Tiếng Trung

Tìm hiểu về chữ Nôm

Tìm hiểu về chữ nôm

Tìm hiểu về chữ Nôm

Bạn đang xem bài: Tìm hiểu về chữ Nôm

Trong nền văn học nước ta, có rất nhiều tác phẩm vô cùng nổi tiếng, đóng góp vào kho tàng văn học nước nhà như Truyện Kiều (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu). Một điều đặc biệt chính là những tác phẩm này đều được viết bằng chữ Nôm. Trong bài viết này, mời bạn cùng chúng mình tìm hiểu vài nét về chữ Nôm nhé!

Tiếng Đài Loan
Tiếng Quảng Đông
Cách viết chữ Hán

Chữ Nôm là một hệ chữ ngữ tố từng được dùng để viết tiếng Việt. Trong tiếng Hán, chữ Nôm (喃字) dùng để chỉ loại văn tự mà người Việt ta từng sử dụng, là một loại chữ viết có nguồn gốc từ chữ Hán. 

Sau thời gian dài sử dụng chữ Hán, người Việt đã mượn các chữ Hán hoặc cách kết hợp của chúng, căn cứ vào âm đọc của chữ Hán để tạo ra chữ Nôm. Vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc thời điểm ra đời của chữ Nôm. Tuy nhiên theo nhiều ghi chép, chữ Nôm bắt đầu phát triển từ thế kỷ thứ 6. Tài liệu sớm nhất về chữ Nôm là những văn tự được khắc trên những chiếc kẻng (thanh sắt dài, hai đầu có vân, treo ở nơi công đường hoặc những gia đình quyền quý dùng để báo giờ hoặc báo công việc) từ thời nhà Lý. 

Ban đầu, chữ Nôm chỉ được dùng để ghi tên người, tên địa danh, sau đó dần trở nên phổ biến, và đi vào đời sống văn hóa của đất nước. Đặc biệt, vào triều Hồ thế kỷ XIV và triều Tây Sơn thế kỷ XVIII, chữ Nôm đã được sử dụng trong các văn bản hành chính. Khoảng nửa đầu thế kỷ 17, khi các nhà truyền giáo người Pháp sang Việt Nam truyền giáo đã sáng tạo ra hệ văn tự dựa trên ký tự Latinh, dẫn đến sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Dần dần, chữ Nôm dần bị thay thế và hiện nay còn khá ít người biết đọc và viết chữ Nôm. 

Chữ Nôm tuy xuất phát từ chữ Hán, nhưng người Việt trong quá trình sáng tạo, cải tiến chữ Nôm vẫn cố gắng tách biệt chữ Nôm ra khỏi chữ Hán ở các mặt hình, âm và nghĩa, từ đó thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ. Theo phương thức cấu tạo của chữ Nôm, ta có thể chia chúng thành năm loại:

1. Từ mượn: đặc điểm của nhóm từ này là người Việt mượn các chữ Hán đồng âm hoặc cận âm để ghi tiếng Việt. Có thể chia nhóm này thành hai loại nhỏ:
–    Mượn từ đồng âm để biểu thị
Ví dụ: người Việt mượn âm từ 腰 (Yāo) – Yêu để biểu thị nghĩa của từ yêu (爱)

–    Mượn các từ cận âm để biểu thị
Ví dụ: người Việt mượn âm từ 固 (Gù) để biểu thị Có (有)

2. Từ hình thanh: mượn cả âm đọc (âm Hán Việt) và nghĩa chữ Hán để ghi lại các từ Hán Việt.

3. Từ hội ý: loại từ này trong tiếng Việt có khá ít, đặc điểm của nhóm từ này là do hai ký Hán tự kết hợp để biểu thị nghĩa tiếng Việt. Ví dụ, người Việt dùng 并多 để biểu thị nghĩa nghĩa so sánh (比较).

4. Mượn từ đồng nghĩa: Nhóm từ này cũng khá ít gặp, được cấu tạo bằng cách mượn các chữ Hán đồng nghĩa với nghĩa tiếng Việt để biểu thị. Có thể chia làm hai loại.

–    Dùng ký tự tiếng Trung đồng nghĩa với tiếng Việt để biểu thị. Hai âm này khi đọc lên có thể hoàn toàn khác nhau.
–    Dùng ký tự tiếng Trung mang ý nghĩa tương đương để biểu thị, sau đó thay đổi âm đọc trong chữ Nôm.

5.    Các từ đặc biệt

Chữ Nôm đã từng được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Chỉ riêng trong lĩnh vực văn học, chữ Nôm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra nhiều tác phẩm văn học xuất sắc trong nhiều thế kỷ. Dồi dào nhất là các áng thi văn có tính cảm hứng, tiêu khiển, nặng tình cảm. Những tác phẩm Nôm này rất đa dạng: Hàn luật, văn tế, truyện thơ lục bát, song thất lục bát, phú, hát nói, tuồng, chèo. Thi ca chữ Nôm đã diễn tả đầy đủ mọi tình cảm của dân tộc Việt. Có thể kể đến một số tác phẩm lớn như: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức Quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông), Thiên Nam Minh giám, Truyện Kiều (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu),… 

Vào cuối thế kỷ XIX –  đầu thế kỷ XX, vị trí của chữ Hán và chữ Nôm bắt đầu giảm sút. Ngày nay, tiếng Việt hầu như hoàn toàn được viết bằng chữ Quốc ngữ, chỉ còn rất ít người, chủ yếu là các học giả có thể đọc viết chữ Nôm.

Tuy bắt nguồn từ chữ Hán, nhưng chữ Nôm vẫn có nhiều điểm khác biệt so với chữ Hán. Trong tiếng Việt có nhiều yếu tố gốc Hán, nên trong chữ Nôm có nhiều chữ Hán còn giữ nguyên dạng như trong tiếng Hán. Ngoài ra, còn khoảng 30% chữ Nôm vốn là chữ Hán đọc lệch, đọc theo âm xưa, ghép hai chữ Hán,…trước những chữ Nôm này thì người Hoa không đọc được, hoặc đọc không đúng, chính điều này làm nên sự khác biệt giữa chữ Hán và chữ Nôm. 

Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu nhiều điều thú vị về chữ Nôm, hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về một loại văn tự đã từng rất phổ biến ở nước ta. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hãy ủng hộ những bài viết tiếp theo của Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá nhé!

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tiếng Trung

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button