Tổng hợp ngữ điệu, trọng âm trong tiếng Trung giao tiếp
Bạn đang xem bài: Tổng hợp ngữ điệu, trọng âm trong tiếng Trung giao tiếp
Ngữ điệu trong tiếng Trung giao tiếp chính là sự thay đổi của ngữ âm khi giao tiếp, bao gồm trọng âm, tiết tấu, nhịp điệu, cách ngắt nghỉ trong câu. Ngữ điệu trong giao tiếp giúp người nói bày tỏ tư tưởng, tình cảm và thái độ. Khi học tiếng Trung, ngoài phát âm chuẩn, chúng ta cần nắm được ngữ điệu khi giao tiếp, sẽ giúp chúng ta nói được tiếng Trung tự nhiên như người bản địa. Ngoài việc nghe theo và lặp lại theo ghi âm chuẩn giọng nói của người bản địa, thì bạn cần nắm được một số kiến thức cơ bản sau về ngữ điệu.
Ebook học kèm video bài học ngữ âm tiếng Trung
Bài học bao gồm các nội dung:
1. Trọng âm
a. Trọng âm khi đọc các từ
b. Trọng âm của câu
c. Nâng cao âm điệu và hạ âm điệu
2. Tiết tấu, nhịp điệu
a. Tốc độ nói
b. Cách ngắt nghỉ và kéo dài trong câu
1. Trọng âm
Trong một câu luôn có từ quan trọng và từ không quan trọng lắm, thậm chí trong những từ 2 âm tiết hoặc đa âm tiết thì sẽ có âm tiết đọc mạnh hơn. Khi giao tiếp nếu ta sử dụng lực đều cho từng từ thì nghe sẽ không tự nhiên và nặng nề, trúc trắc. Chúng ta cần chú ý tới ý nghĩa tình huống giao tiếp cụ thể để có cách diễn đạt trọng âm khác nhau như tăng độ dài âm, âm lượng, nâng cao âm điệu, hạ âm điệu của từ…Từ không quan trọng thì thường đọc nhẹ, thậm chí đọc thành thanh nhẹ.
a. Trọng âm khi đọc các từ
- Đối với từ 2 âm tiết hoặc đa âm tiết thì trọng âm thường đọc vào âm tiết cuối cùng.
Ví dụ: Hànyǔ, fāyīn, wénhuà, Túshū guǎn, liúxuéshēng, Yīngyǔ cídiǎn (trọng âm đọc vào các âm tiết bôi đậm)
Nhưng cũng có một số từ trọng âm đọc vào âm tiết đầu tiên như:
Míngzi, dàifu, xuésheng (trọng âm đọc vào các âm tiết bôi đậm)
Những từ này thường có đặc điểm âm tiết thứ 2 là thanh nhẹ. Để biết cách đọc đúng trọng âm vào âm tiết nào của một từ thì ngoài việc quan sát thanh điệu của từ đó, các bạn nghe mp3 phát âm chuẩn của người bản địa và lặp lại cũng rất quan trọng.
- Động từ lặp lại, nếu là động từ đơn âm tiết thì sẽ đặt trọng âm vào âm tiết đầu tiên, động từ 2 âm tiết lặp lại ABAB sẽ đặt trọng âm vào A.
Ví dụ: 吃吃, 说一说, 介绍介绍
b. Trọng âm của câu
Trong một câu, sẽ luôn luôn có thành phần câu mà người nói coi đó là phần quan trọng của câu nói, vì thế sẽ nói nhấn mạnh hơn. Đây chính là trọng âm của câu.
- Trong câu chủ ngữ vị ngữ đơn giản thì trọng âm của câu là vị ngữ.
Ví dụ: 妈妈很忙Māmā hěn máng: Mẹ rất bận (trọng âm là vị ngữ 很忙, ta cần đọc mạnh hơn vào phần này của câu)
- Nếu chủ ngữ là đại từ nghi vấn thì cần đọc mạnh vào đại từ nghi vấn này.
Ví dụ: 谁是你的老师?Shéi shì nǐ de lǎoshī? Ai là giáo viên của bạn? (trọng âm là chủ ngữ 谁, ta cần đọc mạnh hơn vào phần này của câu)
- Câu có tân ngữ sau động từ thì trọng âm của câu đọc vào tân ngữ.
Ví dụ: 他买苹果。Tā mǎi píngguǒ: Anh ấy mua táo. (trọng âm là tân ngữ 苹果, ta cần đọc mạnh hơn vào phần này của câu)
- Câu có định ngữ, trạng ngữ thì thông thường trọng âm của câu đọc vào định ngữ, trạng ngữ.
Ví dụ: 他们都是留学生Tāmen dōu shì liú xuéshēng: Họ đều là du học sinh. (trọng âm là trạng ngữ 都, ta cần đọc mạnh hơn vào phần này của câu)
我是越南人。Wǒ shì yuènán rén: Tôi là nguời Việt Nam (trọng âm là định ngữ 越南,ta cần đọc mạnh hơn vào phần này của câu)
Chú ý: Khi định ngữ là cụm số lượng từ “一 + lượng từ” thì ta không đặt trọng âm vào đây
Ví dụ: 他买一个面包。Tā mǎi yīgè miànbāo: Anh ấy mua một cái bánh mỳ. (trọng âm trong câu này đặt vào từ 面包)
Nhưng khi cụm số lượng từ làm định ngữ nếu số từ không phải là “一” thì trọng âm đọc vào số từ, lượng từ phải đọc nhẹ.
他有三个本子。Tā yǒusān gè běnzi: Anh ấy có 3 quyển vở. (trọng âm đặt vào số từ 三, lượng từ 个 đọc nhẹ)
Để theo dõi các nội dung còn lại, các bạn học theo video chia sẻ miễn phí trên kênh Youtube của Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá và Ebook học kèm video bài học ngữ âm tiếng Trung
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tiếng Trung