǎobǎixìng dǎ chéng yí piàn. 
Các anh giải phóng quân mỗi lần đến một nơi mới đều phải “nhập gia tùy tục”, cùng hòa nhập với cuộc sống của người địa phương.

“Nhập gia tùy tục” không phải là một câu khó học. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu thêm về ý nghĩa và cách sử dụng của “nhập gia tùy tục” nhé. Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá chúc các bạn học tốt

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tiếng Trung

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button