Tiếng Trung

Tìm hiểu về nghệ thuật Kinh kịch Trung Quốc

Tìm hiểu về nghệ thuật Kinh kịch Trung Quốc

Các loại hình hí kịch của Trung Quốc rất nhiều, và Kinh kịch là một đại biểu điển hình trong số đó. Kinh kịch là một loại hình biểu diễn nghệ thuật tổng hợp, trải qua thời gian dài phát triển, Kinh kịch đã hình thành hệ thống trình diễn riêng biệt của mình.

Bạn đang xem bài: Tìm hiểu về nghệ thuật Kinh kịch Trung Quốc

Các loại trà Trung Hoa
Rượu truyền thống Trung Quốc
Tranh thủy mặc Trung Quốc

kinh kịch trung quốc 01

Giữa thời nhà Thanh, trong kinh thành có lưu truyền một loại hình “Bì Hoàng Hí”, do chịu ảnh hưởng của ngữ âm và giọng điệu Bắc Kinh, cho nên bì hoàng hí có một đặc điểm là mang âm điệu Bắc Kinh. Khi đó, các đoàn kịch thường đến Thượng Hải biểu diễn, người Thượng Hải liền gọi loại hình hí kịch mang âm điệu Bắc Kinh này là “Kinh Kịch”. Bởi vì phổ biến và được lưu truyền khắp Trung Quốc, Kinh kịch được coi là lá cờ tiên phong trong nền hí kịch Trung Hoa, cho nên Kinh kịch còn được gọi là “Quốc Kịch”.

kinh kịch trung quốc 02

Hình thức biểu diễn chủ yếu của Kinh kịch là “ca, nói, đấu võ, múa” để thuật lại các cốt truyện, khắc họa nhân vật.

Giai điệu của Kinh kịch lấy điệu tây bì (làn điệu trong ca kịch dân gian Trung Quốc, đệm với đàn nhị) và nhị hoàng (làn điệu hí khúc, điệp hồ cầm) làm chủ. Dù là điệu tây bì hay điệu nhị hoàng thì các điệu nhạc trong Kinh kịch đều có tiết tấu khác nhau. Khi biểu diễn Kinh kịch, sẽ có dàn nhạc tấu đệm. Trong dàn nhạc sẽ có đội đàn sáo và đội nhạc võ. Đội đàn sáo sẽ chơi các nhạc cụ như đàn nhị, đàn nguyệt, sáo trúc,…Khi hợp tấu, các loại nhạc cụ này có thể tạo ra các âm thanh như tiếng gió, tiếng mưa, tiếng chim kêu,…

Trong hí kịch có thanh xướng và thái xướng. Chỉ hát mà không cần diễn viên phải hóa trang và biểu diễn các động tác gọi là thanh xướng; cần diễn viên hóa trang và biểu diễn gọi là thái xướng. 

Các nhân vật trong Kinh kịch chủ yếu chia làm bốn vai lớn: Sinh – vai nam, Đào – vai nữ, Tĩnh – vai nam, Hài – nam nữ đều có, ngoài ra còn một số vai phụ khác.

kinh kịch trung quốc 03

Từ năm 1883 – 1918 là giai đoạn bước vào thời kỳ hoàn thiện của Kinh kịch. Thời vua Hàm Phong (1851 – 1861), Kinh kịch bắt đầu được biểu diễn trong cung đình. Thời Quang Tự năm thứ 9 (1883), 18 vị nghệ nhân đã được mời vào cung không chỉ để biểu diễn mà còn dạy Kinh kịch cho người trong cung. 

Năm 1919, ông Mai Lan Phương dẫn đoàn Kinh kịch sang Nhật biểu diễn, Kinh kịch lần đầu tiên được biểu diễn ở hải ngoại; năm 1930, ông lại dẫn đoàn Kinh kịch sang Mỹ biểu diễn, thu được thành công lớn; năm 1934, ông nhận lời mời dẫn đoàn sang châu Âu biểu diễn. Sau đó, các nơi trên thế giới đã coi Kinh kịch là trường phái sân khấu của Trung Quốc. 

Kể từ khi Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, Kinh kịch lại có sự phát triển mới. Ngày nay, nhà hát lớn Trường An quanh năm đều diễn nhiều vở Kinh kịch, các cuộc thi biểu diễn Kinh kịch quốc tế đã thu hút nhiều người tham gia, Kinh kịch còn là chương trình bảo lưu trong giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc với nước ngoài.

kinh kich trung hoa 04

Kinh kịch là loại hình nghệ thuật mang những nét gần gũi với cuộc sống, hay đơn giản là những câu chuyện cổ tích, hay cả những hàm ý thâm sâu, khiến người thưởng thức bị cuốn hút. Do đó, các đoàn hát Kinh kịch thường được mời đến biểu diễn tại tư gia của những gia đình quyền thế, từ dân thường tới chính khác, vương quan, đều say mê loại hình nghệ thuật này. Ngày nay, với tư cách là loại hình kịch truyền thống của Trung Quốc, kinh kịch được biểu diễn tại các sự kiện trọng đại của Trung Quốc.

kinh kịch trung hoa 05

Từ vựng tiếng Trung về chủ đề Kinh kịch Trung Quốc

1. 京剧 /Jīngjù/: Kinh kịch
2. 戏曲 /Xìqǔ/: Hí khúc
3. 典型 /Diǎnxíng/: Điển hình
4. 皮黄戏 /Píhuáng xì/: Bì hoàng hí
5. 腔调 /Qiāngdiào/: Giọng điệu
6. 西皮 /Xīpí/: Điệu tây bì
7. 二黄 /Èr huáng/: Điệu nhị hoàng
8. 表演艺术 /Biǎoyǎn yìshù/: Nghệ thuật biểu diễn
9. 流行 /Liúxíng/: Lưu hành, thịnh hành, phổ biến
10. 特色 /Tèsè/: Đặc sắc
11. 名列前茅 /Mínglièqiánmáo/: Cầm cờ đi trước, lá cờ đầu
12. 国剧 /Guó jù/: Quốc kịch, kịch truyền thống
13. 节奏 /Jiézòu/: Tiết tấu, giai điệu
14. 化妆 /Huàzhuāng/: Hóa trang
15. 动作 /Dòngzuò/: Động tác
16. 戏装 /Xìzhuāng/: Trang phục đóng kịch
17. 人物 /Rénwù/: Nhân vật
18. 装扮 /Zhuāngbàn/: Trang điểm, hóa trang, cải trang
19. 戏衣 /Xì yī/: Trang phục kịch
20. 相貌 /Xiàngmào/: Tướng mạo, dung mạo
21. 脸谱/ Liǎnpǔ/:Mặt nạ

Trên đây là giới thiệu về Kinh kịch Trung Quốc và một số từ vựng liên quan. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu thêm về một loại hình nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hãy ủng hộ trung tâm Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá trong những bài viết tiếp theo nhé!
 

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Trường đại học Trung Quốc

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button