Tiếng Trung

Từ Hán Việt trong ngôn ngữ tiếng Việt

tìm hiểu về từ Hán Viêt

Từ Hán Việt trong ngôn ngữ tiếng Việt

Bạn đang xem bài: Từ Hán Việt trong ngôn ngữ tiếng Việt

Như chúng ta đã biết, Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Trung Hoa nên có rất nhiều từ vựng của tiếng Hán cổ đã được du nhập vào trong ngôn ngữ của người Việt Nam, trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Theo một số thống kê, từ Hán Việt chiếm hơn 60% trong vốn từ vựng tiếng Việt. Ða số từ Hán – Việt là từ đa âm tiết: từ hai âm tiết trở lên.

1. Từ Hán Việt là gì

Từ Hán Việt là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo âm Việt. Cùng với sự ra đời của chữ quốc ngữ, từ Hán-Việt ngày nay được ghi bằng ký tự Latinh. (Wiki)

2. Nghĩa của từ Hán Việt và những lưu ý khi sử dụng

Từ Hán Việt thường mang sắc thái trang trọng, được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực chính trị, triết học, Phật giáo, kĩ thuật, giáo dục, pháp luật, … 

Ví dụ: Quốc gia: 国家 /guójiā/,học giả: 学者 /xuézhě/, phu nhân: 夫人 /fūrén/, tổ tiên: 祖先 /zǔxiān/, quốc hoa: 国花 /guóhuā/,。。。

Các từ Hán Việt được hình thành do sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán và Việt. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với sự phát triển của ngôn ngữ, những từ ngữ Hán Việt đã khác xa so với ngôn ngữ Trung Hoa hiện đại. Vì vậy những người học tiếng Trung như chúng ta khi sử dụng từ âm Hán Việt cần thận trọng lưu ý, bởi tuy sự đối ứng giữa từ Hán Việt và ý nghĩa của chữ Hán tương ứng là một lợi thế rất lớn đối với người Việt Nam chúng ta khi học tiếng Trung, nó giúp chúng ta không cần mất quá nhiều thời gian cho việc tra từ mới, mà dựa vào âm Hán Việt chúng ta có thể đoán ra được chữ Hán tương ứng với nó là gì. Song, âm Hán Việt đôi khi cũng có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đối với người học, bởi không phải lúc nào cũng có sự đối ứng hoặc có nhiều trường hợp quá lạm dụng âm Hán Việt gây ra những sai sót hoặc hiểu lầm.

– Ví dụ một số từ Hán Việt có nghĩa tương đồng, đối xứng với nghĩa trong tiếng Hán: 科学 /Kēxué /: khoa học, 政治 /zhèngzhì /; chính trị, 教育 /jiàoyù /: giáo dục, 历史 /lìshǐ /: lịch sử,家庭 /jiātíng /: gia đình,技术 /jìshù/: kĩ thuật

文学 /wénxué/: văn học ,作品 /zuòpǐn/: tác phẩm,英雄 /yīngxióng/” anh hùng,人民 /rénmín/: nhân dân,国防 /guófáng/: quốc phòng,经济 /jīngjì/: kinh tế, 法律 /fǎlǜ/: pháp luật

– Từ 困难 /Kùnnán/ âm Hán Việt là KHỐN NẠN nhưng nó không phải mang nghĩa xấu xa như từ “thằng khốn nạn, đồ khốn nạn” trong tiếng Việt mà 困难 có nghĩa là khó khăn.

– Từ 利用 /Lìyòng /âm Hán Việt là LỢI DỤNG, mà từ lợi dụng trong tiếng Việt chỉ mang nghĩa xấu, nhưng trong tiếng Trung 利用 không hoàn toàn chỉ mang nghĩa xấu mà nó còn mang nghĩa tận dụng.

– Từ 博士 /bóshì/có âm Hán Việt là Bác Sĩ nhưng trong Tiếng Trung 博士 lại là từ dùng để chỉ học vị “tiến sĩ”, còn bác sĩ thì lại là 医生 /Yīshēng  /(âm Hán Việt: Y Sinh) hoặc 大夫 /dài fu/ (âm Hán Việt; Đại Phu)

– Từ “Dân Số” trong tiếng Việt: ở tiếng Trung, “Dân” có Hán tự là 民 /Mín/, “Số” có Hán tự là 数 /shù/, nhưng trong Tiếng Trung từ “dân số” lại không phải là 民数 mà là 人口 /Rénkǒu/ (âm Hán Việt là “nhân khẩu”- trong tiếng Việt cũng có dùng).

– Từ “Kĩ Sư”: “Kĩ” có Hán tự là 技 /Jì /, “Sư” có Hán tự là 师 /shī / nhưng trong tiếng Trung “Kĩ sư” lại không phải là 技师 /Jìshī /Mà là 工程师 /gōngchéngshī/

– Từ “Bệnh Viện”: “Bệnh” có Hán tự là 病 /Bìng/, “Viện” có Hán tự là 院 /yuàn/, nhưng trong tiếng Trung “bệnh viện” không phải là 病院 mà là 医院 /Yīyuàn/

Một số từ Hán Việt hiện đã không còn được sử dụng trong tiếng Hán, ví dụ như từ “Lý Thuyết” -理说 /lǐ shuō /mà thay vào đó là từ 理论 /lǐlùn/. Hay nước Mĩ còn có tên gọi là “Hoa Kỳ”- 花旗 /Huāqí/nhưng trong tiếng Hán hiện đại 花旗 rất ít được sử dụng mà chỉ được coi là một tên gọi cũ của nước Mỹ, đa số sử dụng 美国/měiguó/

Trong từ Hán Việt cũng có rất nhiều từ đồng âm nhưng khác nghĩa dễ dẫn đến việc viết sai chữ Hán:

Ví dụ:
+ Cùng là một âm Hán Việt là “Hồng” nhưng lại có các cách viết khác nhau và nghĩa cũng hoàn toàn khác nhau như 红 /hóng/: màu đỏ và 鸿 /hóng/: con chim nhạn
+ Cùng là một âm Hán Việt là “Ngộ” nhưng lại có các cách viết khác nhau và nghĩa cũng hoàn toàn khác nhau như 遇 /yù/: gặp nhau và 悟 /wù/: hiểu ra, ngộ ra
+ Cùng là một âm Hán Việt là “Minh” nhưng lại có các cách viết khác nhau và nghĩa cũng hoàn toàn khác nhau như “明” /míng/: sáng, rõ ràng và “冥” /míng/: tối tăm, u tối

Từ vựng liên quan trong bài học: 

– 汉越词: /Hàn yuè cí/:từ Hán Việt
– 汉越语: /Hàn yuèyǔ/:từ Hán Việt
– 正式场合: /Zhèngshì chǎnghé/: trường hợp trang trọng
– 用法: /Yòngfǎ/: cách dùng
– 汉越词词典: /Hàn yuè cí cídiǎn/: từ điển từ Hán Việt
– 汉越音: /Hàn yuè yīn/: âm Hán Việt
– 词汇: /Cíhuì /: từ vựng

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tiếng Trung

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button