Tiếng Trung

Tiếng Trung cho người mới học (bài 1)

Tiếng Trung cho người mới học

Tiếng Trung cho người mới học (bài 1)

Bạn đang xem bài: Tiếng Trung cho người mới học (bài 1)

Chào mừng các bạn đến với chuỗi bài học tiếng Trung cho người mới bắt đầu của Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Những bài học tiếng Trung cho người mới học này sẽ dựa trên các bài học của giáo trình Hán ngữ 1, trong đó Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá sẽ đi sâu và hướng dẫn từng mục trong bài kèm các tình huống giao tiếp mở rộng hay cách sử dụng từ vựng cụ thể. Ngày hôm nay chúng ta sẽ làm quen với bài 1 你好!“Nǐ hǎo ” trong giáo trình Hán ngữ 1. 

Khi bắt đầu học tiếng Trung, bạn cần phải nắm vững cách đọc bảng chữ cái tiếng Trung hay bảng phiên âm tiếng Trung. Điều này rất quan trọng bởi đó là nền tảng cho bạn khi tiếp tục học những bài sau đó. Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá khuyên bạn nên học đầy đủ 5 bài học đầu tiên trong chuỗi các bài học tiếng Trung cho người mới học này để trang bị cho mình những kiến thức tiếng Trung cơ bản nhất. Trong mỗi bài học sẽ có video kèm theo giải thích cách nhớ từ vựng, file pdf tập viết, video hướng dẫn phát âm và cả tài liệu pdf của bài học để bạn lưu lại khi cần ôn tập. Bản pdf bài học được đặt ở cuối bài học bạn để các bạn có thể download.

Bài này bao gồm 5 phần: 

• Từ mới
• Bài khóa
• Ngữ âm
• Chú thích 
• Bài tập

1. Từ mới

Để có thể hiểu rõ hơn về bài khóa trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu phần từ mới. Ngày hôm nay chúng ta sẽ làm quen với 11 từ mới: 

– 你 nǐ: anh, chị, bạn, ông, bà….
– 好 hǎo: tốt, đẹp, hay, ngon….
– 一 yī:  số 1
– 五 wǔ: số 5
– 八 bā: số 8
– 大 dà: to, lớn
– 不 bù: không, chẳng
– 口 kǒu: miệng, nhân khẩu
– 白 bái: trắng 
– 女 nǚ: nữ, phụ nữ.
– 马 mǎ: con ngựa 

Hướng dẫn nhớ nhanh chữ Hán bài 1

– 你 (nǐ): bạn, anh, chị, ông, bà…
Bên trái có bộ nhân đứng chỉ người, bên phải có bộ mịch ở trên là dải lụa, có bộ tiểu ở dưới nghĩa là nhỏ bé. Vậy người mà chơi với ta từ bé, quấn chung 1 dải lụa thì gọi là bạn

Trong tiếng Trung ta không phân biệt vai vế xã hội, huyết thống, độ tuổi nên đối phương người mà nói chuyện với bạn đều được gọi là 你 (nǐ)  

– 好 (hǎo): tốt, đẹp
Đây là một chữ rất đẹp trong tiếng Hán, nó được kết gắn bởi bộ nữ bên phải và chữ tử là người con ở bên trái. Ý nghĩa vẻn vẹn trong câu chúc mẹ tròn con vuông trăm sự tốt lành.
Khi ta ghép 2 chữ 你好 (nǐhǎo)  ta được một lời chào hỏi: Chào bạn! Xin chào!
Trong bài đầu tiên này ta cũng làm quen với 3 con số: 

– Số 1 là 一 (yī)   âm hán việt là nhất. 

– Số 5: 五 (wǔ)  âm hán việt là ngũ. Chữ ngũ này khá giống người đang bó gối ngồi câu. 

– Số 8: 八 (bā ), người Trung Quốc rất thích con số tài lộc này, vì nó có âm giống với chữ fa nghĩa là phát tài phát lộc.

– 大 (dà): to lớn (một người giang tay giang chân ôm trọn cả giang sơn nhìn thật to lớn và vĩ đại) 

– 不 (bù): không, chẳng
Dùng trong câu phủ định, thường đứng trước động từ và tính từ.
Ví dụ: 
不大: búdà, 
不好: bùhǎo 

Đối với từ bù  ta sẽ có cách biến đổi thanh điệu thành thanh 2 khi nó đi cùng thanh 4
Ví dụ: 
不大: búdà, 
不去: búqù,
不谢: búxiè 

– 白: (bái):  màu trắng. 
Bên trên là dấu phầy, bên dưới là chữ nhật. Nội trong 1 ngày tóc đã bạc trắng.

– 女 (nǚ): nữ, phụ nữ. 
Trung Quốc thời xưa là một nước bị tư tưởng phong kiến đè nặng, tư tưởng trọng nam khinh nữ ăn sâu ăn mòn vào cả con chữ của họ. Trong quá trình học các bạn sẽ thấy bộ nữ này xuất hiện nhiều trong những từ mang nghĩa xấu, bần hèn. Tuy nhiên trong bài 1 ta được gặp từ hǎo là một trong số ít từ mang nghĩa trung lập hoặc mang nghĩa đẹp.

Các bạn tải file hướng dẫn luyện viết chữ bài 1 tại link dưới đây, sau đó in ra luyện viết: 
https://tiengtrunganhduong.com/file-luyen-viet-chu-han-theo-giao-trinh-han-ngu.htm

2. Bài khóa

Trong bài khóa ngày hôm nay chúng ta cùng học cách chào hỏi người khác. Cùng đọc lớn hội thoại ngày hôm nay nhé!

A: 你好!
     Nǐ hǎo!

B: 你好!
     Nǐ hǎo!

你好 là cách chào phổ biến khi mình gặp một người quen hay người mới lần đầu gặp. mình có thể dùng cách chào hỏi này cho tất cả các buổi trong ngày, mà không cần phải phân ra buổi sáng buổi trưa hay buổi tối. Nếu muốn chào theo các buổi như thế thì trong tiếng Hán cũng có các cách chào: 

早上好: Zǎoshang hǎo (Chào buổi sáng) 
下午好: Xiàwǔ hǎo (Chào buổi chiều)
晚上好: Wǎnshàng hǎo (Chào buổi tối)

Trong tiếng Trung khi bạn dùng 您好 Nín hǎo là khi bạn muốn chào một người lớn tuổi hơn, một người bạn cảm thấy cần sự kính trọng hay một người có địa vị chức sắc trong xã hội. 
您好! Nín hǎo! Chào ngài (bác, ông, bà…)!

Trong bài chào hỏi ngày hôm nay chúng tôi cũng giới thiệu cho các bạn cách chào hỏi và tạm biệt được sử dụng trong lớp học.

A. 同学们好!
Tóngxuémen hǎo! 
(Xin chào các em!) 

B. 老师好!
Lǎoshī hǎo!
(Chúng em chào cô, thầy!) 

A. 同学们再见。
Tóngxuémen zàijiàn
(Tạm biệt các em) 

B. 老师再见。
Lǎoshī zàijiàn. 
(Tạm biệt thầy, cô) 

Xem thêm video hướng dẫn tự học bài 1 giáo trình hán ngữ 1

3. Ngữ âm

Như bài nhập môn tiếng Hán đã giới thiệu về cấu tạo tiếng Hán bao gồm thanh mẫu+vận mẫu+thanh điệu. Ngày hôm nay chúng ta sẽ làm quen với bốn tổ thanh mẫu, 6 vận mẫu đơn và 4 vận mẫu đôi cùng 4 thanh điệu chính. Xin mời các bạn cùng mở trang số 2 giáo trình hán ngữ 1.

Các bạn tham khảo thêm video hướng dẫn học phát âm tiếng Trung 

• Thanh mẫu

a. Âm môi: b, p, m.
Đối với âm b: đây là âm 2 môi, tắc trong, không bật hơi. Hai môi khép chặt, khoang miệng chứa đầy hơi, hai môi bật mở nhanh khiến luồng hơi bên trong bật ra ngoài, thường gọi là âm “không bật hơi”.
Âm p: Âm 2 môi, tắc trong, bật hơi. Vị trí cấu âm giống âm b
Âm m: Âm 2 môi mũi, không bật hơi, hai môi khép. Khi phát âm, hai môi khép, ngạc mềm và lưỡi con hạ xuống luồng khí theo khoang mũi ra ngoài.

b. Âm môi răng: f
Răng trên tiếp xúc với môi dưới, luồng hơi ma sát thoát ra ngoài.

c. Âm đầu lưỡi giữa: d, t, n, l
Âm d và t có vị trí cấu âm giống nhau đều để đầu lưỡi chạm vào chân răng trên, khoang miệng trữ hơi rồi đầu lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi đột ngột ra ngoài. Tuy nhiên điểm khác là âm t bật hơi.
Âm đầu lưỡi mũi “n”, khi phát âm đầu lưỡi chạm vào lợi trên, ngạc mềm và lưỡi con hạ xuống, khoang mũi mở,
Âm bên, đầu lưỡi, mũi “l”: đầu lưỡi chạm vào lợi trên, so với âm n lùi về phía sau nhiều hơn, luồng hơi theo hai bên đầu lưỡi ra ngoài.

d. Âm cuống họng: g, k, h
Âm g và k có vị trí cấu âm giống nhau: đưa phần cuống lưỡi lên cao sát ngạc mềm. Âm k bật hơi.
Âm h khi bật hơi thì cuống lưỡi tiếp xúc với ngạc mềm.

• Vận mẫu
a. Vận mẫu đơn: 

a: miệng mở rộng, lưỡi ở vị trí thấp, môi không tròn
o: độ mở miệng vừa phải. lưỡi hơi cao, lùi về phía sau, môi tròn.
e: độ mở miệng vừa phải, lưỡi hơi cao, lùi về phía sau, môi không tròn.
i: miệng hé, môi dẹt, lưỡi ở vị trí cao, tiến về phía trước
u: miệng hé, môi tròn, lưỡi ở vị trí cao, nghiêng về phía sau.
ü:  vị trí lưỡi giống như i nhưng cần tròn môi tròn, độ mở cửa miệng gần giống như âm u

b. Vận mẫu đôi: ai, ei, ao, ou
Các vận mẫu đôi các bạn nên chú ý đến độ dài của âm.

• Thanh điệu: trong tiếng Hán chúng ta có 4 thanh điệu chính là thanh 1, thanh 2, thanh 3, thanh 4 và 1 thanh phụ là thanh nhẹ.

 thanh điệu trong tiếng hán

– Thanh một là thanh vang nhất, cao nhất và kéo dài 1 chút, nó đứng ở vị trí nấc thanh thứ 5.
– Thanh 2 được bắt đầu từ nấc thứ 3 lên nấc thứ 5. Người học không gặp khó khăn trong thanh này.
– Thanh 3 được coi là thanh có nhiều người mắc sai nhất, đặc biệt là người Việt. Có lẽ bởi dĩ mọi người lầm tưởng nó giống dấu hỏi trong tiếng việt. Tuy nhiên nếu như dấu hỏi cũng có điểm xuất phát từ nấc thang 2 như thanh 3 nhưng lại có điểm kết ở nấc thang số 1 trong khi thanh 3 sau khi đi đến nấc thang số 1 lại đi tiếp lên nấc thang số 4.
– Thanh 4 là thanh dễ nhầm lẫn với thanh 1, nếu bạn đọc thanh 1 chưa đủ cao chưa đủ dài thì rất có thể âm đó sẽ có thanh điệu là thanh 4. Thanh 4 là thanh đi từ nấc thang 5 xuống nấc thang 1 nên rất nhanh và dứt khoát.
– Thanh nhẹ là một thanh phụ, nó không có âm điệu cụ thể, cũng như thanh điệu rõ ràng.
Các bạn học và luyện đọc phát âm trong bài 1 tại video dưới đây: 

4. Chú thích

a. Biến điệu thanh 3
Khi hai thanh 3 đứng cạnh nhau, ta chuyển đổi thanh 3 đầu tiên sang thanh hai để giúp người đọc dễ dàng trong phát âm. 
Ví dụ: nǐhǎo, měihǎo, kěyǐ, fǔdǎo

Âm tiết và chữ Hán
Chữ Hán là hình thức văn tự của tiếng Hán, mỗi âm tiết có thể được viết bởi 1 hoặc nhiều chữ Hán. 

5. Bài tập

– Các bạn nghe Mp3 và đọc theo bài luyện tập số 1 tới bài số 4 trang 10 và 11 GT Hán ngữ 1
– Trong phần bài tập này các bạn sẽ ôn lại cách ghép thanh âm vận mẫu và thanh điệu. Ngoài ra cuối mỗi bài đều có những bài luyện chữ mẫu giúp các bạn có thể viết đúng thứ tự và đúng nét.
– Bạn có thể làm bài tập trắc nghiệm sau khi học thuộc bài 1 tại đây: Trắc nghiệm bài 1 giáo trình hán ngữ 1

Link tải File pdf bài học số 1, giáo trình hán ngữ 1: 

https://drive.google.com/open?id=19PQSsKaDSRFl25iUIwa9fS7NAGl-uX47

Cảm ơn các bạn đã theo dõi chuỗi bài học của chúng tôi。Chúc các bạn học tập tiếng Trung vui vẻ!

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Trường đại học Trung Quốc

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button